x

BẠCH HỔ TRONG PHONG THỦY BÁT TRẠCH VÀ TỬ VI

Ngày đăng: 11-07-2022

Phần lớn những chòm sao ở trong khoa chiêm tinh của Trung Hoa cổ đại thì Tứ Tượng chính là người đại diện cho những linh tú linh thiêng. Còn được gọi là linh vật dùng để đại diện cho tứ phương gồm có phương Đông có Thanh Long, phương Tây có Bạch Hổ, phương Nam có Chu Tước và phương Bắc sở hữu Huyền Vũ. Trong đó, Bạch Hổ được xem như là một linh vật linh thiêng, cao quý, có ý nghĩa là thủ hộ, bảo vệ. Sở hữu hình tướng của loài Hổ, với một lớp lông màu trắng, màu đại diện cho hành Kim sống ở phương Tây, biểu tượng của mùa Thu.

Bạch Hổ là gì?

Bạch Hổ được xem là một trong Tứ Tượng của nền văn hóa truyền thống của Trung Hoa cổ đại. Nó được xem là một phần rất quan trọng trong học thuyết âm dương, ngũ hành, triết học và mệnh. Theo như Hán Việt thì Bạch Hổ chính là Hổ Trắng. Bạch chính là chỉ màu trắng, Hổ chính là con Hổ có thật trong đời sống; vậy nên Bạch Hổ chính là Hổ Trắng. Chính là biểu hiện của nó ở trong tự nhiên; chính là hình ảnh chú hổ trắng có trong tự nhiên rừng xanh.

Bạch Hổ Trong Phong Thủy Bát Trạch Và Tử Vi

Biểu tượng Bạch Hổ chính là con hổ màu trắng bạc; mang trên mình sức mạnh phi thường, uy quyền; khí chất khảng khái và khao khát mãnh liệt về chiến thắng. Hình tượng Hổ Trắng gắn liền với biểu tượng của các cuộc chiến tranh; những binh lính chiến đấu, hy sinh về độc lập của dân tộc. Bạch Hổ có lông màu trắng, là đại diện của hành Kim; thuộc hướng Tây và là biểu tượng của mùa Thu.

Bạch Hổ chính là linh vật thứ hai đứng phía sau Thanh Long trong Tứ Tượng; nó có tác động rất lớn ở trong học thuyết âm dương, phong thủy bát trạch, học thuyết ngũ hành và triết học.

Bạch Hổ trong những quan niệm khác nhau

1. Bạch Hổ trong thiên văn học của Trung Hoa cổ đại

Theo như quan niệm của thiên văn học Trung hoa cổ đại; thì Bạch Hổ thiên văn sẽ gồm có 7 chòm sao phương Đông ở trong Nhị Thập Bát Tú. Đó là: Khuê Mộc Lang hay là sao Khuê, Lâu Kim Cẩu hay còn gọi là sao Lâu; Vị Thổ Trệ tức là sao Vị, Mão Nhật Kê tức sao Mão; Tất Nguyệt Ô tức sao Tất, Chủy Hỏa Hầu tức là sao Chủy và Sâm Thủy Viên là sao Sâm.

Trong số 7 chòm sao liệt kê vừa rồi thì hai chòm sao Sâm và Chủy tạo thành hình con Hổ. Trong đó sao Chủy chính là đầu của con Hổ; sao Sâm chính là thân và 4 cái chân của con Hổ. Bạch Hổ hay còn được gọi là Thần Hổ là người có sức mạnh phi phàm, chí khí, hào hùng, khao khát; muốn nghên đón, chiến đấu và đối đầu với những sóng gió, thử thách. Nó gắn liền với tham vọng muốn được chiến thắng.

Tại Trung Quốc thì Bạch Hổ chính là một chiến thần; một đại tướng quân dũng mãnh, uy vũ và sát phạt. Bạch Hổ có thể trừ gian diệt ác, giúp con người trừ tà ma; cầu mong sự may mắn, sự chở che và bảo vệ.

2. Bạch Hổ trong phong thủy

Trong phong thủy học thì Thanh Long thì cần phải nhô cao, nhưng Bạch Hổ phải nằm thấp hơn, cần phải phủ phục. Hình thế cần phải nhu thuận và nhu hòa hơn so với Thanh Long, hộ ứng và đối xứng cùng với Thanh Long, tạo thành một cái thế gọi là “Trái vòng Phải ôm”, bao bọc lấy sinh khí, từ trường của mình đường.

Trong phong thủy học nói chung và phong thủy bát trạch nói riêng thì xét ở phạm vi rộng lớn thì Bạch Hổ chính là quả núi, là dãy núi, quả đồi và nằm ở bên phải của ngôi nhà. Còn trên phạm vi nhỏ hơn thì chính là mô đất hoặc là ụ đất chạy dài và ôm lấy huyệt,… Nó có thể là con đường, có thể là ngôi nhà cũng có thể là một dòng sông, dòng suối,… nằm ở bên phải của ngôi nhà.

Trong phong thuỷ học, hình thế của Bạch Hổ được xem là chân thực nhất nếu như mà Bạch Hổ nằm uốn quanh; uốn lượn, thế núi đất đẹp giống như chiếc sừng đang nằm và phải tròn như vòng nhẫn. Nếu như thế Bạch Hổ có hình thế như nửa cúi nửa ngửa; đầu ngẩng cao lên nhưng phần đuôi bị giấu đi; gập eo gãy lưng và thiếu khuyết thụt lồi lõm thì chính là thế của tai ương, nguy hiểm và hung họa.

Tức là Bạch Hổ ở bên huyệt mộ cần giống như một vị hộ pháp; một người bảo vệ luôn phải trung thành, thuần phục để trợ giúp, trợ uy cho mình chủ. Nếu như thế BH đấy là thế hổ hung hãn lại ngang ngược; tàn bạo thì tức là có âm mưu và gây lên nhiều sự bất lợi, bất ổn cho gia chủ. Nếu như thế đất ấy bị sạt lở, bị khuyết thiếu thì tức là không có năng lực bảo hộ, hộ vệ.

Ở trong 10 thế đất không nên chôn tức là Thập Bất Táng thì thứ 10 chính là không được chôn ở trên đầu nhọn của long hổ. Còn trong 10 thế đất giàu có, sung túc của Thập Phú thì đất giàu thứ ba chính là “hàng Long phục Hổ’. Còn trong 10 thế đất sang của Thập Quý; thì đất sang thứ 7 chính là BH tròn trịa. Điều quan trọng ở trong phong thủy học thì thế đất Bạch Hổ cần phải “ôm ấp”; và không được để thế Bạch Hổ xuyên thẳng vào minh đường.

3. Bạch Hổ theo quan niệm tâm linh và dân gian

Đã từ lúc xa xưa thì con Hổ chính là loài vật đã được người dân rất sợ hãi nhưng cũng rất tôn sùng. Hổ là loài động vật thuộc họ nhà Mèo, nhưng lại cực kỳ to lớn, dũng mãnh, sở hữu sức mạnh cực kì kinh khủng và được mệnh danh là “Chúa Sơn Lâm”. Hổ là loài rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn, nhạy bén, năng lực chiến đấu vượt cấp so với các loài động vật khác.

Do đó, chúng được xem như là tượng trưng của sức mạnh, của chiến binh, biểu tượng cho quan võ và được sử dụng rất nhiều trong ứng dụng về quân sự thời xưa. Tính tình của loài hô cũng rất đặc thù, chúng có thể kiên nhẫn, chờ đợi nhưng cũng rất dứt khoát. Cũng là loài động vật sống cô độc, tách biệt với thế giới, nó cai trị núi rừng, ăn thịt của các loài động vật khác.

Đồng thời các loài vật khác phải phủ phục, phụ tùng chúng. Người việt ta có nhiều tập tục về lập đền thờ, miếu điện thờ cúng Hổ. Xem nó như là một linh vật thiêng liêng, có năng lực để xua đuổi tà ma, ác quỷ quấy phá, trấn trạch; bảo vệ người dân và đẩy lùi những ám khí, sát khí không tốt.

Theo phong thủy học thì khi xây nhà dựng cửa thì gia chủ sẽ lựa chọn những vùng đất có thế đất khô ráo, cao; giống như thói quen nghỉ ngơi của loài Hổ; khi nằm để quan sát mọi vật ở xung quanh. Nhưng thế đất này tuyệt đối không được cao hơn thế đất của Thanh Long. Những vùng đất mà vừa cao ráo, địa thế đắc địa được gọi là thế “Rồng cuộn Hổ ngồi”.

4. Bạch Hổ trong Tử Vi học

Trong khai Tử Vi thì Bạch Hổ chính là ngôi sao xếp vị trí thứ 9 ở trong 12 sao thuộc vòng Thái Tuế. Vòng Thái Tuế bao gồm có Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù. Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách và Trực Phù.

Bạch Hổ thuộc chòm Bắc Đẩu Tinh trong Tử Vi, thuộc hành Kim; hóa khí của nó là một Bại Tinh. Chủ về thị phi, bệnh tật, các họa hại, tai nạn, chỉ về sự nhạy bén, hùng dũng. Bạch Hổ cũng chủ về máu huyết, xương khớp; giác quan thứ 6 khá nhạy bén. Người có Bạch Hổ thủ mệnh cũng khá lận đận về đường tình duyên nhất là nữ mệnh. Người xưa có câu: “Đàn ông Tang Hổ lắm tài – Đàn bà Tang Hổ dễ hai lần đò”.

Bạch Hổ ở trong Tử Vi sẽ nằm ở các cung Dần, Thân, Mão, Dậu là vị trí tốt nhất. Còn nằm ở tại vị trí các cung như Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Hợi, Tỵ, Tý, Ngọ và Thân là vị trí xấu không tốt.

Nếu như Bạch Hổ đi cùng với sao Tấu Thư là người có tài ăn nói, hùng biện. Nếu như kết hợp thêm các sao như Văn Xương, Văn Khúc. Lưu Hà hay là Lưu Thiên Khốc thì khả năng diễn thuyết của họ đạt đến trình độ xuất sắc, xuất thần. Bạch Hổ đồng cung với Phi Liêm chính là Hổ mọc cánh chủ về sự vui vẻ; nhạy bén, nhanh nhẹn và thuần thục trong mọi việc. Trong công danh, thi cử đều có thể hanh thông, thuận lợi.

Nếu như Bạch Hổ hội hợp với Long Trì hoặc Thanh Long, Phượng Các, Hoa Cái chính là Tứ Linh; thì may mắn rất nhiều trong cuộc sống, đường công danh, sự nghiệp được vinh hiển. BH đồng cung với Kình Dương là chí khí hiên ngang; có uy quyền và khiến người khác phải nể phục. Bạch Hổ đóng tại cung Dần chính là Hổ cư Hổ vị; ở đây sẽ đem lại nhiều may mắn, nhiều điều tốt đẹp và năng lực được phát huy tốt nhất.

Còn nếu như Bạch Hổ đồng cung với sao Tham Lang; thì rất dễ bị thú dữ hoặc chó, mèo, các loài động vật vật khác cắn. Nhẹ thì bị thương, nặng thì liên quan đến tính mạng.

Xem thêm: Top Những Con Giáp Đổi Vận Khi Sinh Con Đầu Lòng

Đánh giá post

Chat ngay