x

NGŨ HÀNH LỤC THẬP HOA GIÁP – 60 NĂM CUỘC ĐỜI

Ngày đăng: 11-03-2023

Lục thập hoa giáp là gì?

Lục thập hoa giáp được tạo thành do ѕự kết hợp giữa Thiên can ᴠà Địa chi. Cứ 10 thiên can kết hợp ᴠới 12 địa chi tạo nên Thiên can địa chi. Nhưng theo nguуên tắc Can dương, Chi dương kết hợp ᴠới nhau, Can âm Chi âm kết hợp ᴠới nhau, 10 Thiên can kết hợp với 6 Địa chi cho nên chỉ có 60 cặp Thiên Can và Địa Chi. Vòng tuần hoàn này 60 lại lặp lại một ᴠòng mới có thứ tự như ᴠòng cũ được gọi là một hoa giáp.

Bắt đầu từ Giáp Tý kết thúc là Quý Hợi sẽ kết thúc một vòng Hoa Giáp. Mỗi 10 năm thì chữ Giáp lại được lặp lại đầu tiên: Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần. Mỗi Thiên can, Địa chi có một ngũ hành riêng nhưng khi kết hợp cặp Can Chi lại thì ra một ngũ hành mới. Ví dụ, Giáp là Dương Mộc, Tý là Dương Thủy, nhưng Giáp Tý lại là Kim, Hải Trung Kim. Cứ hai Can Chi liên tiếp thì cùng ngũ hành nạp âm.

Lục Thập Hoa Giáp mang nội hàm sâu sắc. Cùng một tuổi cầm tinh nhưng vì nạp âm khác nhau, Thiên can bất đồng mà có những đặc điểm riêng. Ví dụ cùng là Canh Ngọ, Tân Mùi nạp âm Lộ Bàng Thổ nhưng do Can Chi của 2 tuổi này khác nhau nên khác nhau. Dựa vào đó, xem Tử Vi đoán định cuộc đời hung cát. Qua bài viết này Tử Vi Sơn Long sẽ đi tổng quan về ý nghĩa từng ngũ hành Lục thập hoa giáp và sự kết hợp tốt xấu giữa các ngũ hành với nhau cho bạn đọc cùng nắm.

Cách quy đổi từ năm dương lịch sang năm can chi

bang-quy-doi-lich-can-chi

 

Muốn tra năm Dương Lịch ra năm Can Chi bạn lấy năm dương lịch chi cho 60 sau đó lấy số dư tra bảng trên.

Bảng tra Lục Thập Hoa Giáp

+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển): Trong đại dương luôn tồn tại một lượng lớn kim loại do tác động cuốn trôi, bào mòn của sông suối, nên kim loại cuốn trôi và tích tụ trong đại dương rất nhiều, đó là nguyên nhân vì sao biển mặn

Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò): Theo thần thoại Thái Thượng Lão Quân có một lò luyện đơn sử dụng tam vị chân hỏa rất mạnh mẽ, uy lực. Trong tự nhiên là những lò lửa, lò than mà con người tạo ra

Mậu Thìn –  Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng): Địa lý nước ta và Trung Hoa đều có đồng bằng và rừng núi. Rừng núi chiếm diện tích lớn, các loài gỗ trong rừng là một nguồn tài nguyên quý giá, nên gỗ trong rừng với những đặc điểm, phẩm chất tốt được dùng để đặt tên cho bản mệnh, cốt cách của những người sinh năm này

Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường): Đất ven đường là loại đất cứng, có tính bền vững, phục vụ cho cuộc sống nhân sinh. Những người sinh năm Canh Ngọ, Tân Mùi cốt cách họ giống loại vật chất này

Nhâm Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim) : Kim loại được tôi rèn trở thành một dạng vật chất siêu bền, cứng rắn và sắc bén, nên dạng vật chất này được đưa vào ngũ hành nạp âm bản mệnh

Giáp Tuất –  Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi): Ngoài làm nông nghiệp ở đồng bằng, dân vùng núi thường làm nương rẫy, họ dùng lửa đốt sách cây cối, dọn đường cho việc canh tác sau đó. Ngọn lửa này được đặt tên cho bản mệnh của những người sinh năm Giáp Tuất, Ất Dậu

Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống): Nước có đặc trưng là thấm xuống, giản là trạng thái thu gọn như giản ước, tối giản, đơn giản, giản dị nên khi thấm xuống, tiềm ẩn trong lòng đất đó là những mạch nước ngầm

Mậu Dần –  Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành): Thành trì là công trinh dùng để cố thú, bảo vệ con người trong tình huống chiến tranh, ngăn kẻ gian, quân giặc, đất của tường thành rất kiên cố, bền vững

Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy): Khi sử dụng kim loại người ta phải nhiệt hóa, khiến nó nóng chảy, tách khỏi những tạp chất trong tự nhiên và thu được kim loại nguyên chất, kịm loại nóng chảy là dạng vật chất quá độ như vậy

Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu): Cây dương liễu thân cành mềm yếu được người ta trồng làm cảnh, nó đại diện cho tính uyển chuyển, mềm dẻo

Giáp Thân –  Ất Dậu: (Tuyền Trung Thủy): Tuyền là dòng suối, nước suối trong rừng rất tinh khiết, sạch sẽ và mát lạnh

Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái): Là dạng vật chất qua nhiệt luyện dùng để lợp nhà, người ta còn gọi nó là ngói

Mậu Tý –  Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét): Hiện tượng hai đám mây mang điện tích trong cơn giông tố tạo ra những tiếng nổ lớn, người xưa với trí tưởng tượng của mình cho rằng Lôi Công – Lôi Mẫu giáng sấm sét trợ uy trời hay trừng phạt kẻ ác

+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) Cây tùng, cây bách là những cây đại thụ, gỗ rất tốt, vinh dự hơn nó được sử dụng để đặt tên cho ngũ hành nạp âm trong 60 hoa giáp

Nhâm Tý –  Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Dòng sông lớn): Dòng sông lớn trong địa lý, có tác dụng đưa nước ra biển cả và chuyên chở phù sa, bồi đắp cho đồng bằng châu thổ

Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát): Kim loại trong cát, là dạng các mỏ khoáng kim loại, nó là nguồn nguyên liệu quý giá cho quá trình luyện kim

Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi): Ngọn lửa của những người đi làm nương rẫy, họ nấu ăn không về nhà trong các thời điểm mùa vụ, nên họ tìm các con suối dưới chân đồi để lấy nước và chỗ bằng phẳng để nấu ăn. Một số người lữ hành cũng nhóm lửa chân đồi để sưởi ấm và nấu nướng vì ngày xưa, giao thông đi lại khó khăn.

Mậu Tuất –  Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng): Cây lớn ở đồng bằng có đặc điểm thân mềm, mọc nhanh, phát triển mạnh nhưng là dạng gỗ mềm. Một số còn là các dạng cây thân thảo, hoa màu, cây lương thực do người ta trồng.

+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (Đất trên vách): Tường nhà được xây dựng để bảo vệ con người khỏi mưa gió, trộm cướp, thú dữ, nên đất ở tường vách rất bền vững, kiên cố, nó được xây dựng vì mục đích như vậy. Nạp âm này là dạng vật chất do nhân tạo.

Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng mạ): Sau khi chiết tách kim loại khỏi các tạp chất, người ta nung chảy, rồi đổ vào khuôn, có các hình khối khác nhau để sử dụng

Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn): Để thắp sáng về đêm, hay lấy ánh sáng cho trẻ nhỏ học hành nên người ta chế tạo ra đèn, nạp âm này là dạng vật chất nhân tạo được chế tạo và sử dụng với mục đích như vậy

Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời): Nước mưa là hiện tượng địa lý tự nhiên, người xưa cho rằng đó là nước sông Ngân Hà trên thiên đình rót xuống. Dạng vật chất này có những ảnh hưởng và thuộc tính đặc biệt

+ Mậu Thân – Kỷ Dậu:  Đại Trạch Thổ – Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn): Cồn bãi, gò đồi được hình thành do tác động nội lực kiến tạo địa chất, một phần do ngoại lực phong hóa, bào mòn nhờ gió, nước nên bồi tụ lại một khu vực tạo thành cồn bãi, gò đồi, cù lao hay đồng bằng châu thổ

Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức): Do nhu cầu hướng tới văn minh, người ta dùng kim loại quý chế tạo thành các đồ trang sức. Nó có giá trị lớn và có thể mang quy đổi, giao thương, mua bán giống như vật chất thay thế tiền tệ

Nhâm Tý –  Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu): Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa ở những vùng đồng bằng từ xưa rất phát triển, cây dâu là một cây thân thuộc với người dân, nó cũng đi vào thơ ca, văn học từ thời rất lâu rồi.

+ Giáp Dần –  Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn): Nước suối nhỏ chảy ra suối lớn, Đại Khê Thủy là nước ở suối lớn, nó là chuyển tiếp từ Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy, trong địa lý người ta còn gọi là các phụ lưu, chi lưu, bình lưu trong hệ thống các dòng sống lớn.

Bính Thìn –  Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát): Đất lẫn cát là dạng đất ở các bãi bồi ven sông. Quá trình phong hóa, bào mòn, tạo ra cả những hạt thô và mịn, được dòng nước chuyên chở, bồi đắp thành các bãi bồi, đồng bằng châu thổ.

Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời): Vầng Thái dương cung cấp năng lượng ánh sáng, nhiệt độ vô tân cho Trái đất. Đây là dạng vật chất, năng lượng ngoài tự nhiên, nó không cần nguồn sinh và vô tận.

Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu): Cây Thạch lựu được trồng để ăn trái và làm cảnh, loại cây này có sức sống rất bền bỉ, nó được dùng để đặt tên cho nạp âm trong hoa giáp vì có sự tương đồng về tính chất, cốt cách.

Nhâm Tuất –  Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn): Nước đại dương bao la, có lượng muối, nó chiến diện tích, thể tích lớn trên trái đất. Cuộc sống con người có ảnh hưởng lớn từ đại dương, hoặc lợi, hoặc hại.

I. Lục thập hoa giáp mang Hành Kim:

 

6 hành kim

 

HẢI TRUNG KIM tượng nạp âm của Giáp Tý và Ất Sửu là những báu vật dấu dưới Long cung cần phải mượn xung phá để phát hiện, chứ hỏa lực chẳng giúp ích gì cho nó. Phú có câu: Châu tàng uyên hải. Chính là ý nói Hải trung kim đã được phát hiện bằng xung phá vậy… Khi nó đã được phát hiện rồi thì bấy giờ mới cần đến một thế cực vượng hỏa để nung luyện như Tích Lịch hỏa.

KIM BẠCH KIM tượng nạp của Nhâm Dần và Quý Mão là thứ kim đã hóa thành chất lỏng để đánh bóng những cột trụ đồ dùng trong cung thất. Kim bạch kim cần dựa vào Mộc nhất là thứ Bình địa mộc, rất sợ Lư trung hỏa vì nó thể chất bạc nhược không thể hoàn nguyên. Nếu hỏa đốt nó sẽ thành than, nhưng lại ưa Hỏa mặt trời làm nó sáng bóng lên chói lọi.

BẠCH LẠP KIM tượng nạp âm của Canh Thìn, Tân Tỵ vốn là Côn Sơn phiến ngọc Lạc Phố đi châu (phiến ngọc ở núi Côn Sơn, ngọc quý ở đất Lạc Phố), được ngưng tụ nhật nguyệt chi tinh, âm dương chi khí cho nên hình nó sáng thể nó sạch, sắc rất đẹp. Bạch lạp kim cần Lư trung hỏa nhưng với điều kiện phải có thủy trợ. Nếu chỉ Lư trung hỏa mà thiếu thủy tất nó sẽ yểu tiết bần hàn.

SA TRUNG KIM lượng nạp âm của Giáp Ngọ, Ất Mùi là chất kim quí dấu dưới cát, cần phải đãi rửa rồi dùng lửa lò nung luyện. Nếu cát khô quá tức là thổ tháo, chất kim không tốt. Lại nhờ mộc để đất rắn nuôi dưỡng kim chất cho hoàn hảo. Rồi tìm Thủy mà thanh lọc. Được như thế thì thiếu niên đã vinh quy.

KIẾM PHONG KIM tượng nạp của Nhâm Thân, Quí Dậu là chất kim cực quí cực rắn chắc, đã từng qua bách luyện cho nên hồng quang của nó ánh lên đến Ngưu Đẩu có thể ngưng đọng ở sương tuyết. Nó cần thủy để nhuận sắc nhưng phải là Đại khuê thủy. Nó cần hỏa để tôi luyện nhưng phải là loại Tích lịch hỏa lửa sấm sét để tạo linh khí.

THOA XUYẾN KIM tượng nạp âm của Canh Tuất, Tân Hợi là bảo vật để điểm trang cho mặt thêm đẹp, thêm quyền quý đài các. Nó được cất dấu nơi khuê các. Cần tĩnh thủy Tuyền Trung thủy, Giản hạ thủy để trau chuốt là tốt nhất. Nếu bị nước mưa nguồn, nước biển sẽ làm nó yểu chiết bần hàn chìm rơi mất tích. Gặp hỏa bị hỏa diệt sẽ tàn thương.

II. Lục thập hoa giáp mang Hành Mộc:

TANG ĐỐ MỘC tượng nạp âm của Nhâm Tí, Quý Sửu là cây dâu nuôi dưỡng loài tằm cho tằm nhả tơ óng chuốt để may quần áo dân gian thánh hiền. Nó cần Sa trung thổ mà xanh tốt, ưa Thiên hà thuỷ đem mưa ngọt, sương trong thấm nhuần gốc rễ. Các loại Thổ và Thủy khác giảm hiệu lực đi nhiều.

TÙNG BÁCH MỘC tượng nạp âm của Canh Dần, Tân Mão. Cây tùng cây bách chịu đựng được tuyết sương giá lạnh. Cành cao vòi vọi, lá rộng xum xuê, gió thổi nghe rì rào như muôn ngàn ống sáo. Nó ưa đất vùng núi, Thiên hà thủy và Đại khê thủy. Tùng bách mộc rất sợ Lư trung hỏa đốt cháy nó. Thiếu Thủy nó sẽ yểu chiết.

ĐẠI LÂM MỘC tượng nạp âm của Mậu Thìn, Kỷ Tị. Cây lớn trong rừng ngọn lên đến tầng mây, lá che cả ánh mặt trời. Nó cần Thổ nhiều và ưa Kiếm phong kim cưa xẻ, đẽo gọt thành dụng cụ. Nó cần Thiên thượng hỏa nuôi nấng. Nó cần Thủy nhưng nếu gặp Đại khê thủy hay Đại hải thủy sẽ bị úng rễ mà chết yểu.

DƯƠNG LIỄU MỘC tượng nạp âm của Nhâm Ngọ, Quý Mùi là loại cây yếu đuối lả lướt trước gió như cây liễu bên bờ hồ. Nó cần Sa trung thổ dưỡng, nếu gặp Đại dịch thổ thì khó sống mà gặp Lộ bàng thổ tất mất vẻ cao sang. Nước nuôi dưỡng nó phải là thứ nước Tuyền trung thủy, nhẹ nhàng thấm xuống như nước suối.

THẠCH LỰU MỘC tượng nạp âm của Canh Thân, Tân Dậu. Vị nó cay như gừng, hoa đỏ chót, trái đầy những hạt tượng trưng cho đa tử (đông con). Nó chính là cây lựu đá. Can chi thuần kim mà nạp âm lại là mộc cho nên nó là mộc biến ra vậy. Cho nên Thạch lựu mộc ưa Thổ đã thành khí như Thành đầu thổ hay Ốc thượng thổ.

BÌNH ĐỊA MỘC tượng nạp âm của Mậu Tuất, Kỷ Hợi là cây non mới đâm cành trổ lá. Cần đến công trình của thủy nước mưa tưới tắm, rất sợ tuyết sương tác hại. Cần hỏa thái dương làm ấm áp. Nếu đa hỏa vô mộc tất sẽ yểu chiết lại ngại Kiếm phong sát phạt. Kim bạch kim rất hợp với Bình địa mộc vì thứ kim này khiến cho màu lá non thêm sáng đẹp nõn nà.

III. Lục thập hoa giáp mang Hành Thổ

BÍCH THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của Canh Tí, Tân Sửu là đất che nắng mưa, phòng sương ngự tuyết. Chuyên nhờ cậy vào kèo cột và cưa giả. Bích thượng thổ rất mừng được gặp Mộc nhất là Đại lâm mộc, sợ Hỏa thiêu đốt biến nó thành bần tiện, sợ Đại hải thủy chan hòa lụt lội gây đổ nát, điêu tàn.

THÀNH ĐẦU THỔ tượng nạp âm của Mậu Dần, Kỷ Mão là thiên kinh ngọc lũy của vua của tướng với cái hình rồng nằm dài thiên lý, hổ ngồi theo thế tứ duy. Nó đã xong rồi thì cần Lộ bàng thổ bao quanh phù trợ cho địa thế rộng lớn mà không cần hỏa nữa. Nhưng nếu không có Lộ bàng thổ tất phải cần hỏa để khai phá sơn thủy làm cho Thành đầu thổ mang vẻ oai nghiêm.

SA TRUNG THỔ tượng nạp âm của Bính Thìn, Đinh Tị là đất bồi do sông biển. Chỗ trú ngụ của Long sà, nơi biến thiên của hang hốc. Sa trung thổ tinh chất thanh tú cần tất cả các loại Kim nuôi dưỡng cho nó thành đất tốt. Nó cần Thiên thượng hỏa chiếu xuống thêm màu thêm mỡ và Thủy làm cho nó quyện dẻo.

LỘ BÀNG THỔ tượng nạp âm của Canh Ngọ, Tân Mùi rộng rãi bao la bình điền vạn mẫu. Giống ngũ cốc sống nhờ trên đó thảo mộc nhờ nó mà xanh tươi. Nơi có lửa trời sưởi ấm, chất đất ôn hòa để nuôi dưỡng vạn vật. Lộ bàng thổ cần nhất là nước, nước phải có nguồn tưới đều đều rồi đến Thiên hà thủy. Nhưng không ưa Đại hải thủy vì Đại hải thủy không có khả năng tưới thấm mà chỉ phá phách kéo trôi đi tất cả màu mỡ.

ĐẠI DỊCH THỔ tượng nạp âm của Mậu Thân, Kỷ Dậu là đường đường đại đạo, đất bằng phẳng nối liền chín châu, giao thông vạn quốc. Nó cần Lộ bàng thổ phù trì, cần thủy, sông nước bao quanh và núi cao để tạo quý.

ỐC THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của Bính Tuất, Đinh Hợi là thứ thổ gạch ngói nhờ Hỏa nung mộc đốt để thành tác dụng che tuyết che sương ngăn mưa ngăn gió. Ốc thượng thổ tối hỉ mộc vì nếu không có mộc làm cái giá chống thì gạch ngói đứng đâu? Cần Bình địa mộc cho nhà thêm vẻ phong phú, trang nhã.

IV. Lục thập hoa giáp mang Hành Thủy:

 

6 hành thủy

GIẢN HẠ THỦY tượng nạp âm của Bính Tí, Đinh Sửu. Là nước ngầm trong lòng đất, các mỏ nước khoáng thiên nhiên. Nước rất trong sạch tinh khiết. Thổ các loại không khắc Thủy này mà Thổ Thủy đồng cục tốt đẹp.

ĐẠI KHÊ THỦY tượng nạp âm của Giáp Dần, Ất Mão, nước dòng sông lớn cuồn cuộn, sóng cả nhấp nhô, có thượng nguồn và hạ nguồn. Nuôi dưỡng, sợ sự xung động khiến nó thành phiêu lãng kỵ sấm sét Tích lịch hỏa, bão phong.

TRƯỜNG LƯU THỦY tượng nạp âm của Nhâm Thìn, Quý Tý nước chảy thao thao bất tận xuôi về biển đông. Nó cần Kim nuôi nguồn, cần Thổ dựng đê thành lòng sông.

THIÊN HÀ THỦY tượng nạp âm của Bính Ngọ, Đinh Mùi là nước trên trời thành mưa đổ xuống chan hòa khắp nơi tưới cho vạn vật tốt tươi. Thổ không khắc được nó nên Thiên hà thủy không sợ Thổ. Thiên hà thủy chẳng làm cho kim sinh nên gặp kim vô ích. Thiên hà thủy thường đi với Tích lịch hỏa để mà hóa ra vân vũ – cầu vồng.

TUYỀN TRUNG THỦY tượng nạp âm của Giáp Thân, Ất Dậu là nước suối nước mạch mát lạnh trong vắt. Trăm vạn nhà đào giếng múc nước suối mà uống. Thứ nước này do kim tiết và nhờ mộc phát xuất nên hỉ gặp Kim, Mộc. Tuy nhiên kim chất phải ôn hòa chớ sát phạt như Kiếm phong kim. Nó cần gặp Bình địa mộc chứ Tang đổ mộc hay Thạch lựu mộc vô ích.

ĐẠI HẢI THỦY tượng nạp âm của Nhâm Tuất, Quí Hợi là biển rộng mênh mông dung nạp tất cả nước sông ngòi đổ xuống. Nó cần Thiên thượng hỏa ánh dương chiếu xuống làm thành cách Thủy bổ dương quang.

V. Lục thập hoa giáp mang Hành Hỏa:

 

lục thập hoa giáp

TÍCH LỊCH HỎA tượng nạp âm của Mậu Tí, Kỷ Sửu. Đó là lửa hiệu lệnh của chín tầng trời, chớp nhoáng như con kim xà, nhanh như ngựa sắt. Tích lịch hỏa là sấm sét cho nên cần Thiên hà thủy. Tích lịch hỏa có khả năng dưỡng mộc. Theo khoa học bây giờ sấm sét làm chất cho azote thấm xuống lòng đất tạo màu mỡ, nhờ vậy cao mới đủ chất bổ dưỡng.

LƯ TRUNG HỎA tượng nạp âm của Bính Dần, Đinh Mão. Sách có câu trời đất là cái lò, âm dương là than. Lư trung hỏa để nung nấu càn khôn rất ưa Mộc sinh Hỏa và lấy Kim làm chỗ ứng dụng. Có Kim thì Hỏa mới tỏ uy quyền, nhưng nếu vô Mộc mà gặp Kim đa tất Hỏa lao khổ.

PHÚ ĐĂNG HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn, Ất Tỵ. Là ánh lửa đèn đựng trong kim khí để tỏa chiếu ngọc quang vào những nơi mà nhật nguyệt không soi vào. Để làm sáng lúc trời đất chưa sáng. Thường gọi là nhân gian Dạ minh chi hỏa. Lấy Mộc làm tâm, lấy Thủy làm dầu gặp âm thì tốt, gặp dương bất lợi. Hỏa này rất sợ xung phá vì xung phá là gió táp thổi tắt ngọn đèn. Thủy của Phú đăng hỏa là thứ Thủy đào lên chứ chẳng phải Đại khê hay Đại hải thủy hoặc Thiên hà thủy.

THIÊN THƯỢNG HỎA tượng nạp âm của Mậu Ngọ, Kỷ Mùi là thứ hỏa ấm áp khiến sông núi sáng sủa bởi dương đức lệ thiên chiếu xuống và âm đức xuất hải sáng ra. Thiên thượng hỏa cầu mộc nhất là Đại lâm mộc.

SƠN ĐẦU HỎA tượng nạp âm của Giáp Tuất, Ất Hợi là thứ lửa khai hoang hay lửa rừng đốt cháy thành biển lửa thiêu rụi cỏ cây một vùng. Tại sao gọi là sơn đầu hỏa? Vì sắc của nó đỏ rực chan hòa như lúc mặt trời lặn, còn đang lấp ló đầu ngọn núi. Thiêu xong sơn đầu hỏa cần Thủy để đất khỏi khô. Hỏa này phải nhờ mộc đa mới cháy nếu chỉ có Thổ không thì Sơn đầu hỏa thành vô dụng.

SƠN HẠ HỎA tượng nạp âm của Bính Thân, Đinh Dậu. Đây là thứ hỏa lập lòe của đom đóm. Cho nên Lan đài diện tuyển có đưa ra cách gọi là Huỳnh hỏa chiếu mộc, gặp mùa thu càng quý. Sơn hạ hỏa hỉ Thủy để nhờ Thủy phản chiếu hào quang. Nhưng rất sợ gặp Tích lịch hỏa làm tiêu diệt ánh sáng của nó.

Xem thêm: Dụng thần trong Tứ trụ là gì

4/5 - (2 bình chọn)

Chat ngay