x

THIÊN HÀ THỦY 1966, 1967 – TÍNH CÁCH VÀ CUỘC ĐỜI

Ngày đăng: 19-02-2023

Mệnh Thủy có 6 nạp âm: Thiên Hà Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Đại Hải Thủy,. Mệnh Thiên Hà Thủy gồm những người sinh năm Bính Ngọ 1966 và những người sinh năm Đinh Mùi 1967.

Ngũ hành nạp âm Thiên Hà Thủy có nghĩa là gì?

Cổ thư chép: “Bính Ngọ, Đinh Mùi, Thiên can Bính, Đinh hành Hỏa, địa chi Ngọ nơi chốn Hỏa vượng. Nạp âm lại là Thủy từ Hỏa xuất thì phải từ trên trời xuống nên gọi bằng Thiên Hà Thủy.

Bính Ngọ, Đinh Mùi đều là chỗ Hỏa vượng mà sinh ra Thuỷ. Thủy từ Hỏa xuất thì chỉ có từ trên trời xuống. Thiên Hà Thủy đổ xuống khắp mọi nơi trên trái đất đó là mưa. Vạn vật đều nhờ mưa mà tươi tốt mỡ màu.

Nhưng có cơn mưa hữu ích có cơn mưa gây đại họa. Ví như nắng hạn thì cần gặp mưa rào. Lụt lội thì cần nắng ráo, không cần thêm nước mưa. Người có Mệnh hợp với Thiên Hà Thủy cần phải thêm trí tuệ mới hay.

Người sinh năm Bính Ngọ, can Bính và chi Ngọ đều thuộc dương Hỏa nên là người sôi nổi, nhiệt huyết nhưng nóng tính, bốc đồng. Hỏa khắc với Thủy của bản mệnh vì thế cuộc sống của họ gặp nhiều trắc trở hơn những người sinh năm Đinh Mùi. Tuy nhiên thế Hỏa vượng lại dễ sản sinh ra những tài năng lớn, đi lên từ khó khăn.

Những người sinh năm Đinh Mùi có can Đinh thuộc Hỏa, chi Mùi thuộc Thổ. Mà Hỏa sinh Thổ nên cuộc sống gặp nhiều may mắn hơn. Gốc sinh cho ngọn nên tiềm tàng một nền tảng phúc đức rất dày. Mặt khác Thiên Hà Thủy lúc này không khắc Thổ. Trái lại nước mưa rơi xuống đất làm cho mặt đất tươi mát, đất đai mỡ màu. Đây cũng là những người dễ tạo nên thành tựu vượt bậc.
Thiên Hà Thủy

Tổng quan về tính cách của người Mệnh Thiên Hà Thủy

Về cơ bản, hành Thủy chủ trí tuệ nên người mệnh Thiên Hà Thủy thông minh, nhạy bén, uyển chuyển. Nước mưa qua quá trình bay hơi ngưng tụ trở nên tinh khiết. Vì thế bản mệnh họ là người tinh tế, tao nhã dù cho có là một mệnh phụ phu nhân hay nông dân áo vải.
Nước mưa gieo rắc khắp muôn nơi, nhận nhiều sẽ cho nhiều nên mệnh này sẽ là những người rộng lượng, ưa làm phước thiện. Họ cũng thích cống hiến cho cộng đồng mà chẳng cần được đền đáp.
Bản chất của nước mưa là mỏng manh nên người mệnh Thiên Hà Thủy cũng nhạy cảm, tinh tế, giỏi chăm lo cho mọi người. Họ không phải là người quá sôi nổi mà thường có nhiều tâm sự trong lòng. Chỉ khi đi sâu vào tâm hồn họ ta mới có thể hiểu hết được.

Tổng quan sự nghiệp Mệnh Thiên Hà Thủy

Thiên Hà Thủy là mệnh thủy trong tự nhiên nhưng vô hình giống như chất Thủy của Giản Hạ Thủy. Nhưng Thiên Hà Thủy mang tính thủy nhẹ hơn, thanh hơn và trong hơn. Tính chất thủy ẩn mà cuộc đời thì luôn đòi hỏi sự rõ ràng, phân minh cho nên thành công với họ không được công nhận. Có tâm nhưng không được đón nhận, tài năng không gặp thời. Nhiều người mãi về sau khi không còn tại vị thì tiếng tăm và thành tựu mới được công nhận.
Người mệnh này có tố chất làm quản lý và lãnh đạo. Nếu khôn khéo hơn, biết ẩn mình, không chạy theo danh vọng, phô trương thanh thế thì tài lộc dồi dào. Bính Ngọ vượng Hỏa nhưng nạp âm hành Thủy. Thủy này không đọng như Đại Hải Thủy hay Tuyền Trung Thủy nên không có tiếng thơm sau này.
Hai từ có thể giúp Thiên Hà Thủy thành công chính là “kiên trì”, mưa dần thấm đất. Kiên trì sẽ tạo nên quả ngọt cả sự nghiệp cũng thăng hoa và gia đạo yên ấm. Cầu vồng đẹp đẽ và lung linh cũng từ Thiên Hà Thủy. Nhưng cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Là phần thưởng cho những tháng ngày mưa dầm rả rích.
Vạn vật có sinh sôi nảy nở được cũng nhờ Thiên Hà Thủy. Nắng hạn gặp cơn mưa rào, Hỏa cũng cần Thủy, quý hơn cả vàng bạc. Thổ – đất đai, môi sinh không có Thủy vĩnh viễn không hữu dụng. Mộc không Thủy, mộc tắc chiết. Thủy thật sự hữu ích khi đặt đúng chỗ nếu không thì thật là thảm họa. Họa từ Thủy này tích tiểu thành đại hậu họa khôn lường.
Mệnh Thiên Hà Thùy

Trong tình cảm Thiên Hà Thủy là người như thế nào?

Người mệnh Thiên Hà Thủy khi yêu rất lãng mạn và say đắm. Họ thích tạo ra những điều mới mẻ, thú vị trong tình yêu. Vì thế tình cảm của họ thường rất thăng hoa. Họ thích quan tâm, chăm sóc đến nửa kia của mình nên là một người tình chu đáo. Sau khi kết hôn cũng được lòng gia đình nhà vợ/chồng.

Tuy nhiên, người mệnh này nhạy cảm yếu đuối nên cũng dễ bị tổn thương. Nếu chuyện tình cảm đổ vỡ họ sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục.

Nhạy cảm, tinh tế, hay u buồn và tự mâu thuẫn. Bởi bản chất của giọt nước mong manh nên họ cực kỳ nhạy cảm, tinh tế. Khi mưa gió càn khôn ảm đạm thâm tâm họ mang một nỗi buồn cố hữu về thế thái nhân tình. Can chi Bính, Đinh, Ngọ, Mùi thuộc Hỏa và Thổ tương khắc với nạp âm Thủy nên tâm tư họ nhiều điều mâu thuẫn rất khó lý giải.

Nạp âm Thiên Hà Thủy hợp kỵ với mệnh nào?

+ Thiên Hà Thủy và Hải Trung Kim:

Hai sự vật vốn không có mối liên hệ, nên sự tương tác giữa chúng mờ nhạt. Xét về hai địa chi Tý – Ngọ xung, Sửu – Mùi xung, Sửu – Ngọ hình hại, Mùi – Tý hình hại. Tuy nhiên hai can Giáp Ất thuộc Mộc tương sinh hai can Bính Đinh thuộc Hỏa. Thêm vào đó thuộc tính Kim sinh Thủy nên sự kết hợp sẽ có lợi đôi chút.

+ Liệu nước mưa có nguy hại cho Lư Trung Hỏa

Hỏa khắc Thủy. Bất lợi, khắc hại, nước mưa rơi xuống dập tắt Lửa, tro bụi hoang tàn. Lư Trung Hỏa gặp nguy. Tuy nhiên xét về Thiên can địa chi Bính Ngọ, Đinh Mùi và Bính Dần, Đinh Mão. Bính, Đinh tương hòa. Dần Ngọ Tuất, Hợi Mão Mùi tam hợp. Cho nên hai mệnh này chỉ khắc khẩu vì khác nhau về tư tưởng và suy nghĩ.

+  Đối với Đại Lâm Mộc

Thủy sinh Mộc, nước mưa là nguồn cung cấp sự sống và dưỡng chất rất tốt cho cây. Xét về thiên can Bính Đinh thuộc Hỏa sinh Mậu Kỷ thuộc Thổ lại càng rực rỡ. Trong thực tế, người Đại Lâm Mộc kiên cường, quân tử, gặp người uyên bác, tinh tế như Thiên Hà Thủy sẽ rất tương đắc. Hai nạp âm này kết hợp ăn ý, cát lợi.

Thiên Hà Thủy và Lộ Bàng Thổ:

Thủy khắc Thổ. Đất ven đường gặp mưa gió tất lầy lội, xói mòn, hư hại. Hai can Bính, Đinh thuộc Hỏa khắc Canh, Tân – Kim của Lộ Bàng Thổ. Hai chi Ngọ Mùi gặp nhau thì tương hòa. Nên sự kết hợp này đưa lại kết quả dưới mức trung bình.

Thiên Hà Thủy và Kiếm Phong Kim

Nước mưa mang theo axit khiến dụng cụ hoen mờ, gỉ sét, hư hại, nên phối hợp tất hình khắc

Thiên Hà Thủy và Sơn Đầu Hỏa:

Bản chất của nước là dập tắt sự cháy. Nên Thiên Hà Thủy rớt xuống, thì lửa đốt rẫy tàn lụi, những thứ còn lại là nham nhở cây cối cháy giở, tro bụi hoang tàn. Nhớ khi xưa, Gia Cát Lượng lừa Tư Mã Ý và hang Thượng Phương rồi dùng hỏa công, Tư Mã Ý tưởng chết, may có trận mưa, dập tắt hết lửa nên ông này thoát nạn. Sự Hỏa hợp này không mang lại cát lợi và may mắn

Thiên Hà Thủy và Giản Hạ Thủy:

Hai hành Thủy tương Hòa, bản thân những mạch nước ngầm nhờ có nước mưa mà tăng thêm sự dồi dào, khi trời không mưa, mạch nước ngầm khô cạn, hạn hán xảy ra. Dù hai địa chi của các nạp âm này xung khắc, hình hại (Tý, Ngọ, Sửu, Mùi) nhưng xét về giá trị hội hợp thì đây và mối quan hệ mang lại tốt đẹp vô cùng.

Xem thêm: Ngũ hành Lục thập Hoa Giáp

Thiên Hà Thủy và Thành Đầu Thổ:

Hình khắc mạnh mẽ. Đất tường thành vững chắc, khô cứng, gặp nước mưa mỏng manh nên hút nhanh, khiến hạt mưa mỏng manh, tan biến. Trong thực tế, Thành Đầu Thổ nguyên tắc cố chấp, không hợp với sự tinh tế, mềm mỏng của Thiên Hà Thủy. Nên sự kết hợp này bất lợi vô cùng

Thiên Hà Thủy và Bạch Lạp Kim:

Không tạo ra lợi ích, vì quá trình luyện kim gặp nước mưa sẽ bị lỡ dở, vật phẩm tạo ra không như ý muốn, không có giá trị sử dụng

Thiên Hà Thủy và Dương Liễu Mộc:

Thủy – Mộc tương sinh, cây dương liễu cần lượng nước khá lớn mới xanh tốt được. Nước Thiên Hà mang chất dinh dưỡng, nước, lại làm sạch bụi bặm để cây xanh thắm. Sự kết hợp này giống như vạn vật được hướng dòng nước cam lộ của Quan Thế Âm Bồ Tát vậy.

Thiên Hà Thủy và Tuyền Trung Thủy

Mối quan hệ tương hòa.

+ Ốc Thượng Thổ sẽ thế nào khi gặp mưa?

Không cát lợi, vì mái ngói dùng để che nắng, che mưa, bảo vệ con người, nếu mưa gió mạnh thì hại vô cùng.

+ Khi kết hợp với Tích Lịch Hỏa:

Thủy và Hỏa tương khắc, nhưng gió mưa, sấm sét luôn là bạn đồng hành, nên sự gặp gỡ này cát lợi vô cùng. Giống như một bậc hiền tài đắc công danh, tài lợi, giống như rồng đội mưa gió, sấm sét vút lên trời xanh.

+ Nếu Tùng Bách Mộc gặp Nước mưa?

Nước mưa có axit, nó vào lòng đất tạo nên hợp chất chứa Nitơ rất tốt cho cây cối. Hơn nữa Thủy – Mộc tương sinh nên cát lợi vô cùng.

Trường Lưu Thủy:

Có sự tương hòa, tương đắc, nước mưa tăng nguồn cho nước sông lớn, nước sông lại bốc hơi bồi dưỡng lượng hơi nước cho những đám mây trên thiên hà. Sự kết hợp này đưa lại kết quả tốt đẹp vô cùng.

Sa Trung Kim có khắc Thủy Thiên Hà?

Kim loại trong đất gặp nước mưa với hàn lượng axit sẽ bị bào mòn từ từ. Trong Địa lý người ta còn gọi là phong hóa, bào mòn do ngoại lực. Nên hai nạp âm này không cát lợi khi kết hợp.

Thiên Hà Thủy và Sơn Hạ Hỏa:

Thiên Hà Thủy dập tắt đám cháy trong chớp mắt. Tuy nhiên nước mưa giúp cho tro tàn của đám cháy ngấm vào đất đai. Tuy hại Hỏa mà lợi cho Thổ, giúp dưỡng mộc, hoa màu.

+ Đối với Bình Địa Mộc:

Sau cơn mưa, cây xanh tốt, trời quang đãng, cây cối sạch sẽ bui bặm. Xét về Địa chi Ngọ – Tuất hợp, Mùi – Hợi hợp, hai can Bính Đinh sinh hai can Mậu Kỷ nên sự kết hợp này khá lý tưởng

+ Khi gặp Bích Thượng Thổ:

Nhà đất gặp nước mưa, dột vách xiêu, mưa gió lung lay. Hai nạp âm này hình khắc, nên nếu kết hợp hung hại vô cùng.

+ Liệu Kim Bạch Kim có sinh Thủy?

Hai sự vật vốn không có mối liên hệ. Chỉ có sự hòa hợp nhẹ.

Thiên Hà Thủy và Thiên Hà Thủy:

Hai sự vật gặp nhau cùng tạo nên trận mưa bão lớn. Thực tế, sự mỏng manh, ủy mị và tự mâu thuẫn với bản thân khiến họ luôn có khoảng cách.

+ Mối tương quan với Phúc Đăng Hỏa:

Mưa lớn dập tắt ngọn lửa đèn dầu yếu ớt nên chắc chắn mối quan hệ hợp tác này khó mà được bền lâu.

+ Nước mưa có khắc Đại Trạch Thổ?

Nước mưa khiến cây côi sinh trưởng tốt, cung cấp dưỡng chất cho đất đầm lầy. Vì thế, xét về lý luận Thủy – Thổ tương khắc, nhưng xét về bản chất thì hai nạp âm này hòa hợp và may mắn cát lợi.

+ Mệnh Thoa Xuyến Kim:

Chỉ có sự hòa hợp nhẹ, vì Kim – Thủy tương sinh. Ngoài ra hai sự vậy không có mối liên hệ, lại càng không có tương tác.

Thiên Hà Thủy và Tang Đố Mộc:

Thủy sinh Mộc, Tang Đố Mộc đại cát lợi vì sau trận mưa cây trồng phát triển mạnh, Thiên Hà Thủy trong cuộc gặp gỡ này làm trọn vai trò của nó. Nên hai nạp âm này kết hợp tạo ra may mắn, cát tường.

+ Khi gặp Đại Khê Thủy:

Cuộc gặp gỡ tương hòa nhưng ấn chứa nhiều nguy cơ. Vì nước suối được trợ lực chảy mạnh, có nguồn nên tạo thành dòng nước hung hãn, có thể gây tai họa. Nên hai nạp âm này gặp gỡ thường không may mắn.

Thiên Hà Thủy và Sa Trung Thổ:

Thủy mạnh Thổ trôi, đất đai bị xói mòn nghiêm trọng sau các trận mưa lớn. Nên hai nạp âm này gặp nhau hung hại.

Thiên Hà Thủy và Thiên Thượng Hỏa:

Hỏa – Thủy tương khắc, khi trời mưa gió Thái dương ảm đạm bị che mờ. Nên hai mệnh này gặp nhau thường u buồn trong mối quan hệ.

Thiên Hà Thủy và Thạch Lựu Mộc:

Rất tốt, vì Thủy – Mộc tương sinh. Thạch lưu gặp mưa sinh trưởng tốt, đơm hoa kết trái.

+ Khi gặp Đại Hải Thủy:

Hai hành tương hòa, Thiên Hà Thủy cát lợi, vì nguồn hơi nước bốc lên duy trì lượng nước trên trời. Biển khơi mênh mông vốn không cần nước, nhưng lượng hơi ẩm của nó rất nhiều. Những trận mưa, hầu hết do nước biển bốc hơi mà tạo ra.

Tổng hợp: Kiến thức Tử Vi

3.7/5 - (3 bình chọn)

Chat ngay