x

THANH LONG TRONG PHONG THỦY BÁT TRẠCH VÀ TỬ VI

Ngày đăng: 11-07-2022

Phần lớn những chòm sao ở trong khoa chiêm tinh của Trung Hoa cổ đại thì Tứ Tượng chính là người đại diện cho những linh tú linh thiêng. Còn được gọi là linh vật dùng để đại diện cho tứ phương gồm có phương Đông có Thanh Long, phương Tây có Bạch Hổ, phương Nam có Chu Tước và phương Bắc sở hữu Huyền Vũ. Trong đó, Thanh Long được xem như là một linh vật linh thiêng, cao quý. Sở hữu hình tướng của loài Rồng, với một lớp da màu xanh lá cây, màu đại diện cho hành Mộc sống ở phương Đông, biểu tượng của mùa Xuân.

Thanh Long là gì?

Thanh Long hay Thương Long được xem là một trong Tứ Tượng của nền văn hóa truyền thống của Trung Hoa cổ đại. Nó được xem là một phần rất quan trọng trong học thuyết âm dương, ngũ hành, triết học và mệnh. Theo như Hán Việt thì Thanh Long tức là Rồng Xanh. Thanh chính là chỉ màu xanh, Long chính là con Rồng, vậy nên Thanh Long chính là Rồng Xanh. Chính là biểu hiện của nó ở trong tự nhiên là những dòng nước chảy; giống như suối, sông uốn lượn như rồng.

Thanh Long Trong Phong Thủy Bát Trạch Và Tử Vi

Thanh Long trong những quan niệm khác nhau

1. Thanh Long trong thiên văn học của Trung Hoa cổ đại

Theo như quan niệm của thiên văn học Trung hoa cổ đại; thì Thanh Long thiên văn sẽ gồm có 7 chòm sao phương Đông ở trong Nhị Thập Bát Tú. Đó là: Giác Mộc Giảo hay là sao Giác, Cang Kim Long hay còn gọi là sao Cang; Phòng Nhật Thố tức là sao Phòng, Đê Thổ Lạc tức sao Đê; Vĩ Hỏa Hổ tức sao Vĩ, Tâm Nguyệt Hồ tức là sao Tâm và Cơ Thủy Báo là sao Cơ.

Trong số 7 chòm sao liệt kê vừa rồi thì Giác chính là cặp sừng của con Rồng; Đê là móng chân trước Rồng, Cơ là móng chân sau Rồng, Phòng là bụng Rồng, Tâm là quả tim của Rồng và cuối cùng Vĩ là cái đuôi Rồng. Cả 7 chòm sao này xuất hiện ở giữa bầu trời đại diện cho mùa xuân. Ngoài ra, hai chòm sao là sao Tâm và sao Phòng là hai chòm sao ở gần nhau nhất ở trong cung Thanh Long. Hai chòm Phòng và Tâm này ở trên bầu trời có rất nhiều điểm sáng giống hệt nhau về kết cấu; độ dài cũng như chu kỳ. Do đó mà người xưa gọi sao Phòng và sao Tâm là cặp chị em sinh đôi của nhau.

2. Rồng Xanh trong phong thủy

Trong phong thủy học, Đại Long Mạch tức là Thanh Long sẽ phải tương xứng với những dãy núi dài; hoặc là những dòng sông, dòng suối dài, uốn lượn. Ví dụ điển hình như Kinh thành Huế thì Cồn Hến nằm ở giữa dòng sông Hương; nằm ở phí Đông chính là phương hướng của Rồng Xanh. Như Thành Thăng Long tức là Hà Nội ngày nay; sống Hồng chảy ở phía Đông cũng là vị trí mà Thanh Long ngự trị.

Trong phong thủy học, hình thế nơi mà Rồng ẩn náu chính là nơi có thế đất nhấp nhô, nổi lên. Lúc ta nhìn từ mặt trong nhìn ra phía ngoài thì Thanh Long sẽ nằm ở phía bên trái của căn nhà; thế đất ở bên trái phải cao hơn bên phải. Rồng Xanh là linh vật vô cùng thiêng liêng trong Tứ Tượng; Rồng có màu xanh đại diện cho hành Mộc trong ngũ hành, biểu tượng của mùa xuân.

Những nhà nghiên cứu về phong thủy học cho rằng thế núi Thanh Long cần phải vươn dài lên và mạch lạc; uốn lượn một cách tinh thế và mềm mại. Đồng thời thế đất của Rồng Xanh cần phải cao hơn thế đất của Bạch Hổ và phải đối ứng với Bạch Hổ. Thanh Long và Bạch Hổ, phải trái bao bọc lấy nhau và đều phải ôm lấy mình đường. Thế Thanh Long cần phải uốn lượn để có thể che chắn cho mình đường được. Giống như biểu tượng của người vợ hiền lành, dịu dàng; giúp cho chồng mình đạt được thành công và sự may mắn.

3. Rồng Xanh trong khoa Tử Vi

Trong Tử Vi học, sao Thanh Long là sao thuộc hành Thủy; nằm trong chòm Bác Sĩ. Trong Tử Vi Đẩu Số thì thứ tự của các sao trong chòm Bác Sĩ gồm có Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư; Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh và Quan Phủ. Sao Thanh Long có tượng là sông suối, dòng chảy; thể hiện cho tài năng, trí tuệ, là biểu tượng cho sự may mắn.

Sao Thanh Long này chủ về sự thông minh, chăm chỉ, siêng năng và tính sạch sẽ cao. Đặc tính của sao này chính là sự hài hước, vui vẻ, mang lại nhiều điều may mắn, thuận lợi trên con đường công danh, sự nghiệp, tình duyên, hôn nhân. Đồng thời có thể hóa giải được những bệnh tật hoặc là tai họa nhỏ.

Ngoài ra, khi Thanh Long cùng với các sao Bạch Hổ, Phượng Các và Hoa Cái cùng hội hợp ở cung Mệnh hoặc Mệnh – Tài – Quan với nhau kết hợp thành bộ Tứ Linh. Tứ Linh chỉ xuất hiện khi mệnh của bạn đắc vòng Thái Tuế, bởi vì Tứ Linh phụ trợ, hỗ trợ cho vòng Thái Tuế.

Thanh Long mà thủ Mệnh thì gương mặt có khí chất; cốt cách rất sang trọng, quý phái. Tính cách vui vẻ, hòa nhãn và khá hài hước; rất may mắn trong việc cầu công danh hay thi cử. Đồng thời gặp nhiều điều tốt đẹp trong hôn nhân, tình cảm lứa đôi.

Đối với phụ nữ rất thuận lợi trong việc sinh đẻ; có thể hóa giải được những họa hại, bệnh tật không lớn. Thanh Long gặp Hóa Kỵ chính là Rồng Xanh ẩn ở trong mây; cho thấy bạn sẽ gặp được nhiều cơ hội tốt, có được sự viên mãn về công việc, tình duyên, thi cử,…

Thanh Long gặp Lưu Hà giống như Rồng xanh đang được vùng vẫy ở trong một con sông lớn vậy. Nghĩa là nhà bạn có thể được hưởng phú quý; thuận lợi trên con đường thi cử và sinh nở đối với phụ nữ. Rồng Xanh cùng với Bạch Hổ và Hoa Cái gọi là Long Hổ chiếc; chủ về thuận lợi trong tiền bạc và công danh.

Tứ Linh cùng hội hợp gồm có Thanh Long, Hoa Cái, Phượng Các và Bạch Hổ; mang đến sự may mắn cho bản mệnh, phát triển lớn trên vận trình công danh, sự nghiệp và tiền tài. Rồng Xanh cùng với Quan Đới tức là những thành viên trong gia đình gặp thời gặp thế, phát tài phát lộc.

Nhưng nếu như Thanh Long đi cùng với Sát Tinh như Địa Không, Địa Kiếp; Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh thì uy thế, sự may mắn sẽ bị mất đi. Rồng Xanh sẽ đẹp hơn nếu như nó nằm ở các cung thuộc hành Thủy như Tý và Hợi. Hoặc đóng tại cung Thìn thì chính là Rồng cư Rồng vị; sẽ mang lại nhiều điều tốt lành và may mắn cho bạn.

Xem thêm: Bạch Hổ Trong Phong Thủy Bát Trạch Và Tử Vi

Đánh giá post

Chat ngay