x

TÁC DỤNG CỦA BỨC BÌNH PHONG TRONG PHONG THỦY

Ngày đăng: 17-06-2022

Từ xời xa xưa, người Trung Hoa đã sử dụng bình phong làm một vật trang trí rất phổ biến ở trong ngôi nhà của mình. Đặc biệt là những phú thương, nhà giàu, nhà quan, cung điện của vua chúa. Vậy ngoài chức năng là làm tấm chắn ở trong phong thủy ra thì bức bình phong còn mang tác dụng gì khác nữa không? Ngày nay, bình phong không còn là một đồ vật trang trí phổ biến ở trong nhà nữa, mà nó mang hàm nghĩa chứa đựng yếu tố phong thủy nhiều hơn. Do đó mà bức bình phong trong phong thủy cũng được nhiều người ưa chuộng, dành sự quan tâm nhiều hơn và trở thành lựa chọn cho không gian của ngôi nhà mình.

Bình phong là gì? Nguồn gốc của bình phong

Bình phong chính là những tấm vách có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông thẳng đứng. Có thể là những tấm hình chữ nhật có kích thước nhỏ được ghép nối lại với nhau và có thể đứng thẳng được. Bình phong cũng có rất nhiều dạng, phổ biến nhất là bình phong hình vuông với một tấm to, dựng thẳng đứng. Loại phổ biến thứ hai chính là dạng bình phong có dạng hình chữ nhật; nó sẽ gồm 4 tấm, ít nhất sẽ là 3 tấm.

Tác Dụng Của Bức Bình Phong Trong Phong Thủy

Ngày nay thì bình phong được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa, vải, tre,… Độ cao cũng mỗi bức bình phong sẽ rơi vào 1,7m đến 1,8m, được gia công rất tỉ mỉ, phong phú; phụ thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng.

Bình phong ngoài việc làm vật để trang trí phòng khách, khách sạn, phòng ngủ;.. nó còn mang những ý nghĩa liên quan đến phong thủy học. Bởi được sử dụng để hóa giải những vị trí xấu, khắc; gây tổn hại đến các thành viên trong gia đình.

Thời xưa thì bình phong được sử dụng nhiều ở trong các cung điện, lăng tẩm của vua chúa, hầu tước, hoàng gia, nhà quan, phú thương hây những người có địa vị ở trong xã hội thời đấy. Bây giờ thì cũng được sử dụng nhiều hơn trong các hộ gia đình có điều kiện; mỗi bức họa ở trên bức bình phong đều mang một ý nghĩa hay là lời cầu chúc tốt đẹp, may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Nguồn gốc của bình phong

Xuất xứ của những bình phong này được bắt nguồn từ Trung Hoa thời cổ đại; về sau nó được du nhập vào nhiều nước Châu Á, châu Âu và ở nhiều nơi trên thế giới nữa. Thời xa xưa đã rất thịnh hành bộ môn phong thủy rồi; điều tối kỵ nhất lúc đấy chính là “trực lai trực khứ”, tức là thẳng đến thẳng đi. Bạn cứ hình dung rằng sẽ không có một dòng sông hây là con kênh, con suối nào mà chảy một mạch thẳng tắp cả; hay là không có những đường sẽ khúc khủy hay quanh co, uốn lượn cả nên được xem là một điểm cát tường cát lợi.

Vậy nên, người thời xưa đã sử dụng bức bình phong để ngăn dòng khi không “trực lai trực khứ”. Nhất là trong những cung điện, nhà quan lớn thì việc này là một điều rất trọng yếu. Các bậc vua chúa thời xưa cũng ưa thích sử dụng bình phong; với những họa tiết “Rồng bay Phượng múa” khác nhau như hình Rồng, Phượng, Lân, hoa sen, hoa mẫu đơn, Bát Bửu hay Bát Quả,…

Ở Việt Nam thì nơi mà hiện tại vẫn lưu giữ nhiều kiểu bình phong nhất chính là cố đô Huế; thời chúa Trịnh là được sử dụng nhiều hơn cả. Đến ngày nay thì bình phong vẫn được nhìn thấy ở rất nhiều nhà lớn và mang đậm truyền thống xứ Huế.

Công dụng và ý nghĩa của bình phong trong phong thủy nhà ở

1. Ý nghĩa trong phong thủy nhà ở

Theo như học thuyết Ngũ Hành ứng dụng trong phong thủy nhà ở thì ở phía trước những công trình thuộc hành Hỏa tức là hướng Nam; bên phải sẽ thuộc hành Kim tức là hướng Tây chính là biểu tượng cho gia chủ của ngôi nhà. Bên trái thuộc hành Mộc tức là hướng Đông biểu tượng cho tài lộc và thê tử; phía sau thuộc hành Thủy tức hướng Bắc là biểu tượng cho con cháu và chính giữa trung tâm căn nhà chính là hành Thổ.

Nhà sinh ra chủ tức là Kim, Chủ sinh ra con cháu tức là Thủy; điều khiển thê tử, người làm tức hành Mộc. Do đó, việc đặt bức bình phong chắn ở trước cửa; sẽ giúp cho gia chủ giảm bớt đi tính vượng quá của Hỏa khí. Vì Hỏa khí mà quá vượng thì sẽ không tốt cho con trẻ cũng như người vợ ở trong ngôi nhà.

Nguyên lý cơ bản, nếu như không có bức bình phong đặt ở căn nhà; nhất là ở phòng khách sẽ rất dễ bị những luồng khí từ bên ngoài đột ngột xộc vào trong phòng. Bình phong sẽ giúp cho bạn ngăn chặn, ngăn chia thành những trường khí nhỏ; có thể linh hoạt để đổi cửa. Đồng thời điều chỉnh được hướng tới của sinh khí, trường khí; làm cho gia chủ luôn sống trong những trường khí tốt đẹp, khỏe mạnh nhất.

+ Đặt bức bình phong sẽ giúp cho tốc độ mà luồng khí từ bên ngoài đi vào giảm tốc độ xuống. Làm cho luồng khí sát với cơ thể của các thành viên trong gia đình dần dần trở nên thích hợp hơn với tốc độ vận hành của khí huyết có trong cơ thể con người. Nếu như hai dòng khí ở trong và ngoài của cơ thể đều được tương đồng, dung hòa; thì sẽ làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu, sảng khoái, thoải mái và rất có lợi cho tinh thần lẫn sức khỏe.

+ Một môi trường có phong thủy tốt thì sẽ giúp bạn nâng cao vận thế của bản thân; mang lại sự thuận lợi, hanh thông trên con đường sự nghiệp, kinh doanh và một cơ thể khỏe mạnh.

+ Nó có thể hóa giải nhiều khuyết điểm ở trong phong thủy về nhà ở. Lấy ví dụ như giữa cửa phòng bếp với nhà vệ sinh hay là giữa cửa chính với ban công; giữa cửa chính thông với cửa sổ hay là bàn làm việc lại đặt quay lưng về phía hướng cửa chính; phòng ngủ có nhà vệ sinh quy mô khép kín trong phòng thì nên đặt một tấm bình phong để che lại.

2. Công dụng

*Xét trên phương diện tâm lý:

+ Bình phong đặt ở trước cửa chính ngôi nhà tạo cho bạn cảm giác an toàn, an tâm; không bị người khác nhòm ngó, để ý vì đóng cửa cả ngày trời. Nhất là đối với những ngôi nhà ở chung cư. Khoảng trống giữa phòng ngủ và phòng khách có thể đặt bình phòng sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái; tự do tự tại trong không gian riêng của mình. Bên cạnh đó, bình phong đặt ở đây cũng tạo cho bạn cảm giác không bị trống trải; thay vào đó chính là không gian riêng biệt và độc lập.

*Xét trên phương diện thẩm mỹ:

+ Bình phong không chỉ đơn giản là một tấm chắn mà nó còn kết hợp được cả yếu tố nghệ thuật vào đây nữa. Trên bức bình phong ấy được là từ loại chất liệu khác nhau; trang trí với nhiều hình ảnh, họa tiết khác nhau tùy vào sở thích của bạn,…

Những vị trí ở trong nhà có thể đặt bình phong

+ Trước cửa phòng khách

+ Giữa phòng bếp và phòng khách

+ Giữa phòng ngủ và phòng khách

+ Ban công và cửa chính thông với nhau

+ Cửa của nhà vệ sinh đặt ngay cạnh cửa phòng ngủ hoặc là thông với nhà bếp

+ Đằng sau vị trí ngồi làm việc nếu như hướng ra ngoài cửa

+ Cửa chính và cửa sổ thông với nhau

+ Lối đi của cầu thang hướng thẳng ra phía cửa

Xem thêm: Tướng Của Đàn Ông Mang Mệnh Đế Vương

Đánh giá post

Chat ngay