x

CÚNG MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM HÀNG THÁNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CHUẨN?

Ngày đăng: 22-07-2022

Theo như truyền thống và phong tục của người Việt Nam, người dân có thói quen cúng mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, đi lễ chùa, phóng sinh hoặc thắp hương cho ông bà tổ tiên, thần linh. Việc cúng bái, dâng hương này nhằm mục đích tổ tiên, thần linh phù hộ cho những mong ước của bản thân được tốt lành và gặp nhiều may mắn.

Con người sẽ căn cứ vào sự dịch chuyển của Mặt Trăng mà vào những ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng được chia thành “Hối – Sóc – Huyền – Vọng”. Theo đó, Sóc sẽ là ngày mùng 1, Vọng là ngày Rằm, Huyền sẽ được chia thành Thượng Huyền và Hạ Huyền.

Trong đó, Thượng Huyền sẽ là ngày mùng 7 và mùng 8 trong tháng, Hạ Huyền sẽ là ngày 24 và 25 hàng Tháng, còn Hối chính là cuối tháng. Vào ngày Sóc và ngày Vọng thì người dân Việt Nam sẽ có truyền thống, thói quen thắp hương cho ông bà gia tiên, thần linh, thần Phật cầu mong những điều an lành, tốt đẹp cũng như sự bình an cho bản thân và những thành viên khác ở trong gia đình.

Song đã làm thì cần có sự thành tâm, không nên làm tượng trưng hay cẩu thả. Vậy nên, nếu muốn được hưởng phúc phần thì bạn nên lưu ý những điều sau đây.

Cúng Mùng 1 Và Ngày Rằm Hàng Tháng Như Thế Nào Cho Đúng?

Hình thức đi, đứng ở những nơi chùa chiền

Lần đầu bước vào chùa, không nên đi bằng cửa chính, bởi trong phong tục chỉ dành cho các bậc Đế Vương, các bậc chân tu, cao tăng đắc đạo,… Khi bước chân vào bên trọng Phật Đường tuyệt đối không được phép dẫm chân lên thành của cửa, hay đá chân vào cạnh cửa như vậy được xem là một hành vi bất kính với Đức Phật.

Ngoài ra, khi đặt chân vào cửa chùa thì đàn ông nên bước chân trái trước, còn phụ nữ nên bước chân phải đầu tiên. Bước chân cần phải mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển lại càng rất tốt. Bởi vì chùa chính là nơi thanh tịnh, linh thiêng nên bạn cần phải tuân thủ quy tắc “đi nhẹ – nói khẽ – cười duyên”, không nên sự chú ý, to tiếng hay ồn ào.

Một điều đặc biệt lưu ý chính là bạn nên vái hai ông gác ở bên ngoài cửa chùa, ở rất nhiều ngôi chùa sẽ có hai ông gác cổng là một ông cầm đao và một ông cầm ngọc. Việc vái 2 ông này đầu tiên với ý nghĩa là xin phép được vào chùa.   

Hình thức dâng hương, cúng bái đúng tiêu chuẩn

Có thể một trong những quy tắc sau đây khi đi lễ bái, dâng hương bạn không chú ý đến. Điều đầu tiên là khi thắp hương, bạn hãy sử dụng tay trái để cầm que hương, bó hương, tay phải được dùng để châm lửa, châm đèn và không được phép cầm ngược lại.

Nguyên nhân là bởi vì, tay phải của con người là tay phải, chuyên gia dùng để sát sinh vậy nên nếu như sử dụng bàn tay đã sát sinh để dâng hương thì sẽ không được ứng nghiệm cho lắm. Trong quan niệm của dân gian vẫn thường hay có câu “Hương khói tràn đầy thì phúc lộc càng dày”.

Do đó, trong quá trình thắp hương, hương mà càng vượng lại càng tốt. Khi thắp hương, tay trái cầm hương tay phải đặt ở phía dưới giơ cao lên ngang trán. Tiếp theo cắm hương vào lư hương, chắp tay, dập đầu với một tấm lòng thành kính. Về tư thế quỳ lạy thì phải cho hai đầu gối quỳ song song với nhau, hai tay chắp lại. Sau đó 2 tay giơ cao lên ngang với trán thì dừng khấn.

Tiếp theo, tay giơ đến gần miệng thì bắt đầu khấn nguyện, tay giơ ngang với người và sau đó mặc niệm. Sau khi đã xong thì hãy mở 2 bàn tay của mình ra, cúi sát người xuống, đưa 2 tay đặt cạnh 2 bên người, cả thân người quỳ trên chân và làm như vậy 3 lần.

Có một điều cần phải chú ý chính là khi thắp hương thì phải tháng 3 nén để cầu phúc cho bản thân mình. Thắp 6 nén chính là cầu phúc cho con cháu, thắp 9 nén chính là cầu cho ông bà, cha mẹ.13 nén chính là giới hạn cao nhất của số lượng hương được dâng lên với ý nghĩa là “công đức viên mãn”. Đặc biệt, khi đứng khấn vái, bạn tuyệt đối đừng nên đứng thẳng với ban thờ mà nên đứng chếch chếch sang một bên.

Trang phục lễ chùa

Đi lễ chùa hay dâng hương cần chọn những loại trang phục đơn giản, thanh lịch, tối giản nhưng vẫn giữ được sự tôn kính. Không nên mặc đồ quá hở hang, màu sắc lòe loẹt, không có sự tinh tế và thiếu đi sự tế nhị. Đối với những người là tăng ni Phật tử thì nên mặc đồ chùa, áo lễ là tốt nhất.

Khi đặt chân vào Phật Đường, điện Tam Bảo thì bạn không nên đi giày hoặc dép, hút thuốc, nhai trầu hay nhai kẹo cao su. Nên để điện thoại ở chế độ im lặng, tắc tiếng, để rung khi bước chân vào chùa, nhất là khi chuẩn bị khấn vái, thắp nhang.

Khi cầu nguyện

Trong Đạo Phật luôn tránh con người khỏi cái “Tham – Sân – Si”, vậy nên khi đi lễ chùa hãy cầu nguyện cho sức khỏe thật tốt, có được sự bình yên ở trong cuộc sống. Đồng thời, ước nguyện Thần Phật chở che và vượt qua được hoạn nạn, khó khăn, sau đó mới ước cầu công danh, tài lộc.

Về xưng hô khi cầu nguyện, bạn nên xưng con, gọi các sư thầy là Bạch Thầy và xưng là A Di Đà Phật. Khi thưa gửi bất cứ một điều gì thì bạn nên lưu ý là hãy chắp tay hình búp sen để tỏ lòng thành kính của mình. Một điều bạn cần phải chú ý nữa là không được phép cắt ngang, đi ngang qua mặt người khác đang quỳ lạy hay cầu khấn. Càng không nên chạy qua chạy lại, không được bình phẩm, nói chuyện phiếm, ngồi hoặc nằm ở trong Phật Đường nghiêm trang, tôn kính.

Không nên lấy lộc ở chùa về để bàn thờ ở nhà

Có rất nhiều người có thói quen là sẽ đem đồ ở chùa về và đặt ở bàn thờ nhà mình, đây là điều không nên. Bởi đồ đã dâng cúng rồi thì không được phép dâng cúng lại lần nữa. Với lại có rất nhiều đồ chứa nhiều khí âm, làm ảnh hưởng đến bàn thờ gia đình, gây tác động không tốt những thành viên ở trong gia đình. Vừa mất lộc lại được thêm họa nữa.

Thông thường bạn đi lễ chùa sẽ có hòm công đức, không cần phải lấy giấy công đức. Nếu lấy giấy công đức thì bạn tuyệt đối không được đặt nó lên bàn thờ của gia đình nhà mình để báo công nhé. Được phép lấy bánh kẹo, cau trầu lộc về nhưng lại không được mang về đặt ở trên bàn thờ nhà mình.

Xem thêm: Nét Tướng Tưởng Xấu Xí Nhưng Chứa Nhiều Phúc Khí, May Mắn

Đánh giá post

Chat ngay