x

CON GÁI CÓ ĐƯỢC THỜ CÚNG BỐ MẸ ĐẺ Ở NHÀ CHỒNG KHÔNG?

Ngày đăng: 25-04-2022

Thờ cùng ông bà tổ tiên là một tục lệ của người Việt. Tuy nhiên nhiều người thường thắc mắc con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng không. Nếu bạn cũng vậy, cùng Tử Vi Sơn Long đi tìm lời giải nhé.

Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng có phạm vào điều cấm kỵ không?

Theo như nghiên cứu của các bậc thầy về tâm linh, nghiên cứu về Phật học; việc con cháu thờ phụng ông bà, cha mẹ, tổ tiên là một việc làm hết sức có đạo lý. Đồng thời một phần nào duy trì được truyền thống hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn.

Tùy theo hoàn cảnh mà lập ra một không gian thờ cúng phù hợp; mỗi ngày giỗ, lễ tết của con cháu sẽ tề tựu, tụ họp lại đông đủ với nhau để thắp lên nén hương tưởng nhớ những người đã khuất; ghi nhớ công ơn họ sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người. Con cái mà không thờ phụng bố mẹ mình mới là không đúng đạo lý, là bất hiếu, trái với văn hóa truyền thống. Còn việc phân chia trai hay gái chỉ là mang tính chất tương đối mà thôi.

Con Gái Có Được Thờ Cúng Bố Mẹ Đẻ Ở Nhà Chồng Không?

Con gái hay con trai thờ phụng không quan trọng

Theo như phong tục truyền thống từ xa xưa; phụ nữ một khi đã lấy chồng chỉ được thờ cúng tổ tiên, cha mẹ của nhà chồng mà thôi. Bởi theo quan niệm “một nhà thì không được phép thờ hai họ”; việc này chỉ đúng ở một số dân tộc của người Việt nước ta thôi.

Thực tế cho thấy, người dân tộc Tày vẫn có thể lập 2 bàn thờ; một bàn thờ lớn sẽ ngự giữa phòng khách để thờ cúng ông bà tổ tiên bên nhà chồng; một bàn thờ nhỏ hơn và lùi xuống ở phía sau bàn thờ chính để thờ bố mẹ đẻ cũng như gia tiên bên nhà vợ.

Họ luôn áp dụng cách thờ cúng như vậy trong trường hợp mà nhà họ không có con trai lo chuyện thờ cúng. Nhà mà sinh con gái một bề; hoặc là nếu như người chồng muốn bày tỏ tấm lòng hiếu kính với bố mẹ vợ của mình.

Tương tự như vậy thì người dân tộc Mông cũng lập bàn thờ gia tiên, bố mẹ vợ ở trong nhà. Bên cạnh việc đặt thêm một bàn thờ nhỏ; người phụ nữ còn được phép hương khói thường xuyên cho bố mẹ đẻ của mình. Hhọ không còn nỗi lo lắng về chuyện bố mẹ đẻ; hay ông bà tổ tiên của mình chịu lạnh lẽo.

Xã hội hiện đại ngày một văn minh hơn; có rất nhiều gia đình chỉ có con gái thôi nên tất nhiên sẽ muốn giữ trọn đạo hiếu của việc làm con. Thờ cúng cha mẹ đẻ của mình, gia tiên, ông bà nhà mình là điều không có gì là sai trái cả. Việc cấm cản, cấm đoán như ở một số gia đình hiện nay vẫn còn là điều lạc hậu và rất phong kiến.

Những lưu ý khi thờ cúng cả nội tộc và ngoại tộc

Nếu như gia đình có không gian đủ rộng và lớn; nên lập thành 2 bàn thờ tách biệt; một bàn thờ là dùng để thờ cúng gia tiên nhà chồng và một bàn thờ để thờ cúng gia tiên nhà vợ. Không nên đặt bàn thờ gia tiên nhà vợ trước bàn thờ chính thờ gia tiên nhà chồng.

Nếu như không gian nhà quá chật hẹp và chỉ có thể làm một bàn thờ thôi; bản mệnh có thể chia bàn thờ đó làm 2 phần. Phần bên trái để các vật phẩm như bát hương, ảnh thờ cúng của bên nội tộc; còn phần bên phải sẽ đặt bát hương cùng với ảnh thờ cũng ngoại tộc. Ở phần chính giữa bàn thờ không nên đặt di ảnh của gia tiên; vì đấy là vị trí rất quan trọng của thần linh; nếu như bạn đặt ảnh gia tiên ở đấy là phạm kiêng kỵ.

Trình tự cúng và khấn vái sẽ là: Trước tiên sẽ khấn gia tiên bên nhà chồng; sau đó sẽ khấn ván bên gia tiên nhà vợ. Tiếp theo đó là bố mẹ chồng rồi đến bố mẹ vợ. Vào ngày giỗ của bố mẹ đẻ mình thì cũng cần phải thắp hương cả bên bàn thờ bố mẹ chồng mình nữ. Ssau đó cẩn cáo quan thần linh và gia tiên nhà chồng; xin phép được cúng lễ cho bố mẹ đẻ của mình.

Bên cạnh đó, theo như quan điểm của một số nhà nghiên cứu, nhà văn hóa dân gian thì nghi lễ, tập quán và tập tục là do con người nghĩ ra và ban bố cũng như quy định. Dù là nam hay nữ thì đều có quyền bình đẳng như nhau hết về tất cả mọi khía cạnh, tất cả mọi phương diện; trong đó có cả vấn đề liên quan đến việc thờ cúng ông bà tổ tiên, bố mẹ đẻ của mình.

Xem Thêm: Ý Nghĩa Cắt Băng Khánh Thành, Khai Trương Là Gì?

Đánh giá post

Chat ngay