x

NHỮNG “TỨ ĐẠI” NỔI DANH TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA

Ngày đăng: 28-05-2021

Trung Hoa Tứ Đại Thần Nhân

Trong văn hóa phương Đông, Trung Quốc nói riêng. Họ coi coi chữ tứ (, bốn) thiếu may mắn. Tứ phát âm gần giống tử (, chết). Nhưng những thành quả văn hóa quan trọng hoặc những nhân vật, dấu ấn lịch sử của Trung Quốc lại thường được cô đọng trong các nhóm 4 hay Trung Quốc tứ đại (中国四大). 

Tứ đại Thần nhân: gồm Khương Tử Nha, Tôn Tẫn, Gia Cát Lượng và Lưu Bá Ôn 

Khương Tử Nha: Bát gia chi tổ

Họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha. Tổ tiên ông từng được phong đất Lã, do đó ông được gọi là Lã Thượng. Ông là công thần khai quốc triều Tây Chu, là người sáng lập ra văn hóa Tề. Ông cũng là một nhà thao lược, nhà quân sự và nhà chính trị.

Tây Bá Hầu Cơ Xương thời nhà Thương đã dùng Chu Dịch để xem hung cát, một hôm cần đi ra ngoài, trước khi đi bốc một quẻ cho mình, quẻ bảo rằng: Cái thu được không phải rồng không phải ly. Không phải hổ không phải gấu. Mà là người phò tá cho Bá vương. Ý nói, hôm nay đi ra ngoài, sẽ không gặp rồng hay hổ, mà là có thể gặp được một người có thể phụ tá mình, thành tự đại nghiệp Bá vương. 

Chính là Khương Tử Nha tiếng tăm lừng lẫy. Các gia phái Nho, Đạo, Pháp, Binh, Tung hoành… đều coi Khương Tử Nha là nhân vật của gia phái mình, do đó ông được tôn là “Bách gia tông sư”. Cuộc đời ông là một cuộc đời siêu thường, phi phàm thoát tục, được người đời ca ngợi là “Thiên Tề Chí Tôn”, là bậc Thần Tiên chốn nhân gian.

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, sự xuất hiện của Khương Tử Nha lại càng tăng thêm phần nào sắc thái Thần thoại. Nửa đêm canh ba, Văn Vương đang trong giấc mộng, chợt thấy một con gấu lớn ở phía đông nam, sau lưng mọc ra hai cái cánh, xông vào trong trướng. Văn Vương vội gọi hộ giá, chỉ nghe phía sau vang lên một tiếng vang, lửa cháy ngút trời. Văn Vương tỉnh dậy, sợ hãi toát cả mồ hôi. Văn Vương nằm mộng như vậy, chính là Phi Hùng đã nhảy vào giấc mộng. Mà Khương Tử Nha được cho là hóa thân của Phi Hùng.

40 năm tu đạo, 72 năm xuất sơn:

Khương Tử Nha cần mẫn tu luyện trên núi Côn Luân bốn mươi năm, rốt cuộc vẫn không thể tu thành Tiên. Sau đó, ông đành phải rời khỏi sư phụ, đi xuống núi Côn Luân. Sau khi xuống núi, Khương Tử Nha đã 72 tuổi, nhờ sự giới thiệu của một người bạn, đã kết hôn cô con gái lớn Mã Thị 60 tuổi của Hoàng Hoa làm vợ. Sống trong chốn thế tục nhân gian. 

Không ngờ vì toán quái mà gây ra tai họa động trời, thiêu chết Tì Bà Tinh ngọc thạch, đắc tội với Đát Kỷ, mới bị bắt vào thành Triều Ca. Kết quả Khương Tử Nha thấy Trụ Vương hồ đồ, dứt khoát bỏ quan mà chạy, dự định đầu quân cho Tây Kỳ. Lúc này, Khương Tử Nha mới ngồi bên sông Vị câu cá chờ Tây Bá Hầu Cơ Xương. 

Trước khi xuất hành Văn Vương đã xem bói, biết được lần này xuất hành, ông sẽ gặp vị thầy đế vương mà Thượng thiên phái tới phụ tá ba đời của ông ở bên dòng sông Vị, thế là ông trai giới tắm rửa ba ngày, rồi mới long trọng xuất hành.

Văn Vương ngồi xe đến bên sông Vị, chỉ nhìn thấy một ông lão tóc trắng xoá đang ngồi bên bờ sông câu cá. Sau khi tiêu diệt nhà Thương, Khương Tử Nha phụng chỉ phong Thần hoàn tất, quay trở về núi Côn Luân bái kiến Nguyên Thuỷ Thiên Tôn.

Tôn Tẫn: danh tướng thời Chiến Quốc

Ông là người nước Tề, là một quân sư, một nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tương truyền, Tôn Tẫn là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử. Tôn Tẫn này sinh ra thông minh cơ trí, không giống người phàm, theo sư phụ Quỷ Cốc Tử học chiến thuật binh pháp. Quỷ Cốc Tử, cao thâm huyền bí, tinh thông học vấn bách gia nên lại càng yêu mến ông.

Khi Tôn Tẫn ra đi Quỷ Cốc Tử đã đưa cho ông một cái túi bằng gấm. Và dặn dò nhiều lần rằng nhất quyết không được mở túi gấm này trước thời khắc sinh tử. Tôn Tẫn từ biệt sư phụ Quỷ Cốc Tử rồi theo sứ nước Ngụy xuống núi, lên xe mà đi.

Quỷ Cốc Tử đã dạy cho Tôn Tẫn 13 thiên Binh pháp Tôn Tử, mà không truyền cho người nào khác. Tôn Tẫn diễn luyện trận pháp trên võ tràng: “Trận pháp mà mình bày ra, Tôn Tẫn liếc mắt liền biết, còn trận pháp của Tôn Tẫn dù mình có xem đi xét lại cũng không hiểu được. Hoá ra, tài năng của Tôn Tẫn vượt xa mình”. 

Tôn Tẫn vốn là người nước Tề, mà hai nước Tề – Nguỵ đối đầu, nên Tôn Tẫn vẫn luôn kìm nén cảm giác nhớ nhà. Tôn Tẫn không biết đây là mưu kế, liền đem chuyện nhà mình cho người huynh đệ.

Họa nạn 

Tôn Tẫn vướng mưu Bàng Quyên. Không ngờ người mang thư không phải là đồng hương nước Tề mà là gia đinh tâm phúc của Bàng Quyên. Hắn lấy được thư hồi âm của Tôn Tẫn dễ như trở bàn tay, rồi hắn bắt chước bút tích của Tôn Tẫn. Ngụy tạo một bức thư viết rằng Tôn Tẫn dự định phản bội Ngụy quốc và đầu quân cho Tề quốc, làm bằng chứng thông đồng với kẻ địch và giao nộp cho Ngụy vương. Mặt khác Bàng Quyên thuyết phục Tôn Tẫn giã từ Ngụy vương, hồi hương để thăm phụ lão ở quê. 

Ngụy vương sau khi có được bức thư thì nổi giận muốn giết chết Tôn Tẫn, Bàng Quyên lại giả nhân giả nghĩa nói: “Xin Đại Vương nguôi giận, chỉ sợ Tôn Tẫn nhất thời nhớ nhà sốt ruột, một phút nông nổi mà phạm phải sai lầm lớn, mong rằng đại vương nể tình Tôn Tẫn cùng thần thủ túc tình thâm, mà miễn cho tội chết, chuyển thành hình phạt chặt chân” .

Nghe đến đây, Tôn Tẫn không khỏi lạnh người: “Ngày mình viết xong binh pháp này cũng là lúc mình về chầu Tây thiên”. Đột nhiên, Tôn Tẫn nhớ ra túi gấm mà Quỷ Cốc Tử đã đưa cho ông trước khi rời đi, rồi vội vàng mở bộ túi ra thì thấy ba chữ “giả vờ điên”.

Tôn Tẫn bắt đầu giả điên, giả ngây giả dại. Cả ngày không chải đầu rửa mặt. Bàng Quyên sợ rằng Tôn Tẫn lừa đảo nên sai người ném Tôn Tẫn vào chuồng lợn, rồi sai người giám sát bí mật. Tôn Tẫn vẫn một mực ở trong chuồng lợn. Ăn, uống rồi ngủ, thậm chí ăn phân uống nước tiểu, lúc đó mới lừa được Bàng Quyên. Cuối cùng dưới sự trợ giúp của sứ giả Tề quốc, Tôn Tẫn trải qua ngàn vạn gian hiểm mới về được Tề quốc.

Chiến công và tu tập

Trải qua phen chìm nổi này, ông đã chịu đựng hết thảy gian khổ trên đời, đã trả hết nợ kiếp trước. Tôn Tẫn đã đánh trận Mã Lăng với sư huynh Bàng Quyên, Bàng Quyên bị vạn mũi tên bắn vào thân mà chết dưới cây đại thụ.

Sau trận chiến Mã Lăng, Tôn Tẫn được 7 nước ban ấn tướng quốc, công thành danh toại, nhưng ông lại quy ẩn tu hành. Cuối cùng đắc Đạo thành Tiên. Khai mở trí tuệ rồi biết mình đời trước là Khương Tử Nha, chuyển sinh đến thế gian là để tu Đạo thành Tiên.

Tôn Tẫn giờ đã đắc Đạo thành Tiên, nhưng nhận thấy chân mình đã bị hỏng, nếu mang bộ dạng như vậy mà thành Tiên, thì cứ mãi ngồi trên xe lăn như vậy sao. Thật là làm tổn hại đến uy nghiêm của Thần Tiên. Thế là Tôn Tẫn quyết định chuyển sinh lần nữa để tu hành.

Gia Cát Lượng: nhà chính trị kiệt xuất thời Tam Quốc

Là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán. Ông sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (181), tự Khổng Minh. 

Đóng góp lớn nhất của ông là việc hình thành thế chân vạc Tam Quốc, liên minh Thục – Ngô chống Ngụy. Khổng Minh được công nhận là một trong những chiến lược gia xuất sắc nhất trong thời đại của ông, được so với nhà chiến lược tài ba khác là Tôn Tử.

Gia Cát Lượng theo vị Đạo trưởng học thuật, thiên văn, địa lý, bát quái và binh pháp. Lão Đạo trưởng truyền lại mọi thứ cho Gia Cát Lượng. Hạ qua rồi đông đến, mặc cho mưa gió, thoáng cái 5 năm trôi qua, Gia Cát Lượng mỗi ngày đều lên núi đúng giờ để thỉnh giáo.

Đối mặt với ba quân, Gia Cát Lượng ngồi trên một chiếc xe bốn bánh. Chỉ cần trong thời gian phe phẩy chiếc quạt lông, ông đã bày mưu tính kế, quyết thắng ở xa ngàn dặm.

Năm 54 tuổi, ông mắc bệnh nặng rồi qua đời ở doanh trại. Cả đời tận trung vì sự nghiệp chấn hưng nhà Thục Hán. Nơi an táng thực sự của Khổng Minh ở đâu, đến nay hậu thế vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Theo di nguyện, sau khi chết ông muốn đặt mộ tại núi Định Quân – ngọn núi thuộc tỉnh Thiểm Tây. Do đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng cả vạn quân nên mới có tên là Định Quân

Lưu Bá Ôn: Thần cơ diệu toán

Tên thật Lưu Cơ, tự là Bá Ôn. Ông là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, cũng là khai quốc công thần của Minh triều.

Tương truyền rằng Lưu Bá Ôn tinh thông kinh sử, hiểu thiên văn, tường binh pháp. Ông có công phò tá Chu Nguyên Chương lập nên đế nghiệp, khai sáng cơ đồ của Minh triều, cũng từng vì quốc gia mà dẹp yên giặc giã, nổi danh thiên hạ.

Tài năng của Lưu Bá Ôn thường được hậu thế ví von với Gia Cát Lượng. Cũng bởi vậy mà dân gian thường lưu truyền câu nói: “Tam phân thiên hạ Gia Cát Lượng, nhất thông thiên hà Lưu Bá Ôn”. Cho đến ngày nay, hậu thế vẫn lưu truyền câu ca ngợi: “Thông binh pháp ai hơn Tôn Võ – Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ”.

Tứ đại gia tộc. Chỉ bốn dòng họ có quyền lực chính trị và kinh tế rất lớn ở Trung Quốc đầu thế kỷ 20: gia tộc Tưởng Giới Thạch, gia tộc Tống Tử Văn, gia tộc Khổng Tường Hi và gia tộc Trần Quả Phu – Trần Lập Phu.

Chiến Quốc tứ công tử, chỉ bốn công tử có uy tín và danh tiếng lớn thời Chiến Quốc: 

Mạnh Thường quân Điền Văn nước Tề.

Bình Nguyên quân Triệu Thắng nước Triệu.

Tín Lăng quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy.

Xuân Thân quân Hoàng Yết nước Sở.

Tín ngưỡng

Tứ đại thiên vương

Chỉ bốn vị thần canh giữ trong các chùa Trung Quốc. Được xem như là người canh giữ thế giới, ngụ trên tầng trời Tứ đại thiên vương của núi Tu Di. Thường được thờ trong các chùa.

Bắc Thiên vương – Đa văn thiên: thân màu lục, tay trái cầm cờ chiến thắng. Tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp. Theo truyền thuyết – Long Thụ Tôn Giả đã tìm được những bộ kinh dưới Long cung. Hoăc một con chuột màu bạc phun ngọc. Bắc Thiên vương là vị quan trọng nhất trong bốn vị Thiên vương; Cai quản loài yêu quái, quỷ dạ xoa.

Nam Thiên vương – Tăng trưởng thiên: thân màu xanh, cầm gươm chém Vô minh. Vị này chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người. Bảo hộ chính nghĩa. Cai quản chúng hung thần.

Đông Thiên vương – Trì quốc thiên: Ngài thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh. Bảo hội cho chúng sinh, cai quản chúng yêu quỷ trong cây, những loại mộc dạ xoa. 

Tây Thiên vương là Quảng mục thiên: Thân màu đỏ, tay phải cầm rắn hoặc rồng nhưng không cho nó chiếm giữ Như ý châu, ngọc như ý. Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên ngọc đó. Ngài cai quản tất cả loài rồng. Quan sát thế gian và bảo hộ chúng sinh.

Văn hóa

Tứ đại tài tử Giang Nam

Cả 4 đều là những tài tử hào hoa phong nhã nổi tiếng thời nhà Minh. Nhiều câu chuyện tứ đại tài tử Giang Nam được lưu truyền

Đường Bá Hổ, nhà thơ nổi tiếng.

Văn Trưng Minh họa sĩ tài ba.

Chúc Chi Sơn là nhà thơ nhà văn nổi tiếng.

Từ Trinh Khanh, tiến sĩ học rộng tài cao. 

Tứ đại danh tác hay Tứ đại kỳ thư

Những tác phẩm này chính là kho tàng văn học quý báu và đáng tự hào của Trung Quốc. Cả 4 đều đã được chuyển thể thành phim và thành công vang dội. 4 tác phẩm văn học lừng danh cả thế giới của Trung Quốc: 

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

Thủy Hử của Thi Nại Am

Tây du ký của Ngô Thừa Ân

Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. 

Tứ Thư. Chỉ bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Quốc: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử.

Tứ Sử hay Tiền Tứ Sử

Đó là bốn bộ sử lớn đầu tiên, trong số 24 bộ sử Trung Quốc: 

Sử ký của Tư Mã Thiên

Hán Thư của Ban gia

Hậu Hán Thư của Phạm Việp

Tam Quốc Chí của Trần Thọ.

Tứ đại cổ điển hý kịch

Đó là 4 vở kịch kinh điển của Trung Quốc:

Tây Sương Ký

Mẫu Đơn Đình

Đậu Nga Oan

Trường Sinh Điện

Tứ đại mỹ nhân

Chỉ vẻ đẹp của 4 người: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý phi. Họ đều là những mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn, có ảnh hưởng lớn tới các vị Hoàng để lúc bấy giờ.

 

TRUNG-HOA-TU-DAI-MY-NHAN

 

Tứ đại dân gian truyền thuyết. 

Là bốn truyện cổ phổ biến trong dân gian Trung Quốc: 

Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài

Bạch Xà truyện (Hứa Tiên và Bạch Nương Tử)

Mạnh Khương Nữ

Ngưu Lang – Chức Nữ.

Tứ đại danh tú, là bốn loại đồ thêu dân gian nổi tiếng ở Trung Quốc: 

Tô Tú của Tô Châu Giang Tô, 

Tương Tú của Hồ Nam

Thục Tú của Thành Đô (Tứ Xuyên)

Việt Tú của Quảng Đông.

Tứ đại danh cầm 

Chỉ bốn cây cổ cầm (thất huyền cầm) nổi tiếng ở Trung Quốc: 

 “Hiệu chung” của Tề Hoàn Công

 “Nhiễu lương” của Sở Trang Vương

 “Lục Ỷ” của Tư Mã Tương Như 

“Tiêu Vĩ” của Thái Ung.

Tứ đại danh tửu, chỉ 4 loại rượu nức danh Trung Quốc: 

Rượu Mao Đài

Rượu Phần

Rượu Lô Châu Lão Diếu

Rượu Tây Phượng. 

Địa danh

Tứ đại Phật Giáo danh sơn

Cả 4 ngọn núi đều đồ sộ, kì vĩ, tạo nên không gian vừa thành bình vừa trầm mặc. Đó là 4 ngọn núi nổi tiếng linh thiêng trong Phật giáo của Trung Quốc: 

Ngũ Đài Sơn cao 3.058m ở tỉnh Sơn Tây

Nga Mi Sơn 3.099m ở tỉnh Tứ Xuyên

Phổ Đà Sơn cao 284m ở tỉnh Chiết Giang

Cửu Hoa Sơn cao 1.341m ở tỉnh An Huy. 

Tứ đại cổ thành. Đó là 4 thành cổ nổi tiếng ở Trung Quốc: 

Lãng Trung ở Tứ Xuyên

Lệ Giang ở Vân Nam

Bình Dao ở Sơn Tây

Hấp Huyện ở An Huy.

Tứ đại danh trấn

Chỉ bốn thị trấn phồn hoa nổi tiếng ở Trung Quốc, gồm Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây, Chu Tiên Trấn ở Hà Nam, Hán Khẩu Trấn ở Hồ Bắc và Phật Sơn Trấn ở Quảng Đông.

Tứ đại danh lâu, chỉ bốn ngọn tháp ngắm cảnh (lâu hay các) nổi tiếng ở Trung Quốc, gồm Hoàng Hạc lâu ở Vũ Hán, Nhạc Dương lâu ở Nhạc Dương, Đằng Vương các ở Nam Xương và Bồng Lai các ở Bồng Lai.

Tứ đại danh viên, chỉ bốn khu vườn đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, gồm Chuyết Chính Viên và Lưu Viên ở Tô Châu, Di Hòa Viên ở Bắc Kinh và Tị Thử Sơn Trang ở Thừa Đức.

Tứ đại thư viện

Chỉ bốn thư viện cổ nổi tiếng ở Trung Quốc: 

Nhạc Lộc thư viện ở Trường Sa, Hồ Nam

Bạch Lộc Đỗng thư viện ở Lư Sơn

Ứng Thiên Phủ thư viện ở Thương Khâu

Thạch Cổ thư viện ở Hành Dương. 

Tứ đại phát minh. Trung Quốc có 4 phát minh lớn từ thời xa xưa và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống nhân loại thời đại ngày nay. Các phát minh là:

La bàn

Thuốc súng

Làm giấy

In. 

Xem thêm: Xem tướng Phụ nữ lấy chồng giàu sang

Đánh giá post

Chat ngay