x

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI Ở TRÊN CAO?

Ngày đăng: 01-10-2022

Tìm hiểu về vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, hướng đặt, ý nghĩa. Lý giải nguyên nhân vì sao không nên đặt bàn thờ Thần Tài ở trên cao.

Tại Sao Không Nên Đặt Bàn Thờ Thần Tài Ở Trên Cao?

Vị trí đúng để đặt bàn thờ Thần Tài?

Góc nhà, dưới đất, gần cửa ra vào chính là vị trí mà người ta vẫn thường hay đặt bàn thờ của Ông Địa và Thần Tài. Đặc ở những vị trí này với mục đích là để nghênh đón tiền tài, lộc lá, không phải cư sở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng hay trang trọng thì mới được đặt bàn thờ. Trường khí của bàn thờ có tính Âm, không thích sự phô trương, cần chốn thanh tịnh nên những bàn thờ trên cao hay phòng thờ lớn không thực sự phù hợp làm nơi để đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.

Tại sao không nên đặt bàn thờ Thần Tài ở trên cao

Bên cạnh đó, nếu như đặt bàn thờ của ông bà, tổ tiên ở trên cao rồi, những nơi ít người lui tới thì bàn thờ Thần Tài đặt khuất sẽ không thể nào đón tài lộc được. Gia chủ cũng không được xin bộ bàn thờ mà người khác không dùng nữa về đặt bàn thờ nhà mình, nên đặt riêng một bộ bàn thờ mới.

Theo như sự tích về Thần Tài mà dân gian vẫn còn lưu truyền lại thì trong 3 ngày Tết đầu năm mới không được hốt hay quét rác. Bởi quét rác tức là quét đi vận khí cả năm của ngôi nhà, Thần Tài cũng không có chỗ để ẩn nấp mà sẽ đi nơi khác. Như thế ảnh hưởng rất xấu đến công việc làm ăn cũng như mang lại nhiều điều xui xẻo cho gia chủ.

Đây cũng là nguyên nhân mà người ta thường hay để bàn thờ Thần Tài ở dưới đất ở là ở nền gạch. Không được đặt lên cao giống như các bàn thờ khác.

Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở hướng nào?

Mặc dù bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở trước nhà nơi gần với cửa ra vào, tuy nhiên không phải muốn đặt đâu là đặt ở đó được. Bởi trong phong thủy bát trạch, hướng đặt bàn thờ cực kỳ quan trọng, vậy nên gia chủ nên cẩn thận quan sát và xem xét thật kỹ lưỡng làm sao vừa thích hợp với quan niệm của phong thủy mà lại vừa giúp cho bản thân gia tăng tài lộc cũng như vận khí may mắn. Chỉ khi bàn thờ Thần Tài được đặt đúng vị trí thì mới giúp cho gia chủ nhận được nhiều vận khí, phát tài phát lộc và gia tăng tiền bạc, của cải cho mình được.

Đặt bàn thờ theo hướng trông ra cửa chính

Theo như dân gian truyền lại thì thường bàn thờ sẽ được đặt ở hướng trông ra phía cửa chính. Đặt ở đây có thể quan sát hết được mọi ngóc ngách, tứ phía cũng như mọi người khi đi qua đi lại trong nhà. Ở mỗi cửa hàng, căn hộ khác nhau sẽ có những hướng đặt khác nhau, nó còn tùy thuộc vào không gian, diện tích của căn phòng đấy nữa. Song, dù cho đặt ở đâu thì điều kiện bắt buộc chính là hướng đấy phải hợp với mệnh của chủ nhà theo đúng chuẩn nguyên tức của phong thủy bát trạch.

Đồng thời, khi đặt bàn thờ Thần Tài thì bản mệnh phải lưu ý đặt sao cho nó ở hướng cung vị của cung Tài Lộc, cung Vượng khí, cung Sinh Khí,… Để có thể phát tài phát lộc, gia tăng vượng khí, cũng như sự thịnh vượng cho gia chủ. Như vậy sẽ giúp bạn thu hút được nhiều vận may, nhiều dòng tiền cùng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau hơn.

Ý nghĩa của bàn thờ Thần Tài trong văn hóa của người Việt Nam

Mỗi vị thần đều nắm giữ một vai trò quan trọng, mang nét riêng biệt trong cuộc sống tâm linh của người Việt từ bấy lâu nay. Khi chúng ta có nhu cầu muốn cầu xin điều gì từ người đó thì chúng ta đều nhờ tới sự giúp đỡ của các vị thần lĩnh.

Truyền thuyết về Thần Tài

Theo truyền thuyết dân gian thì Thần Tài là một vị thần có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên giới. Trong một lần say rượu đã vô tình lạc xuống trần gian, đầu va phải đó không nhớ được minh là ai. Cứ như vậy Thần Tài đi lang thang khắp nơi xin ăn, lạ thay là nơi nào ông đi qua đều buôn bán phát đạt và thuận lợi, khách ra vào nườm nượp làm cho gia chủ phát tài.

Chính vì điều này mà nhân dân luôn tin rằng việc thờ cúng Thần Tài sẽ giúp cho chính mình và gia đình gặp được nhiều may mắn, thành công trong công việc làm ăn buôn bán, kinh doanh. Kể từ đó người dân lấy ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm làm ngày vía Thần Tài để tưởng nhớ đến ông.

Thông thường thì Thần Tài sẽ được thờ cùng Thổ Địa – là vị thần cai quản đất đai, vùng trời và vùng đất của nhân giới, đồng thời có thể xua đuổi các thế lực xấu xa, tà khí, hóa dữ thành lành.

Ý nghĩa hoạt động thờ cúng Thần Tài

Hoạt động thờ cúng tín ngưỡng Thần Tài ở Việt Nam rất khác với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan,.. Ở miền Nam của Việt Nam, ông Thần Tài sẽ được thờ cùng Ông Địa và bàn thờ cũng được đặt thấp ở xó xếp chứ không như người Trung Quốc.

Vào ngày vía Thần Tài nhiều cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, có nơi còn tổ chức múa lân có Thần Tài – Ông Địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người lại đốt vàng mã. Trong dịp này nhiều người dân còn tấp nập, nhộn nhịp, đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, vào ngày này mọi người dân miền Nam thường ăn cá lóc nướng hay gọi là cá lóc vía Thần Tài, món ăn này rất được ưa chuộng để cúng Thần Tài trong dịp này

Xem thêm: Cửu Cung Phi Tinh Năm 2023 Và Cách Hóa Giải

Đánh giá post

Chat ngay