x

TAM ĐA LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC CỦA TAM ĐA

Ngày đăng: 10-05-2022

Ở nhiều gia đình người Việt, ngoài việc thờ cúng ông bà tổ tiên hay Thần Phật thì việc bày tượng Tam Đa là một việc vô cùng phổ biến. Tam Đa chính là 3 ông Phúc – Lộc – Thọ, luôn đi kèm với nhau; là đại diện, biểu tượng của ước muốn, tham vọng của con người bất biến qua thời gian là giàu có, may mắn và trường thọ.

Tam Đa là gì?

Tam Đa là một lời chúc rất ý nghĩa của người dân Việt Nam, ý nghĩa của nó chính là “Đa Phúc, Đa Lộc và Đa Thọ”. Tức là chúc cho người nhận được lời chúc này sẽ có sức khỏe dồi dào; gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, buôn bán phát tài phát lộc và sống lâu trăm tuổi. Tam Đa Phúc – Lộc – Thọ chính là biểu tượng cho 3 điều hạnh phúc nhất của một đời người; chính là Phúc – con đàn cháu đống, ngoan ngoãn, hiền lành, hiếu thảo, Lộc – là tài lộc, phát tài phát lộc, dồi dào, rủng rỉnh, Thọ – sức khỏe, sống lâu trăm tuổi.

Nguồn gốc của Tam Đa

1. Truyền thuyết thứ nhất

*Ông Phúc: tên thật là Quách Tử Nghi, là thừa tướng đời nhà Đường của Trung Hoa cổ đại. Xuất thân là một quý tộc đời đường; sở hữu rất nhiều điền đất, ruộng vườn, trải dài khắp đất nước. Nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia vào việc triều chính, phò vua giúp nước. Là một vị quan thanh liêm, sống ngay thẳng, liêm khiết; không vì vinh hoa phú quý mà đánh mất đi phẩm chất, nhân cách hay đạo đức của bản thân mình.

Bởi vì là quan thanh liêm nên gia cảnh cũng không còn được khá giả nữa; đổi lại thì gia đình ông Ngũ Đại Đồng Đường, con cháu đề huề, hiếu thảo; lúc mất đi thì con cháu năm đời đều có đủ đầy. Ông cùng vợ mất năm 83 tuổi và được con cháu hợp tác cùng nhau.

*Ông Lộc: tên thật của ông chính là Đậu Tử Quân; làm quan đến chức thừa tướng của nhà Tấn của Trung Hoa cổ đại. Song ông lại là một tham quan, đã hưởng thụ không biết bao nhiêu là châu báu, vàng bạc, đất đai, đút lót của nhiều kẻ nịnh thần, nịnh bợ, mua chuộc quan, bán tước vị. Ngoài ra cũng sử dụng tiền bạc để chạy tội cho bản thân, con cháu cũng như nhiều quan khác.

Trong nhà của ông thì tiền bạc, của cải phải nói là chất đầy như núi; điều mà ông thiếu duy nhất chính là cháu đích tôn. Vậy nên ông lo nghĩ quá độ, nảy sinh sự buồn rầu, ngã bệnh mà chết. Trước khi mất, ông cũng không nhắm mắt được; đã than rằng “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên và cho bản thân ta?”

*Ông Thọ: tên thật của ông là Đông Phương Sóc, làm thừa tướng dưới thời nhà Hán; triết lý làm quan của ông chính là “đã làm quan thì phải lấy lộc, không lấy lộc thì làm quan làm gì?” Ông coi việc buôn chính trị chính là loại buôn bán khó nhất nhưng lãi lại là to nhất.

Tuy nhiên, bản thân ông vẫn là quan thanh liêm; bởi vì ông nhất định không nhận đút lót, hối lộ mà chỉ thích lộc do vua ban thưởng mà thôi. Đông Phương Sóc hưởng tuổi thọ lên đến 125 tuổi, vậy nên thế gian mới gọi ông là ông Thọ. Khi chết thì chỉ có đứa chút 4 đời lo hậu sự ma chay cho bởi con cháu chắt đã chết hết cả rồi.

2. Truyền thuyết thứ 2

Thời cổ đại của Trung Quốc, là giai đoạn trị vì của Hoàng Đế Nghiêu – là bậc thánh nhân, thánh hiền, sáng suốt, thông tuệ, trong lịch sử Trung Hoa ông có công lao vô cùng lớn. Dưới thời đại cai trị của mình, khắp đất nước Trung Hoa không bị thiên tai, bệnh dịch hay chiến tranh tàn phá. Cuộc sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc, đủ đầy; trật tự trị an rất tốt, đi ngủ không phải cài cửa.

Nhờ vào một trái tim nhân hậu, trí tuệ thông tuệ của bản thân; vua Nghiêu đã mang lại một cuộc sống hạnh phúc, no đủ và an lạc cho dân chúng của mình. Vào một năm, nhân dịp Tết, Vua Nghiêu đi tuần tham quan núi non; thăm hỏi cuộc sống của bách tính, nhân dân. Đã có một viên đại thần xin yết kiến đức vua, chúc vua “Đa Phúc, sinh được nhiều con trai! Đa Lộc, giàu có thịnh vượng, nhiều của cải! Tuổi Thọ, sống lâu muôn tuổi!”.

Sau khi vua Nghiêu nghe xong đã than rằng “Nhiều con trai thì sẽ phải lo lắng nhiều, nhiều của cải thì sẽ phải suốt ngày bận rộn mà chẳng chút thảnh thơi. Sống càng lâu thì lại càng phải trải nghiệm nhiều, tâm tư nhọc nhằn vì lo toan, mạt mày dày dặn.” Đức Vua đã không nhận lời chúc đó, đã nhường lời chúc đó cho bách tính, con dân trăm họ. Cũng từ đó mà người dân Trung Hoa có tục lệ thờ cúng Tam Đa; nghĩa là thờ 3 ông Phúc – Lộc – Thọ.

Ý nghĩa của Tam Đa trong phong thủy

*Ông Phúc: Tượng trưng cho sự tốt đẹp, may mắn. Theo quan niệm của người xưa thì ông Phúc tượng trưng cho gia đình đông con đông cháu. Là gia đình có phúc nên trong một số hình ảnh sẽ thấy cảnh một đứa trẻ nắm lấy tay áo của ông Phúc; hoặc là hình ảnh nhiều đứa trẻ vây quanh ông Phúc. Ngoài ra có thể là hình ảnh có con dơi bay xuống ông Phúc; bởi theo phiên âm tiếng Hán thì từ “dơi” đọc gần giống với từ “Phúc”.

*Ông Lộc: Hay còn được gọi là Thần Tài, là biểu tượng của sự giàu có, phú quý và sự thịnh vượng. Theo như truyền thuyết thứ nhất thì ông Lộc là một vị quan lớn; sinh ra tại Giang Tây và sống vào đời Thục Hán – Trung Quốc. Ông thường hay mặc bộ áo màu xanh lục, đọc gần giống với chữ “Lộc”; trên tay cầm “cái như ý” hoặc là đi cùng với hình ảnh một con hươu đứng ở bên cạnh. Bởi vì trong tiếng Hán từ “hươu” phát âm gần giống với chữ “Lộc”.

*Ông Thọ: là biểu tượng của sức khỏe, sự sống lâu, trường thọ. Ông Thọ trong phong thủy sẽ gắn liền với hình ảnh râu tóc bạc phơ, trán hói và dô cao; trên tay cầm quả đào và bên cạnh thường có thêm hình ảnh của một con hạc.

Xem thêm: Cung Hoàng Đạo Có Tỷ Lệ Người Giàu Nhất Thế Giới Cao Nhất

Đánh giá post

Chat ngay