x

SỰ TÍCH NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VÀ TRẬT TỰ SẮP XẾP THẾ GIỚI

Ngày đăng: 16-04-2021

Tín ngưỡng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế

“Đấng thần tiên Thiên đình nhất phẩm

Quyền tối cao uy lẫm Linh Tiêu

Chân tu lục giới đều yêu

Chư thần kính mộ sớm chiều ngợi ca.”

Hay,

“Thiên Định Kỷ Nguyên, Thụy Ứng Ngọc Hoàng giáng lai

Địa linh thiên cổ, điện đài thượng đế ngự long đầu.”

Ngọc Hoàng là dạng thức biến thể danh xưng từ tín ngưỡng thờ Trời, Ông Trời,… của người Việt. Ông Trời biến danh thành Ngọc Hoàng và nhiều tên gọi khác tùy thuộc vào từng biến thể ở mỗi tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau. Ngọc Hoàng là đấng thần chủ tối cao. Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trong đạo Mẫu quen gọi Vua Cha Ngọc Hoàng. Đạo Cao Đại gọi Đấng Thái Cự Thánh Hoàng. Ngọc Hoàng với tên gọi khác là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thần Trụ Trời, Ngọc Hoàng, Ngọc Đế hay Vua Cha Thiên Phủ.

Ngọc Hoàng Thượng Đế là đấng thần chủ tối cao. Ngài đứng đầu các vị thần, tiên. Ngài có quyền lực điều khiển vạn vật thế gian, gió mây sấm chớp, …

Sự tích Ngọc Hoàng Thượng Đế và cách giải thích nguồn gốc thế giới

Xuất phát từ mục đích giải thích về sự hình thành và nguồn gốc thế giới, trời đất này. Dân gian dùng câu chuyên về thần Trụ Trời. Ngoài ra, quan niệm Phật Giáo Ấn Độ và Đạo Giáo Trung Quốc kết hợp với sự biến đổi theo văn hóa bản địa của người Việt mà hình thành nên. Tại Việt Nam, đền Đậu An Hưng Yên có lịch sử hơn hai nghìn năm lịch sử thờ Ngọc Hoàng Đại Đế lại minh chứng đây là tín ngưỡng bản địa.

Từ khi chưa có thế gian, chưa có muôn vật. Trời – Đất hỗn độn với nhau, không phân chia sáng tối, tất thảy đều tối tăm, chồng chéo lên nhau. Bỗng một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần dùng đầu đội trời lên cao. Rồi thần đắp đất đá thành một cái cột để chống trời. Cột càng được đắp lên cao bao nhiêu thì bầu trời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần hì hục đào đắp để nâng vòm trời lên mãi lên mãi.

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp. Nơi trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đất phân chia tách bạch, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắp nơi. Vì thế, cột trụ trời bây giờ không còn nữa, nhưng vết tích của cột vẫn còn ở núi Yên Phụ thuộc Kim Môn, Hải Dương Còn những nơi đất đá văng đến, thì thành núi đồi, gò đống; những chỗ bị đào thì thành biển sâu hồ rộng. Rồi những thần khác xuất hiện nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển…

Một số truyền thuyết khác về Ngọc Hoàng 

Ngọc hoàng là người phàm, đã tu luyện qua một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp. Mỗi kiếp 12 960 năm. Theo truyền thuyết này thì ngài là người có quyền hạn và tu vi lớn nhất lục giới Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên. Nên các chư thần đều kính mộ ngài phong làm Đế. Thiên Đế phân chia pháp lực cho các thần cai quản các nơi với các chức vị khác nhau.

Ngọc Hoàng và ngôi đền có niên đại 2.200 năm tuổi tại Hưng Yên

Theo truyền thuyết, Đền Đậu An có từ thuở khai thiên lập địa thờ Ngũ lão tiên ông. Đền này chính thức được ghi tên vào lịch sử với tên gọi là Thụy Ứng Quán vào năm 226 trước Công nguyên. Trước cả thời gian Bắc thuộc. Sau khi nhân dân đến Đền quán thắp hương, xin lộc thấy ứng đã chung tay góp tiền Đền thêm linh thiêng hơn. Người đời quen gọi là đền Đậu An thờ Ngọc Hoàng.

Người dân tộc Dao tin rằng, trên trời có Ngọc Hoàng. Cùng các thần linh, Bàn Vương thủy tổ của mình. Đó là những đâng phù hộ độ trì cho họ và con cháu. Nên nên lúc khỏe mạnh, ăn nên làm ra là được các đấng ấy phù hộ.

Các Thái Cực thiên do Ngọc Hoàng sắp xếp, gồm có:

Trời có 13 tầng, mỗi tầng có 30 000 dặm. Khu vực ngoài trời gọi là Vô Cực. Còn khu vực trời trong gọi là Thái Cực. Thái Cực Thiên, lại phân ra năm thiên là: Đông, Tây, Nam, Bắc, trung thiên.

Trung Thiên: là nơi cư ngụ của Ngọc Hoàng điều khiển 36 thiên, 3000 thế giới và dưới là 72 địa sát, tứ đại Bộ Châu có các sinh linh đang sống.

Bắc Thiên: Ngọc Hoàng giao cho Tử Vi Đại Đế cai quản. Phương này chủ về việc ban tiền bạc tài sản. Toàn bộ các vì chúng sao trên trời và giáng họa phúc của con người.

Nam Thiên: tại đây do Văn Xương Đế Quân, Văn Hành Thánh Đế cai quản. Thiên này quản lí việc theo dõi ghi chép công tội, hoặc bổ nhiệm các Thiên Tử ở nhân gian thăng giáng các cấp của tất cả các chư thần.

Đông Thiên: Ngọc Hoàng để tam quan Đại Đế cai quản. Tại đây chủ về ban phúc tăng tuổi thọ, giải tai xá tội trừ nạn cho sinh linh.

Tây Thiên: phương này do Như Lai Phật. Sau này truyền cho Phật Tổ Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni. Tại đây chủ về giáo dục tâm linh cho con người. Dạy họ làm lành tránh dữ và quy y theo phật để tu đạo giải thoát.

Nơi ở của Ngọc Hoàng Thượng Đế

Ngọc Hoàng ngự ở Trung Thiên, gọi là Thiên đình. Đầy là triều đình trên bầu trời. Nó có tổ chức giống như triều đình phong kiến ở Việt Nam. Nhưng chặt chẽ, khoa học, quy củ hơn. Thiên đình có 325 cung Trời chính là các tầng trời hay tầng cảnh giới, còn gọi là Thiên Đường. Trong này, có một cung chính là Ngọc Hư Cung và Điện Linh Tiêu cùng 72 cung Tiên thuộc tầng trời Tối Đại Thượng Thiên.

Về góc độ vật lý, số lượng cung Trời ứng với 325 loại hạt hạ nguyên tử nguyên thủy; đó chính là nguyên lý để các nhà khoa học tìm ra bản nguyên của vũ trụ và cội nguồn sinh ra thế giới.

Bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế có Nam Tào, Bắc Đẩu. Văn Xương Đế Quân cai quản sự học hành. Quan Thánh Đế Quân, Thần Tài Võ coi việc mua bán. Thần Nông Tiên Đế coi về nghề nông. Thiên Y cai quản về Y Thuật. Đông Nhạc cai quản các địa phương. Địa Phủ như Thanh Sơn Vương, Thành Hoàng Gia, Thổ Địa Công, Địa phủ còn những vị coi về âm phần như Phong Đô Đại Đế và Thập Điện Diêm Vương.

Một số đền thờ Ngọc Hoàng trải nổi tiếng

  1. Đền Đậu An thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
  2. Đàn Nam Giao thuộc di tích cố đô Huế. Nhà vua các triều Nguyễn có quyền làm lễ Trời Đất hàng năm. Hành động này nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng Đế tuân theo mệnh Trời, Ngọc Hoàng mà cai trị dân chúng. Tế Nam Giao được quan niệm là lễ tạ ơn, báo cáo với trời đất về sự hiện diện của vương triều, cầu mong sự trường tồn của một thời đại, sự thịnh vượng của quốc gia, quốc thái dân an.
  3. Đàn Kính Thiên Tràng An thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  4. Chùa Ngọc Hoàng tại thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
  5. Chùa Ngọc Hoàng tại số 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM: Tại đây, những cặp vợ chồng hiếm muộn thường thành tâm cầu con ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Ngoài cầu con chùa mang nét linh thiêng trong việc cầu tình duyên. Người dân quan niệm, chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.
  6. Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại xã Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình
  7. Điện thờ Ngọc Hoàng thuộc Núi Cô Tô, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
  8. Chùa Vân An thuộc Thị trấn Bảo Lạc, Cao Bằng
  9. Đền Ô Xuyên thuộc xã Cổ Bì huyện Bình Giang, Hải Dương

Thờ cúng, cầu tài Ngọc Hoàng

Quan niệm dân gian, Ngọc Hoàng tự thân giáng hạ nhân gian. Các vị thần tiên đang cai quản dưới hạ giới như : Thổ Công Táo Quân, Địa Phủ, Thành Hoàng, Thổ Địa, các vị thần sông, thần núi, thần đường, thần giếng, thần cửa, vua bếp, thần cây… đều chờ đón nghinh thỉnh Ngọc Hoàng hạ phàm đầu năm định xét phúc tội .

Được lệnh của Ngọc Hoàng các vị thần tiên sẽ xá tội và ban phúc cho 10 phương, 6 cõi , nên tất cả nhân gian trong Tam giới làm lễ nghinh thỉnh Ngọc Hoàng và cầu phúc. Vì vậy ở các Đền, Miếu, Quán, Thành Hoàng các nơi dâng 18 món ăn và tấu sớ cầu mong cả một năm Ngọc Hoàng xá tội, ban phúc.

Nhất là những nhà có người thân mới mất dưới địa phủ, những người mất bị oan nghiệt , oan trái, hoặc người chết đường vong hồn còn phiêu bạt nơi đất khách quê người. Hoặc nhiều nhà tổ tiên nặng nghiệp. Mong Ngọc Hoàng xá tội nhanh chóng được siêu thoát và đi đầu thai. Phù cho tất cả mọi sinh linh đang sinh sống trên nhân gian được an khang, đò đầy mãn quả.

Phong tục cúng vía Ngọc Hoàng được người dân Việt Nam duy trì đến ngày nay. Theo quan niệm, cúng Ngọc Hoàng phải được cúng vào giờ Tý. Giờ này là giờ bắt đầu một ngày mới khi mặt trời còn chưa mọc. Vì vậy, chuẩn bị lễ vật cúng mùng 9 tháng Giêng. Ngoài ra, có lễ hội lớn tại Đến Đậu An vào ngày 8/4 Âm Lịch hàng năm.

Mâm lễ cúng Ngọc Hoàng

Chuẩn bị lễ cúng đơn giản, thường gồm: nhang, nến, đĩa hoa quả, hoa tươi, nước hoặc trà. Người nào cầu kì thì sắm đủ Lục lễ là: hương, đăng, hoa, trà, quả, phẩm. Phẩm là những loại vật phẩm khô như bột khoai, mộc nhĩ, đông cô, táo tàu, bùn tàu, tàu hủ ki,… dùng theo hệ số lẻ là 5, 7 hay 9 loại tùy theo gia chủ.

Có thể chuẩn bị thêm vàng mã, tiền vàng. Món đường cúng Ngọc Hoàng là loại đường mía, được thêm màu vàng, đỏ hay hồng, sau đó nấu đổ vào khuôn thành hình tháp lục giác, kỳ lân, hay lý ngư, thỏi vàng…

Văn khấn cúng Ngọc Hoàng

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.

Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.

Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.

Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La Hán, các đức Hộ pháp.

Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.

Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.

Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.

Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản …( đọc địa chỉ gia chủ)

Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ … các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ … các cô bé đỏ cậu bé đỏ.

Hôm nay ngày .. tháng … năm …

Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con…)

Có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, Phật, các cung các cõi linh thiêng.

Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió.

Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên.

Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Xem thêm: Nghi thức làm lễ phóng sinh tại nhà 

Đánh giá post

Chat ngay