x

ĐỐT VÍA CHO TRẺ SƠ SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU MÀ CŨNG CẦN BIẾT

Ngày đăng: 11-05-2022

Quan niệm về đốt vía cho trẻ sơ sinh bắt nguồn từ việc một em bé mà đang ăn ngon ngủ ngoan, khỏe mạnh bỗng nhiên thay đổi tâm tính. Đứa trẻ này trở nên quấy khóc mà không rõ lý do, mặc cho ba mẹ dỗ dành; dùng đủ thứ cách nhưng cũng không thể làm hết khóc được.

Lúc đấy thì các bậc phụ huynh sẽ cho rằng đứa bé này bị vía đè; có thể gặp phải vía dữ vì tiếp xúc với những người có nhiều năng lượng xấu, năng lượng tiêu cực ở xung quanh. Thông qua việc cưng nựng và ôm ấp mà họ đã truyền đi năng lượng xấu đến cho những đứa bé sơ sinh, ít tháng; khiến cho các bé đang yên ổn thì trở nên nháo khóc, bị rối loạn. Bởi vì trẻ em đang còn quá nhỏ, chưa thể nói được nên khóc chính là công cụ giao tiếp duy nhất; nên khi mà trẻ em cảm thấy lo lắng, bất an và sợ hãi thì bé sẽ thể hiện bằng cách gào khóc toáng lên.

Một số phương pháp đốt vía cho trẻ sơ sinh theo quan niệm của dân gian

Việc đốt vía cho trẻ sơ sinh sẽ được tiến hành nhằm mục đích để xua đuổi tà ma, vía dữ. Những mẹo để đốt vía theo như quan niệm về phong tục, lời truyền miệng của ông bà xa xưa để lại khá là đơn giản; không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu như phụ huynh cảm thấy bất an có thể thực hiện theo một số biện pháp được liệt kê ở dưới đây.

1. Đốt một tờ giấy

Theo như phương pháp này thì khi thấy trẻ quấy khóc; người lớn ở trong gia đình sẽ cầm tờ giấy, xoăn lại, đốt lửa rồi hơ ở xung quanh phòng cũng như ở quanh người của trẻ. Người đốt vía vừa hơ lửa vừa nói “3 hồn 7 vía 7 vía 3 hồn, vía lành thì ở, vía dữ thì đi”.

Đồng thời, ba mẹ nên thiết kế một chiếc túi bình an cho bé với tỏi và lông chó đen. Bởi vì theo như quan niệm của dân gian thì tỏi và lông của chó đen chính là những vật phẩm “tối kỵ” với tài đạo và ma quỷ. Chính vì thế nên khi mà trẻ em có những dấu hiệu hay biểu hiện lạ như quấy khóc, biếng ăn; ba mẹ hãy khâu hoặc là may cho bé một chiếc túi nhỏ đựng lông chó đen (lúc lấy phải lấy từ đầu đến chân) cùng với một nhánh tỏi nhỏ. Chiếc túi nhỏ bình an này sẽ mang đến nhiều tác dụng vô cùng thần kỳ; giúp cho bé ngoan ngoãn hơn, hay ăn chóng lớn hơn.

2. Mang theo tỏi

Có rất nhiều quan niệm rằng tỏi có tác dụng là để trừ tà. Khi mà cho trẻ đi chơi xa hoặc là đi đến nơi nào đó vào buổi tối; nhiều gia đình thường sẽ bỏ sắn tỏi ở trong túi áo quần của bé. Khi trẻ em “phải vía” khóc triền miên thì mẹ nên dùng vài củ tỏi ta; treo ở ngay cửa sổ, ở đầu giường hoặc là chiếc nôi mà em bé đang nằm. Bằng phương pháp này thì mau quỷ sẽ nhanh chóng cảm thấy sợ hãi và bỏ đi mất; bé sẽ có một giấc ngủ ngon và trọn vẹn.

3. Treo canh dâu tằm

Theo như quan niệm của dân gian, giống như tỏi, ma quỷ cũng rất sợ dâu tằm. Những gia đình mà có trẻ nhỏ, bố mẹ thường sẽ chuẩn bị sẵn một vài cành dâu tươi; treo ở cửa sổ hoặc là có thể đặt ở đầu giường, để xung quanh của 4 góc nhà hay xó cửa. Khi mà nhận thấy trẻ có những dấu hiệu như khóc thét, la hét mà dỗ dành mãi không nín ; có thể lấy cành dâu để quơ ở xung quanh không khí khu vực mà bé ngủ. Sau đó có thể nói vài câu dọa nạt, vụt cành dâu qua đến cửa để đuổi vía dữ.

4. Đặt dao, kéo ở đầu giường

Nếu như để dao, kéo ở phía đầu giường hoặc là ở cạnh cánh cửa ra vào không chỉ là cách những người cổ xưa áp dụng để đốt vía cho trẻ sơ sinh; đối với người lớn yếu bóng vía cũng có thể làm như vậy. Với những trẻ em quấy khóc lúc nửa đêm; đây cũng là một biện pháp rất đơn giản mà ba mẹ nào cũng có thể áp dụng được.

5. Đốt nón rách

Với những chiếc nón rách, người lớn ở trong gia đình có thể đốt chúng thành tro. Nếu như sinh bé gái thì bước qua bước lại 9 lần, nếu là bé trai thì bước qua bước lại 7 lần; tượng trưng cho 9 vía và 7 vía. Và đừng quên đọc những câu đuổi vía; đây cũng là một cách thức để xua đuổi vía dữ, giúp cho trẻ ngoan ngoãn, an giấc hơn.

6. Đốt quả bồ kết

Khi đốt vía cho trẻ nhỏ quấy khóc, người lớn trong gia đình nên chuẩn bị 1 chậu than hoa rực lửa, thả vài quả bồ kết vào. Việc này sẽ khiến cho mùi của quả bồ kết lao tỏa ở khắp xung quanh phòng; có tác dụng xua đuổi âm khí và tà khí. Trước khi đốt bồ kết thì cha mẹ nên đưa bé sang một phòng khác và đợi; cho đến khi mà căn phòng kia đã thông thoáng rồi, không còn khí than hay mùi bồ kết nữa thì mới đưa bé trở lại.

Xem thêm: Bà Bầu Đi Chùa Được Không Và Cần Phải Kiêng Kỵ Điều Gì

Đánh giá post

Chat ngay