x

GIẾNG TRỜI TRONG PHONG THỦY LÀ GÌ? CÓ NÊN LÀM GIẾNG TRỜI HAY KHÔNG?

Ngày đăng: 02-07-2022

Tìm hiểu về Giếng Trời

1. Theo quan niệm của kiến trúc

Giếng Trời là một khái niệm liên quan đến xây dựng; dùng để chỉ một bộ phận của kiến trúc liên quan đến công trình xây dựng nhà ở, các trung tâm thương mại, trường học,… Đây là một khoảng không gian được thiết kế theo chiều thẳng đứng; nó sẽ thông từ tầng trệt lên đến tận mái của ngôi nhà hay là những tòa nhà nhiều tầng.

Giếng Trời Trong Phong Thủy Là Gì? Có Nên Làm Giếng Trời Hay Không?

Cấu tạo của Giếng Trời sẽ gồm có 3 phần, là Đáy Giếng, Thân Giếng, Đỉnh Giếng như sau:

+ Đáy Giếng: Đây là tầng thấp nhất của ngôi nhà, hay gọi là tầng trệt; là nơi để đón nhận những tia sáng từ Mặt Trời lan tỏa vào và giúp cho ngôi nhà được thông khí hơn. Do đó mà phần Đáy Giếng thường sẽ kết hợp với phòng bếp và phòng khách của ngôi nhà.

+ Thân Giếng: Nó chính là phần chiều dài sẽ xuyên suốt từ tầng trệt lên đến phần gần với phần cao nhất của ngôi nhà. Nó giúp cho ánh sáng Mặt Trời có thể đến được mọi ngóc ngách, ngõ hẻm, vị trí của cả căn nhà.

+ Đỉnh Giếng: Đây là phần cao nhất của ngôi nhà, hay tòa nhà; nó được cấu tạo từ hệ thống mái che và khung của mái che.

Xét trên phương diện kiến trúc thì Giếng Trời được xây dựng và trở thành giải pháp giúp gia tăng khả năng lấy ánh sáng; tạo ra sự thông thoáng, thoáng khí từ tự nhiên thay vì từ các thiết bị điện hay quạt dân dụng. Nó khiến cho không gian của căn nhà, tòa nhà trở nên thoáng đãng hơn; có sự giao thoa với tự nhiên hơn. Đồng thời có thể là giảm đi sự bí bách, áp bức trong việc xây dựng, thiết kế ngôi nhà mà khó lấy được ánh sáng từ bên hông.

Đây hiện trở thành những giải pháp thiết kế giúp tạo nên điểm nhấn đặc biệt và ấn tượng về không gian. Do đó, việc bố trí Giếng Trời sẽ được phân tích, thiết kế và tính toán làm sao để có thể đảm bảo khai thác được tối đa nhất lượng ánh sáng, gió cho cả căn nhà. Việc lựa chọn vị trí của cầu thang, các mặt tường cho những không gian phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách,…

2. Theo quan niệm của phong thủy

Theo như phong thủy bát trạch thì Giếng Trời sẽ mang lại sự điều hòa, sự cân bằng; cũng như sự hài hòa về các trường khí, từ trường nội thất có trong ngôi nhà, tòa nhà đó. Xét trên phương diện phong thủy học thì Giếng Trời sẽ mang lại nhiều may mắn; sự tốt lành trên các khía cạnh như sức khỏe, tình cảm gia đình, vận may tài lộc; đường công danh, sự nghiệp cũng trở nên hanh thông, thuận lợi hơn.

Điều này sẽ làm cho không khí của căn nhà trở nên thoải mái hơn; giúp cho tinh thần các thành viên trong gia đình cũng được thư thái, thả lỏng, tình cảm gia đình cũng đi lên hơn. Đồng thời giúp cho Thần Tài sẽ gõ cửa nhà bạn; mang lại nhiều cơ hội trên phương diện tiền bạc. Trên phương diện công việc cũng được trợ lực rất lớn; gặp phải trắc trở, khó khăn trong công việc cũng có thể vượt qua được một cách nhẹ nhàng và dễ dàng.

Công năng của Giếng Trời

+ Lấy, hấp thụ ánh sáng: Đối với những căn nhà mà có dạng ống, mặt tiền lại nhỏ hẹp; chiều sâu lại lớn, 3 mặt của ngôi nhà giáp với các công trình khác. Chủ nhà nên thiết kế, xây dựng Giếng Trời với kích thước sao cho phù hợp để đón lấy ánh sáng từ tự nhiên. Tạo nguồn sinh khí chứa nhiều điều tươi mới dành cho ngôi nhà. Ánh sáng từ phần mái sẽ theo Thân Giếng đi xuống; lan tỏa khắp các không gian của căn nhà.

+ Điều hòa không khí và thông gió tự nhiên: Giếng Trời có thể giúp cho ngôi nhà lấy được gió tự nhiên; giúp cho quá trình lưu thông của không khí giữa bên trong của ngôi nhà và bên ngoài của ngôi nhà diễn ra hài hòa và cân bằng hơn. Mạng lại không khí trong lành, thoáng mát cho căn nhà; tạo ra cảm giác dễ chịu, thư thái cho những người sống trong ngôi nhà này.

+ Tiết kiệm được rất nhiều các chi phí về tiền điện: Giếng Trời giúp cho không gian của ngôi nhà trở nên trong lành, thoáng mát hơn; bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho năng lượng điện, thắp sáng.

Xem thêm: Xem Tử Vi Phong Thủy Thu Hút Tài Lộc

Những vị trí của Giếng Trời trong phong thủy bát trạch

1. Giếng Trời đặt cạnh phòng ăn

Trong phong thủy học thì phòng ăn thuộc hành Mộc, nên bạn có thể sử dụng những cây cảnh, bể cá, suối nước để làm cho Thủy của Giếng Trời và Mộc của phòng ăn tương sinh với nhau. Nếu như Giếng Trời thông thoáng thì nên bố trí nó theo dạng ống hút, ống thông khói thẳng đứng; tuy nhiên ở phía trên đỉnh phải có mái che để che tránh mưa.

2. Giếng Trời gần với phòng ngủ

Khi Giếng Trời nằm sát bên cạnh phòng ngủ; cách bài trí này lại thiên về tính Mộc và tính thủy; bằng biện pháp trang trí nhẹ nhàng với những màu sắc tươi sáng hơn. Giếng Trời mà để trơ trọ hoặc là bọc khung sắt quá dày sẽ không tốt bằng Giếng Trời mà để thoáng khí, sử dụng những vật liệu gần gũi; có chất liệu làm từ thiên nhiên như gỗ, tre, trúc,…

Vị trí tốt nhất để đặt Giếng Trời

Việc thiết kế Giếng Trời cho căn nhà không những đem lại nhiều ánh sáng; thoáng gió, thoáng khí rất tốt mà nó còn làm cho yếu tố Âm Dương trong căn nhà được cân bằng nữa. Khi nhà bạn mở Giếng Trời ở khoảng giữa thì tức là bạn đang kích hoạt những luồng khí làm tăng tính hoạt động của “Trung Cung Dương Cơ”.

Song, nếu như ngôi nhà của bạn độ dài lại không nhiều, diện tích nhỏ hẹp; không bị che mất ánh sáng và không có các phòng ở giữa phải đi xuyên qua thì không cần thiết phải mở Giếng Trời ở giữa làm gì cả. Mà bạn chỉ cần xây một ống thông gió ở chỗ buồng cầu thang; sau đó thông thiên ở phía sau là đủ, nhưng thông thiên này phải kết hợp với cả sân phơi đồ và sàn nữa.

Mỗi ngôi nhà chỉ nên có một Giếng Trời thôi; mở quá nhiều Giếng Trời sẽ khiến cho căn nhà xảy ra tình trạng “Dương thịnh Âm suy”. Bởi vì lượng ánh sáng hấp thụ vào căn nhà quá mãnh liệt; khiến cho bạn và mọi thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy chói mắt. Đặc biệt là các hướng có ánh sáng mặt trời trực tiếp và gay gắt như hướng Tây.

Những lưu ý khi làm Giếng Trời trong phong thủy bát trạch

Theo như phong thủy bát trạch thì việc đặt Giếng Trời ở vị trí nào là vô cùng quan trọng. Nó tác động lớn đến tài lộc, công việc lẫn sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Do đó, bạn cần phải xem xét kĩ bố cục phong thủy của ngôi nhà thật kỹ lưỡng, tỉ mỉ trước khi tiến hành thiết kế xây dựng.

Với ý nghĩa là làm cho ngôi nhà thoáng khí, hấp thụ ánh sáng mà Giếng Trời thường sẽ được đặt tại trung tâm của Trung Cung tức là mặt bằng của ngôi nhà. Đây chính là vị trí mang đặc trưng của hành Thổ; nó cân bằng các hành khác theo cơ chế “Hỏa Thăng, Thủy Giáng, Thổ Bình Hòa” hoặc là “Mộc Chuyển, Kim Ẩn, Thổ Trung Dung”. 4 hành còn lại là Kim, Mộc, Thủy và Hỏa đều lấy hành Thổ làm nơi kết nối để tăng hay giảm sự tương tác qua lại với nhau.

Một Giếng Trời được xem là phù hợp với phong thủy bát trạch tức là phải đặt ở các cung tốt; nó không có hướng cụ thể nhưng khi đặt nó người ta thường không đặt ở hướng Bắc; đây được xem là hướng kiêng kị khi đặt Giếng Trời. Nếu như kết hợp nó với những tiểu cảnh khác sẽ hình thành nên luồng từ trường; sinh khí tốt thu được từ Giếng Trời rất là tốt.

Trường hợp ngôi nhà bị xiên xẹo, người ta sẽ đặt Giếng Trời ở những góc đó; vì nó có thể sửa chữa được góc khuyết của ngôi nhà. Nếu đặt một hồ nước ở trong Giếng Trời; nước chảy ở trên tường thì ánh sáng Mặt Trời sẽ trực tiếp chiếu xuống làm cho không gian ngôi nhà trở nên thoáng đãng, mát mẻ hơn hẳn. Nếu như bạn đặt Giếng Trời ở phòng ăn, phòng ăn thuộc hành Mộc; thì hãy sử dụng các loại cây cảnh, bể cá, suối nước để Thủy và Mộc tương sinh với nhau.

Vậy nên, trong việc bố trí nội thất bạn cần phải cân nhắc đến đặc trưng của ngũ hành để thiết kế ngôi nhà sao cho hài hòa, phù hợp nhất. Lấy ví dụ, bạn đặt một hồ nước ở trong Giếng Trời, cho phần nước chảy ở trên tường; ánh sáng Mặt Trời cũng sẽ trực tiếp chiếu xuống thì lúc này đây Thổ khắc Thủy; áp chế được sự vượng của tính Thủy, Dương sẽ bù cho Âm.

Vậy nên có thể làm giảm được sự tối tăm, tù đọng; tăng thêm sự thông thoáng, mát mẻ và thoải mái cho không gian. Còn nếu như ở phía cầu thang lượn đặt một hồ nước ở phía dưới gầm cầu thang lại làm cho tính Thủy vượng hơn. Nó sẽ rất khó để sử dụng và làm cho ngôi nhà trở nên thấp ẩm; không khí bị cô đọng, ngột ngạt.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Gương Bát Quái Trong Phong Thủy Trấn Trạch

Đánh giá post

Chat ngay