ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG HẦU ĐỒNG, HỆ THỐNG THẦN THÁNH TRONG ĐẠO MẪU
- Chia sẻ:
Đạo Mẫu – Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt
Người Việt cổ cũng có một hệ thống Tâm linh và tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú. Nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp lúa nước, lúc nông nhàn thì họ dựa vào săn bắn hái lượm những sản vật trong tự nhiên. Cho nên họ rất coi trọng các hiện tượng tự nhiên huyền bí như: mưa, sấm, chớp, gió, bão… và các vật linh thiêng; các linh hồn của người đã khuất như tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Khởi thủy của Đạo Mẫu là tục thờ Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, tục thờ các Nữ thần và thờ tứ Pháp: Mây, mưa, sấm, chớp…
Mẹ Đất, các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ. Có 3 vị nữ thần chính trông coi 3 cõi của tự nhiên: Cõi Trời – Mẫu Thượng Thiên. Cõi Đất hay Núi rừng – Mẫu Địa hay Mẫu Thượng Ngàn. Cõi sông bể – Mẫu Thoải tương ứng với các cõi ấy là các phủ: Thiên, Nhạc, Địa, Thủy.
Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước. Khoảng 50 vị thần mà tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ là những nhân vật lịch sử có công với dân tộc.
“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.
Tín ngưỡng Hầu Đồng
Hầu Đồng là một hình thức diễn xướng lại các sự tích của các vị thần, để ca ngợi công lao, bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các vị thần. Chính vì vậy nó mang sắc thái tôn nghiêm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, dụng cụ, trang phục. Nghệ thuật diễn xướng và tấm lòng tôn kính với thần linh.
Trong các dịp lễ hội tại đền, am, phủ thường hay diễn ra loại hình này. Tuy tồn tại trong tín ngưỡng của người dân nhưng về cấu trúc tổ chức, Hầu Đồng lại khá chặt chẽ. Đòi hỏi những người theo Đạo Mẫu phải thành thạo, mang tính chuyên nghiệp cao.
Đa số các ông đồng bà cốt là những người gặp phải chuyện không may trong đời sống, có người bị bệnh tật. Họ đến với hầu đồng là để tìm sự bình yên, tìm niềm vui, mong được thần thánh phù trợ cho mình.
Hiện nay có 3 kiểu ông/bà đồng. Đầu tiên là những người có căn đồng số lính (do nghiệp gia truyền, nối dõi dòng tộc). Thứ tới là những người có căn số không phải do nối dõi nhưng do căn quả cũng phải ra trình đồng mở Phủ. Cuối cùng là những người không có căn số coi lên đồng là một nhu cầu giải trí, giải tỏa…
Các hình thức Hầu Đồng
Về diễn xướng
Tất cả những ai nếu có căn đồng có thể nhập đồng và biểu diễn các giá đồng.
Giá đồng gồm 36 giá, mỗi giá đồng thể hiện một nhân vật cụ thể. Có tên tuổi và tính cách khác nhau: giá bà chúa Bắc Lệ phải khác với Mười Đồng Mỏ. Giá các đức ông thì phải oai phong, lẫm liệt, múa kiếm, bắn cung. Giá các cô bé thì phải điệu đàng, duyên dáng; giá các cậu thì nhí nhảnh, nghịch ngợm…
Trong khi hầu đồng, người được nhập đồng múa các điệu theo tính cách của từng giá đồng. Dưới Cung văn tấu lên theo làn điệu chầu văn, lời ca mô tả nhân vật của giá đồng. Tả quang cảnh nhân vật xuất hiện, kể sự tích và công đức của các Thánh.
Các phần của nghi lễ Hầu đồng
Mời Thánh nhập
Kể sự tích, công đức
Xin Thánh phù hộ và đưa tiễn.
Do đó, cuối mỗi giá đồng, cung văn đều tấu câu “Xe loan Thánh giá hồi cung”. Ban nhạc chầu văn thường có các nhạc cụ: đàn nguyệt, trống ban (trống con), nhị, sáo, phách, thanh la,… Đặc biệt, giai điệu và tiếng hát chầu văn lảnh lót mê đắm lòng người. Toàn bộ phần diễn xướng khiến người xem như lạc vào thế giới siêu nhiên của các vị Thánh.
Hệ thống thần linh trong đạo Mẫu
Vậy các vị Thánh trong Đạo Mẫu gồm những ai? Thần chủ của đạo Mẫu là vị thánh nhân nào? Các giá chúa trong đạo Mẫu?
Đạo Mẫu không chỉ thờ riêng các vị Mẫu, mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh. Với một trật tự chặt chẽ mà trật tự này được thể hiện trong các giá hầu đồng thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo trật tự nhất định.
Phụ Vương Đại Thánh – Ngọc Hoàng Đại Đế
Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, và trước tiên ta phải kể đến vị thần tối cao nhất là Ngọc Hoàng Đại Đế. Khi thỉnh đồng không thỉnh Ngọc Hoàng Đại Đế mà chỉ thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu. Vua Cha Bát Hải Động Đình với hai bà hầu hai bên.
Các vị Phụ vương đại thánh gồm:
Ngọc Hoàng thượng đế (Thiên phủ)
Bát hải Long vương (Thoải phủ)
Tản viên Sơn thánh (Nhạc phủ)
Thập diện Minh vương (Địa phủ)
Bảo hộ dân quốc Thánh Mẫu
4 vị Thánh Mẫu là 4 vị Thánh tối cao nhất của đạo Mẫu. Người ta phải thỉnh bốn vị Thánh Mẫu trước rồi đến các vị khác. Khi thỉnh mẫu người hầu đồng không bao giờ mở khăn phủ diện mà chỉ đảo bóng rồi xa giá. Quy định không ai được làm trái và hầu như thế người ta gọi là “hầu tráng mạn”. Các cụ đồng cao tuổi gọi là “Trải qua xem rạng”.
Sau giá Mẫu, từ hàng Trần Triều trở đi mới được mở khăn hầu đồng. 4 giá Mẫu lại hóa thân vào 4 giá Chầu Bà từ Chầu Đệ Nhất đến Chầu Đệ Tứ, nên coi như 4 giá Chầu Bà là hóa thân của 4 giá Mẫu.
Mẫu đệ nhất (Thiên phủ) danh hiệu Thanh Vân công chúa
Mẫu đệ nhị (Địa phủ) danh hiệu Liễu Hạnh công chúa
Mẫu đệ tam (Thoải phủ) danh hiệu Xích Lân công chúa
Mẫu đệ tứ (Nhạc phủ) danh hiệu Sơn Lâm công chúa
Ngũ vị tôn quan
Quan lớn đệ nhất thượng thiên: quyền cai Thiên phủ trên trời, là thần làm mưa làm gió, là quan trong cung điện Ngọc hoàng, mặc áo màu đỏ
Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn: Quyền cai rừng núi Lâm cung, lên rừng xuống biển tâu về Bát hải long vương, ông là vị giám sát trước để đánh trận xông pha, ông mặc áo màu xanh
Quan Lớn đệ tam thoải phủ: Là con vua Bát hải long vương, ông mặc áo bào màu trắng, cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỷ thế tà giới
Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai: quan Địa linh quyền cai đất bằng. Trách nhiệm đi khâm sai các vùng dân, giữ an lành nước Việt, ông mặc áo màu vàng
Quan Lớn đệ Ngũ Tuần Tranh: quan lớn, mặc áo bào màu xanh biển, cầm thanh long đao to
Tứ phủ Chầu Bà
Tứ vị Thánh bà hay Tứ Vị Chầu Bà được coi là hóa thân phục vụ trực tiếp của Tứ Vị Thánh Mẫu. Số lượng các vị thánh Chầu có thể lên tới 12. Các Chầu bà từ Đệ Nhất tới Chầu Lục cùng Chầu bé thường hay giáng đồng. Được biết đến rõ thần tích, nơi thờ phụng riêng. Các vị thánh khác ít giáng đồng và không mấy người biết tới.
Chầu Đệ Nhất (hóa thân thánh mẫu Thượng Thiên): Thiên phủ
Chầu Đệ Nhị (Nhạc phủ): Danh hiệu Ngôi kiều công chúa
Chầu Đệ Tam (hóa thân Mẫu Thoải) Thoải phủ: Danh hiệu Thủy Điện công chúa
Chầu Thác Bờ (Thoải phủ, Nhạc phủ): có người hầu giá, chầu đệ tam, bà chúa Thác bờ.
Chầu Đệ Tứ khâm sai Tứ phủ (địa phủ): danh hiệu Chiêu dung công chúa. Đình Cốc thượng là nơi tôn thờ Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba
Chầu Ngũ thờ ở Suối Lân , Lạng Sơn (Nhạc phủ) : Danh hiệu Suối Lân công chúa
Chầu Lục (Nhạc phủ) Danh hiệu Lục cung công chúa
Chầu Bảy (Nhạc phủ) Danh hiệu Tân la công chúa
Chầu Bát thờ ở Tiên La Thái Bình (Nhạc phủ): Danh hiệu nữ tướng Bát nàn
Chầu Cửu (Cửu Huyền Thiên Nữ – Bỉm sơn – Thanh Hóa)
Chầu Mười ở Mỏ Ba (Đồng Mỏ – Chi Lăng) Nhạc phủ: Danh hiệu nữ tướng Đồng mỏ Chi lăng
Chầu bé ở Bắc Lệ (Nhạc phủ) Danh hiệu Chầu bé Bắc lệ
Chầu bà Bản đền: Danh hiệu thủ điện công chúa
Thập vị Thủy tế
Ông Hoàng cầm quân được miêu tả một vị thánh đại diện cho một hàng trong Tứ Phủ. Đó là các Ông Hoàng hay Quan Hoàng. Như hàng Quan Lớn, các Ông Hoàng là những hoàng tử, danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng.
Hàng Ông Hoàng gồm:
Ông Hoàng Cả (Thiên phủ): Danh hiệu ông Hoàng quận, Lê Lợi. Ông Hoàng Đôi (Người Mán): Nhạc phủ. Ông Hoàng Bơ thoải cung, Ông Hoàng Tư (Thoải phủ): danh hiệu ông Hoàng khâm sai. Ông Hoàng Năm, Ông Hoàng Lục Thanh Hà, Ông Hoàng Bảy (Nhạc phủ): danh hiệu ông Hoàng Bảo Hà. Ông Hoàng Bát quốc (Thoải phủ): danh hiệu Ông Đệ bát đồng bằng sông Diêm. Ông Chín Cờn (Thiên phủ): danh hiệu ông Cờn môn, Ông Hoàng Mười (địa phủ): danh hiệu ông Nghệ An.
Tứ phủ Tiên Cô
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu, Chúa Mường, Chầu Bà.
Các Tiên Cô đều là những cô gái đoan trang, gương liệt nữ, cũng có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân suy tôn và lập đền thờ phụng. Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
Cô cả Thượng Thiên (Thiên phủ), Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc phủ), Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải Phủ) tức là cô bơ bông, cô bơ Tây hồ, Cô Tư Ỷ La (địa phủ), Cô Năm Suối Lân (nhạc phủ), Cô Sáu Lục cung (Nhạc phủ), Cô Bảy Kim Giao (nhạc phủ), Cô Tám Đồi Chè (nhạc phủ), Cô Chín thượng ngàn, Cô Chín Giếng (cô 9 Sòng), Cô Mười Đông mỏ (nhạc phủ).
Cô bé: Cô bé Thượng ngàn; cô bé Đông Cuông (Nhạc phủ); Cô Bé Suối Ngang Hữu lũng; Cô Bé Thoải phủ. Cô Bản đền bản cảnh. Cô cả núi Dùm. Cô cả Bắc Ninh. Cô đôi cam đường (nhạc phủ). Cô Bé Sa Pa, Cô Bé Thạch Bàn, Cô Bé Chín tư – cô bé lục cung, Cô Bé Bắc Nga, Cô Bé Tân An, Cô Bé Xương Rồng, cô bé Xương Long, Cô Bé Cấm Sơn, Lào Cai, Cô bé Đèo Kẻng (Thất ô), Bé Tân An (Lào cai), Cô bé Cây xanh (Bắc Giang), Cô bé Nguyệt hồ (Bắc Giang), Cô bé Minh Lương(Tuyên Quang), Cô Bé Tây Hồ, Cô bé Thác Bờ (hòa Bình) Thoải phủ, Cô bé Thoải phủ (Thoải phủ), Cô bé Đồng Đăng, Cô bé Mỏ Than, Cô bé Bản Đền, Cô bé Den (Cô bé Sóc): Nhạc phủ.
Thập vị Triều Cậu
Tứ phủ Thánh Cậu là những người chết trẻ, từ 1- 9 tuổi, hiển linh thành các bé Thánh.
Người ta không biết rõ đầy đủ về 10 hay 12 vị thuộc hàng Cậu, họ là các phụ tá của các Ông Hoàng. Thường thì lần lên đồng nào cũng có giá Cậu bơ (ba) và Cậu bé. Đó là những giá đồng có tính cách phóng túng, nghịch ngợm, quần áo kỳ cục, lời nói ngọng nghịu của trẻ con, kèm theo các điệu múa lân hay múa hèo khá sôi nổi.
Tứ phủ Thánh Cậu gồm có:
Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy (Thiên phủ), Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn, Cậu Hoàng Đôi (Nhạc phủ)
Cậu Hoàng Bơ (Thoải phủ), Cậu Hoàng Tư, Cậu Hoàng Năm, Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang (Cậu Hoàng Quận) Nhạc phủ.
Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông,…
Ngũ hổ và Ông lốt
Ngũ hổ
Trong điện thần Đạo Mẫu có thờ Ngũ Hổ, biểu tượng Sơn thần, : Ngũ Phương. Tượng Ngũ Hổ thường được thờ ở Hạ Ban, tức bàn thờ phía dưới của ban thờ Công Đồng. Lễ vật dâng thường là thịt sống, Trứng vịt cũng có khi thần Ngũ Hổ nhập đồng.
Hắc Hổ: phương Bắc, Bạch Hổ: phương Tây, Hoàng Hổ: trung tâm, Thanh Hổ: phương Đông, Xích Hổ: phương Nam.
Ông lốt (Rắn): Là biểu tượng của Thuỷ thần. Thường là cặp rắn trắng – xanh là Bạch Xà – Thanh Xà. Linh tượng lưỡng xà nằm vắt ngang phía trên ban thờ Công Đồng. Gồm: Thanh Xà Đại tướng quân và Bạch xà đại tướng quân.
Tóm lại, Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn… là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt. Đạo Mẫu mang lại cho con người sức mạnh, niềm tin giữa cuộc đời. Một tín ngưỡng thể hiện ý thức cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước. Một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất”.
Xem thêm: Hội lễ Mẫu Liễu Hạnh
- Chia sẻ:
- ĐẶT CHỔI QUÉT NHÀ Ở ĐÂU ĐỂ TRÁNH XUI XẺO CHO GIA ĐÌNH?
- VĂN HÓA ĂN CHAY VÀ ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH
- TRỘM VÍA LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI KÈM THEO TỪ NÀY MỖI KHI KHEN TRẺ CON?
- 24 TIẾT KHÍ TRONG NĂM SỬ DỤNG TRONG TỨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO
- 4 ĐỒ VẬT NÊN ĐẶT TRÊN BÀN THỜ ĐỂ MANG LẠI LINH KHÍ
- XEM CUNG TẬT ÁCH TRÊN GƯƠNG MẶT DỰ ĐOÁN BỆNH TẬT
- XEM CÁC GÒ TRÊN LÒNG BÀN TAY CỦA MỘT NGƯỜI
- SAO MỘC ĐỨC LÀ GÌ? BỊ SAO MỘC ĐỨC CHIẾU MỆNH THÌ TỐT HAY XẤU?
- TOP 9 TRANH PHONG THỦY PHÒNG KHÁCH NÊN TREO ĐỂ VƯỢNG KHÍ VÀ THU HÚT TÀI LỘC
- TẠI SAO THÁNG 2 LẠI CÓ 28 NGÀY MÀ KHÔNG PHẢI THÁNG KHÁC?