x

CÁCH SẮM LỄ VÀ VĂN KHẤN LỄ VU LAN THÁNG 7

Ngày đăng: 03-08-2023

Phân biệt giữa lễ Vu Lan và ngày lễ cúng cô hồn hay ngày Xá Tội Vong Nhân

Lễ Vu Lan hay còn được gọi là Vu Lan báo hiếu, được bắt nguồn từ một truyền thuyết tâm linh của dân gian được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và đời sống của nhân dân Việt Nam. Dựa theo truyền thuyết của Đạo Phật thì Bồ Tát Mục Kiền Liên chính là Đại đệ tử của Đức Phật. Ngài là một người đệ tử có được thần thông sau khi đã chứng quả La Hán, Ngài đã tưởng nhớ và muốn biết xem mẹ mình hiện tại ra sao, vậy nên đã sử dụng thần thông của mình để tìm kiếm.

Sau khi sử dụng thần thông của mình, Ngài đã nhìn thấy mẹ mình gây ra rất nhiều nghiệp ác nên đã rơi vào địa ngục A Tỳ làm quỷ, phải chịu cảnh đói khát và sự tra tấn, hành hạ rất khổ sở. Sau đó, Ngài đã tìm cách để có thể cứu mẹ mình nhưng lại không được. Về sau Ngài được Đức Phật chỉ cho cách chính là phải cúng chư Tăng vào dịp rằm hàng tháng 7, nhờ phước đức của đông đảo mười phương chư Tăng mới cứu được mẹ của mình thoát khỏi khổ ải và đau đớn từ địa ngục.

Bồ Tát Mục Liên đã làm theo lời chỉ bảo của Đức Phật, quả nhiên vong mẫu được giải thoát khỏi địa ngục, thoát kiếp làm ngạ quỷ và sanh về cảnh giới lành. Cũng kể từ đấy mà dân chúng thường sẽ tổ chức các buổi lễ cầu siêu cho những người thân đã khuất của mình vào ngày này. Chính vì vậy mà Rằm tháng 7 được chọn là ngày lễ Vu Lan.

Trên phương diện về quan niệm văn hóa, các nhà nghiên cứu cho hay, người Việt Nam thường sẽ làm một mâm cơm cúng vào dịp Rằm tháng 7 để các cô hồn dã quỷ, vong hồn được siêu thoát. Vậy nên nó được xem là lễ Xá Tội Vong Nhân hay là tháng cô hồn.

Ngoài ra, lễ Vu Lan là dùng để cầu siêu cho cha mẹ mình được siêu thoát. Lễ Xá Tội Vong Nhân là dùng để cúng cho các linh hồn, vong hồn không nơi nương tựa, phiêu đãng, vật vờ và không có người thờ cúng được siêu thoát và để làm phúc cho chính mình.

Lễ Vu Lan thường sẽ diễn ra vào ngày nào?

Lễ Vu Lan hay được gọi là lễ báo hiếu, đây là một trong những ngày lễ lớn nhất của Đạo Phật. Với mục đích nhằm tưởng nhớ, để báo hiếu, báo ân về công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Qua hàng ngàn, hàng vạn năm và lắng đọng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, ngày nay lễ Vu Lan không còn là một ngày lễ của Đạo Phật nữa mà nó đã trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người Việt rồi.

Lễ Vu Lan sẽ được diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, hay còn được gọi là ngày Rằm tháng bảy. Trùng với ngày Xá Tội Vong Nhân cũng là truyền thống phong tục của văn hóa châu Á. Lễ Vu Lan là ngày để báo hiếu, báo ân đến cha mẹ mình, ông bà và tổ tiên của mình từ kiếp này và những kiếp trước đấy nữa.

Mâm để cúng lễ Vũ Lan sẽ bao gồm những vật phẩm nào?

Tháng 7 bên cạnh là tháng Vu Lan báo hiếu thì nó còn là tháng cô hồn nữa. Vậy nên việc sứm lễ, chuẩn bị một mâm cơm cúng sẽ còn tùy thuộc vào mục đích mà gia chủ muốn cúng nữa. Thông thường, một gia đình sẽ chuẩn bị đến 3 mâm cơm cúng, 1 mâm là dùng để cúng Phật, 1 mâm là cúng gia tiên nhà mình và 1 mâm dùng để cúng vong hồn, cô hồn, làm phúc. Trong Đạo Phật thì luật Nhân – Quả sẽ được đặt lên hàng đầu, trong tháng này nên hạn chế sát sinh, nên phóng sinh. Do đó mà mâm cơm dùng để cúng phần lớn cũng sẽ là những mâm cơm chay.

Do đó, mâm cỗ chay dùng để cúng Phật sẽ bao gồm xôi có thể là xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ hoặc là xôi vò hạt sen. 1 đĩa giò hoặc là chả lầm chay, 1 đĩa nem hoa quả hoặc ném nấm hay nem chay, 1 bát canh rau củ hoặc canh nấm, miễn là canh nấu chay, 1 đĩa rau củ xào chay.

Ngoài ra, có thể cắm thêm hoa sen, hoa cúc lên bàn thờ Phật. Nếu như bàn thờ Phật là mâm cúng chay rồi thì mâm của gia tiên sẽ là mâm cỗ mặn. Bởi vì theo quan niệm của dân thì “trên chay dưới mặn”, nghĩa là hoa quả ở trên, dưới sẽ là một mâm cỗ mặn. Còn mâm cỗ mặn dùng để cúng gia tiên, thần linh sẽ gồm có: gò cúng luộc, xôi gấc hoặc xôi đỗ, 1 đĩa nem rán, 1 bát canh, 1 đĩa chả giò và 1 đĩa nộm

Cách cúng lễ Vu Lan

*Giờ chuẩn dùng để cúng lễ Vu Lan: Lễ Vu Lan là một buổi lễ cầu siêu, dùng để tưởng nhớ, báo hiếu công ơn của ông bà, tổ tiên, cha mẹ. Do đó, nên làm lễ Vu Lan này vào buổi sáng, nếu như nhà bạn theo Đạo Phật thì bạn nên làm lễ ở chùa trước tiên, sau đó mới làm lễ và thắp hương để tưởng nhớ cha mẹ, ông bà tổ tiên ở nhà của mình.

*Cách bài trí mâm cúng lễ Vu Lan: 1 đĩa cau trầu, 1 lọ hoa tươi, 1 đĩa ngũ quả, hương, đèn hoặc nến, trà, rượu, vàng mã vừa đủ, 1 mâm cơm chay nếu thờ Phật và 1 mâm cơm mặn để cúng ông bà, tổ tiên.

  1. Văn khấn để cúng lễ Vu Lan

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy.…….…….…….

Tín chủ chúng con là: .…….…….…….

Ngụ tại : .…….…….…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án

Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản Cảnh Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân và tất cả các vị thần linh cao quản trong khu vực bày.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo.

Do vậy, kính dâng lễ bạc, giải tỏ lòng thành, nguyện vọng nạp thu. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Cúng Cô Hồn Tháng 7 Đúng Chuẩn

Đánh giá post

Chat ngay