x

TẠI SAO THÁNG 2 LẠI CÓ 28 NGÀY MÀ KHÔNG PHẢI THÁNG KHÁC?

Ngày đăng: 23-02-2024

Mỗi năm sẽ có trung bình 365 ngày, vào năm nhuận sẽ có 366 ngày, trong đó mỗi tháng sẽ có 30, 31 ngày. Nhưng riêng tháng 2 lại có 28 ngày, năm nhuận thì có 29 ngày. Tại sao tháng 2 lại có 28 ngày mà không phải là các tháng khác trong số 12 tháng trong năm?

Tại Sao Tháng 2 Lại Có 28 Ngày Mà Không Phải Tháng Khác?

Giới thiệu về lịch Dương Lịch

Tính tới thời điểm hiện tại, hầu như tất cả các quốc gia ở trên thế giới đều sử dụng hệ thống lịch Dương lịch; có tên gọi là Gregorian làm công cụ chính thức để phân chia các khoảng thời gian ở trong năm. Lịch này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1582, ban hành bởi Giáo Hoàng Gregorian XIII. Dương lịch này sẽ chia một năm làm 365 ngày; 12 tháng, mỗi tháng 30 đến 31 ngày. Nhưng chỉ có duy nhất tháng 2 là tháng có 28 ngày; cứ 4 năm một lần thì sẽ có thêm một ngày được bổ sung vào và năm có ngày được bổ sung ấy gọi là năm nhuận.

Hệ thống lịch Gregorian được khai sinh bởi người La Mã cổ đại. Nhưng sử sách ghi lại thì lúc mới đầu; người La Mã đã chia một năm có 10 tháng chứ không phải 12 tháng như bây giờ. Về sau, Hoàng đế La Mã là Numa Pompilius đã bổ sung thêm 2 tháng là tháng January hay là tháng 1, tháng February tức là tháng 2 vào bộ lịch. Lý do làm như vậy là bởi vì để tạo nên sự tương thích nhất có thể với năm Mặt Trăng.

Ngày xưa, người La Mã sẽ căn cứ vào chu trình quay của Mặt Trăng; tức là thời gian có quay được 1 vòng xung quanh Trái Đất và thời gian nó tự quay quanh trục của mình. Dựa vào đó mà người La Mã cổ đại đã tính được rằng, 1 vòng quay của nó quanh Trái Đất là 355 ngày; tức 1 năm theo lịch Gregorian cũng chỉ kéo dài 355 ngày thôi. Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi mà Hoàng đế Numa Pompilius tìm cách để chia các ngày cho những tháng có trong 1 năm.

Bên cạnh đó, bạn cần phải biết thêm thông tin rằng người La Mã cổ đại; đặc biệt là thành Rome rất xem trọng các chữ số “lẻ”. Bởi số Lẻ chính là biểu tượng, là đại biểu cho sự may mắn; còn số Chẵn lại đại diện cho sự xui xẻo, kém may mắn.

Lý giải tại sao lại chọn tháng 2 dương lịch là tháng duy nhất có 28 hoặc 29 ngày mà không phải là một trong những tháng khác?

Vào khoảng thế kỷ thứ VIII TCN, Hoàng đế vĩ đại của thành Rome là Numa Pompilius chính là người đã đưa ra quyết định đưa thêm 2 tháng nữa vào lịch để cho tròn 12 tháng ứng với 12 chu kỳ của Mặt Trăng (như trăng tròn, trăng khuyết,…). Mỗi tháng lúc đầu chỉ có 28 ngày thôi, để làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ Mặt Trăng; do đó tổng cộng số ngày trong 1 năm lúc đó là 354 ngày.

Nhưng, vị Hoàng đế này lại cho rằng 28 là số Chẵn; nó không mang lại may mắn mà sợ sẽ mang lại sự xui xẻo nên đã quyết định rằng cho tháng 1 thêm 1 ngày trở thành 29 ngày. Còn tháng 2 không biết nguyên nhân vì sao vẫn giữ lại 28 ngày như cũ.

Lịch được đặt theo chu kỳ của Mặt Trăng lên đã dần để lộ ra những điểm khuyết thiếu; nó chưa phản ánh đầy đủ được sự biến đổi giữa thời tiết các mùa trong 1 năm. Vì chu kỳ này phải gắn liền trực tiếp dưới sự chuyển động; sự vận động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Chính vì thế nên người La Mã đã đưa ra quyết định rằng cứ 2 năm; sẽ đưa thêm vào 1 tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2, bởi vì những năm này tháng 2 chỉ có 23 ngày thôi.

Bởi sự thay đổi này mà khiến cho việc tính toán lịch trở nên rắc rối, hỗn loạn nhiều hơn. Đến khoảng năm 45 TCN, một người đàn ông tên là Julius Caesar đã đưa ra quyết định cho việc thay đổi lại hệ thống tính lịch này. Qua đó, ông vẫn giữ nguyên 12 tháng trong 1 năm; nhưng lại cho thêm ngày vào 12 tháng để làm sao cho chúng trùng với chu kỳ của Mặt Trời. Chu Kỳ của Mặt trời này chính là chu kỳ vị trí của Mặt Trời ở trên bầu trời; chứ không phải là chu kỳ của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Bởi vì lúc đó, người ta cũng chưa thể biết được rằng Trái Đất có thể quay xung quanh Mặt Trời.

Theo đó, Caesar cũng đã quy định rằng cứ 4 năm liên tiếp sẽ có 1 lần tháng 2 lại được cộng thêm 1 ngày; sao cho nó phù hợp nhất với chu kỳ Mặt Trời. Chu Kỳ của Mặt Trời được tính ra khi đó là vào 365,25 ngày; về cơ bản thì nó khá là tương đối với chu kỳ thật của Trái Đất khi quay xung quanh Mặt Trời. Hiện nay, dựa vào các máy móc, trang thiết bị hiện địa; thì các nhà khoa học đã tính được chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt trời là 365, 245 ngày.

Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu khác cho hay; lúc mới ban đầu lịch của Caesar có tháng 2 sẽ có 29 ngày, cứ 4 năm nó được cộng thêm 1 ngày lên 30 ngày. Nhưng về sau thì khi mà các tháng được đặt tên lại; ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển vào tháng 8 bởi vì tháng này được đặt với tên gọi là Augustus – tên của vị hoàng đế sáng lập ra đế chế La Mã hùng mạnh. Để làm cho tháng 8 Augustus này có độ dài bằng với tháng 7 là Julius Caesar.

Từ đó suy ra, dương lịch mà ngày này hầu hết các quốc gia ở trên thế giới sử dụng; chính là bản lịch La Mã hoàn thiện nhất qua những quá trình cân nhắc, sửa đổi, tính toán và hoàn thiện của người La Mã. Để tôn trọng lịch sử thì cách chia của 12 tháng vẫn được giữ nguyên; đấy cũng chính là lý do vì sao mà tháng 2 luôn có ít ngày hơn hẳn các tháng còn lại. Nhìn chung, đây giống như là một quy ước vậy; nó không làm tác động mạnh đến việc sử dụng thời gian biểu của con người.

Xem thêm: Xinh Nhưng Mà Vẫn Bị “Ế” Có Phải Do Lận Đận Tình Duyên Không?

Đánh giá post

Chat ngay