x

TỤC ĐỐT VÍA LẤY MAY, CẦU TÀI CHIÊU LỘC

Ngày đăng: 05-06-2021

Tục đốt vía giải xui như thế nào cho đúng cách?

“Đốt vía” hay “lấy vía”, “đốt phong long” có lẽ đây là cụm từ chúng ta đã được nghe rất nhiều. Trong đời sống, không ít lần bạn chứng kiến người khác đốt vía trong hàng quán, gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên để thực hiểu về tục này, không phải ai cũng rõ tường tận. 

Vía lành và nặng vía

Phong long là danh từ chính thức của đốt vía. Nghĩa âm Hán – Việt phong long là “gió rồng”. Luồng gió tà khí sinh ra từ những người phụ nữ bị hư thai, hỏng thai hoặc phá bỏ thai. Những tà khí này mang sự ô uế, đen đủi khiến mọi việc trở nên xấu không như mong muốn.

Dân gian cho rằng, phong long có thể gây ra những hậu quả như: làm cái gì cũng không thành, trong người khó chịu, hay nóng gắt, gây gổ, gia đình lục đục, bệnh tật, thi cử rớt lên rớt xuống, đi xe thì xe hỏng,… Đặc biệt, với những người làm kinh doanh vốn đã rất coi trọng vấn đề này. Họ tin vào những điều xui xẻo mà phong long gây ra như buôn bán ế ẩm, công việc làm ăn trì trệ, bị khách trả hàng, bom hàng, lỗ nhiều hơn lãi. Nhà có trẻ nhỏ mới sinh, kị gặp những người đến thăm hỏi nặng vía, khiến bé quấy khóc. 

Theo truyền thống tín ngưỡng, con người ngoài phần người thì sẽ có phần hồn và vía đi theo. Người có vía lành sẽ mang tới được nhiều may mắn và chủ cửa hàng sẽ bán được hàng. Tuy nhiên cũng sẽ có những người có vía dữ, vía xấu, nặng vía và đem lại sự xui xẻo, vận đen cho người bán hàng. Người bán hàng sẽ buôn bán ế ẩm, kinh doanh không thuận lợi. Do vậy, tục lệ đốt vía đã được ra đời từ đó.

Người vía lành: trong người họ âm – dương trong cơ thể tùy hòa. 

Người nặng vía: Phần âm nhiều hơn phần dương, chênh lệch với nhau. Sợ hãi quá độ, không tập trung được, lơ đãng. Hoặc một đứa trẻ mới đẻ gặp một người nào đó quấy khóc, phải vía thì người đó nặng vía, nên đốt vía. 

Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản, “vía” được xem như năng lượng sinh học trong cơ thể người. Và không những ở con người mà các loài cây cỏ thực vật cũng có. Biểu hiện là ban đêm, những gốc cây có bề rộng to lớn do nguồn năng lượng âm phát ra rất cao.

Ý nghĩa của quan niệm đốt vía chính là giúp xua đuổi đi các vía dữ, giải trừ điều xui xẻo cho tiểu thương.

Tục đốt vía trong dân gian

Đốt vía là truyền thống tín ngưỡng. Thương lái, người buôn bán thường có thói quen này. Hoặc trong một gia đình có trẻ nhỏ mới sinh đặc biệt kiêng kỵ. Bởi người lạ nào đến thăm trẻ sẽ quấy khóc lúc nửa đêm. Nên gia đình phải tìm cách đốt vía, thậm chí là làm lễ cúng vía nữa. Đối với một số trường hợp người lớn hay gặp hiện tượng bị nặng bóng vía. Như ngủ thường giật mình, không ngon giấc, hồi hộp, bất an, lo lắng.

Đốt vía người mở hàng 

Không ít người, dù đã đốt vía nhưng vẫn không xua đuổi hết tai ương, sự xui xẻo trong công việc bán hàng của mình. Vì vậy, việc nắm bắt đúng cách thức, mẹo đốt vía bán hàng là vô cùng cần thiết.

Người bán thường chọn người có vía lành. Thường là do thói quen mua bán của khách hàng, gặp khách hàng quen, mua bán nhanh chóng, người chủ cho đó là vía lành, thường mời chào không nhiều thì ít, mua mở hàng 

Cách giải vía, đốt vía

Dùng muối giải vía xui

Muối trong dân gian kỵ được tà khí, khí xấu. Như tục đầu năm mua muối lấy may. Gặp vía xấu có thể dùng muối. Muối là biểu tượng đem đến nhiều may mắn trong nhiều nền văn hóa. Muối xóa tan xú uế, làm tiêu tán sinh khí xấu, xua tan vận khí không may mắn. Đồng thời nhanh chóng rước tài lộc vào bản thân. 

Giải vía bằng muối, bạn tiến hành như sau: Khi gặp việc xui xẻo, lấy một lượng muối vừa đủ, cho vào lòng bàn tay. Sau đó ném nắm muối qua vai trái, về phía sau lưng. Nếu là là nữ, đặt nắm muối vào lòng tay phải. Người nam thì đặt nắm muối vào lòng bàn tay trái. Ngoài ra, có thể lấy muối rải mỗi góc phòng, ở trên kệ cửa sổ, lối ra vào nhà bạn, điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được nơi bạn ở mang lại may mắn

Thắp hương lấy vía, giải vía 

Lấy vía may, tránh vía dữ bằng cách thắp hương hàng ngày, vào mỗi buổi sáng. Đây cũng được xem là một cách đốt vía rất hiệu quả. Nếu được sử dụng các loại hương có mùi từ hoa nhài hoặc mùi gỗ đàn hương càng tốt. Thắp hương sẽ giúp việc làm ăn của bạn trở nên thuận lợi và hanh thông hơn.

Dùng giấy 

Đốt vía Trong buôn bán, kinh doanh

Đây là cách giải vía quen thuộc nhất. Nhất là những lần gặp vị khách khó tính. Khi mở cửa bán hàng, có khách vào xem nhưng không mua, chủ quán có thể dùng biện pháp đốt vía để giải xui, hóa giải điều xấu. Khi khách đi khỏi cửa hàng, bạn dùng mảnh giấy hoặc báo nhỏ. Sau đó, bạn châm lửa hơ ngoài cửa.

Đốt vía khách nam: hơ tròn 7 lần tượng trưng cho 7 vía bị xua đuổi. Nếu là khách nữ, bạn hơ 9 lần tương ứng cho việc xua đi 9 vía. 

Cùng với đó, bạn tiến hành đọc nhẩm trong mồm câu chú: “Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi”. Hoặc khấn “3 hồn 9 vía, 3 hồn 7 vía, vía lành thì ở vía dữ thì đi”. Vừa đốt vừa di chuyển cho làn khói nóng lan tỏa ra khắp xung quanh, đề phòng hỏa hoạn – cháy nổ để xua đuổi các năng lực tiêu cực. 

Đốt vía sau khi đi đám tang

Đốt giấy, hơi vía, tục lệ đốt vía còn áp dụng sau khi đi đám tang về. Hoặc đi qua khu vực u ám. Theo quan niệm tín ngưỡng, việc làm này sẽ giúp loại bỏ đi các năng lượng xấu bám theo bên ngoài. 

Đốt vía cho trẻ em

Người xưa truyền tai nhau cách đốt vía cho trẻ sơ sinh. Để mỗi lần trẻ quấy khóc không rõ lý do. Đối với những gia đình có trẻ em sơ sinh, họ rất hay kiêng kị vấn đề hồn vía này. Cụ thể nếu gia đình có người lạ đến thăm, em bé tự dưng quấy khóc nhiều hoặc lúc ngủ hay bị giật mình sợ hãi thì gia chủ sẽ cho rằng em bị đang bị “phải vía”. Do người khách đó nặng vía. Hoặc khi đi ra ngoài vào ban đêm hoặc sau khi gặp nhiều người lạ giúp trẻ ngoan ngoãn – bình an. 

Cách đốt vía: dùng một vài mảnh giấy vụn. Có thể dùng thuốc sài hoặc đốt bồ kết. Cho vào một chiếc bát hoặc một cái cốc. Sau đó bế sấp em bé hơ qua hơ lại dưới khói, đồng thời đọc: “Đốt vía, đốt van, đốt gan, đốt ruột. Vía lành thì ở, vía dữ thì đi”. 

Ngoài cách đốt vía như trên thì để tránh bé phải vía dữ, có thể chặt cành dâu để đầu giường. Đưa bé ra ngoài thì mang theo con dao nhỏ, củ tỏi và bôi son lên trán trẻ em. Khi đi đám ma về trước khi vào nhà bạn cũng nên hơ tay qua lửa để đốt vía dữ tránh cho em bé. Ở vùng quê, thường dùng nón lá rách. Trẻ sơ sinh quấy khóc do chuyện nhạy cảm, cha mẹ có thể đốt vía bằng nón rách.

Xem thêm: Những “tứ đại” nổi danh trong văn hóa Trung Hoa

Đánh giá post

Chat ngay