x

ĐI CHÙA CẦU DUYÊN SAO CHO ĐÚNG CHUẨN

Ngày đăng: 14-02-2023

Đi chùa Lễ Phật đầu năm là phong tục, là tín ngưỡng tâm linh và cũng là nét văn hóa truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Ngoài thắp hương, lễ Phật để cầu mong gia đạo bình an, may mắn, có không ít người đi chùa để cầu duyên, khai mở đường tình cảm, dễ dàng tìm được “nữa còn lại” của mình, đặc biệt là những bạn có đường tình duyên lận đận, những người đã đến tuổi thành gia, lập thất.

Nếu bạn cũng đang có ý định đi chùa cầu duyên, thế nhưng chưa biết mình cần phải chuẩn bị những lễ vật gì, nên đi vào ngày nào, cần lưu ý điều gì khi đi cầu duyên? Cùng Tử Vi Sơn Long tìm hiểu cách đi chùa cầu duyên sao cho đúng chuẩn, xin được duyên lành, duyên tốt, không còn cô đơn lẽ bóng và nhanh chóng thoát kiếp FA bạn nhé.

Đi chùa cầu duyên như thế nào đúng chuẩn, xin được duyên tốt

Nên đi chùa cầu duyên vào ngày nào?

Khi đi chùa để cầu duyên và muốn xin duyên lương duyên, có được người yêu tâm đầu ý hợp, bạn nên đi lễ 1 mình và đi vào ban ngày. Bạn nên chọn những ngày lành, hoặc ngày rằm, mùng 1, ngày lễ để đi. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong việc khấn bái thì bạn có thể chọn những ngày bình thường để cầu duyên.

Đi chùa cầu duyên cần những gì? Sắm lễ thế nào cho đầy đủ?

Bạn có thể đi lễ câu duyên theo thành ý của mình. Bạn cũng nên tham khảo thông tin về ngôi chùa bạn đang muốn đi lễ, từ đó hiểu rõ các lễ vật để chuẩn bị sao cho chu đáo nhất.

Thông thường, khi đi chùa cầu duyên thì bạn cần chuẩn bị đủ 3 mâm lễ vật để cúng lễ tại Tam Bảo, Đức Ông và thờ Mẫu.

Mâm lễ Tam Bảo: Bao gồm các lễ vật như hoa quả, bánh kẹo, hướng, nến, sớ ban tam Bảo.

Mâm lễ Đức Ông: Bao gồm các lễ vật như đồ mặn, rượu, thuốc, tiền vàng, chè, sớ ban Đức Ông.

Mâm lễ thờ Mẫu: Bao gồm hoa tươi (ưu tiên 5 bông hồng đỏ), trầu cau, bánh kẹo, tiền lẽ. Bạn tiến hành cầu duyên tại Điện Mẫu nên cần chuẩn bị sớ đặt tại mâm lễ.

Đi chùa cầu duyên cần những gì

Mâm lễ đi chùa cầu duyên không cần quá cầu kỳ. (Hình minh họa)

Văn khấn khi đi chùa cầu duyên

Văn khấn cầu duyên ở điện thờ Phật

Tại khu vực điện thờ Phật, bạn đọc bài văn khấn sau để tiến hành cầu duyên:

“Nam mô A di đà Phật (3 lần), Nam mô Tam Thế Phật, Nam mô Dược Sư lưu ly quang Phật (3 lần), Nam mô đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát.

Tín chủ con tên là (nêu rõ họ tên), ngụ tại (địa chỉ). Hôm nay là ngày, tháng, năm (âm lịch), con xin lạy Phật, Bồ tát xin các ngài munh chứng. Phận con duyên trần thế chưa tới, nay cúi xin Phật và Bồ Tát phù hộ độ trì giúp con sớm tìm được nhân duyên trăm năm.

Con cúi xin các vị Đức Phật, các vị Bồ tát chứng giám, rủ lòng đại bi giúp con nhanh được như nguyện.

Nam mô A di đà Phật

Cẩn cáo!”

Văn khấn cầu duyên ở điện Mẫu

Tại khu vực ban thờ Điện Mẫu, bạn đọc bài văn khấn sau để tiến hành cầu duyên:

“Nam mô A di đà Phật (3 lần), con xin cúi lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh, đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa, kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải.

Tín chủ con là (nêu họ tên) hiện ngụ tại (nêu rõ địa chỉ), hôm nay là ngày, tháng, năm (âm lịch). Nay con tới chùa( đền, phủ) cầu xin các mẫu thương xót. Nhân duyên con hiện chưa tới, mong các mẫu ban cho con duyên lành như ước nguyện. Ban cho con mối lương duyên, thiện duyên tốt lành. Để rồi sinh con trai, gái đầy nhà, bình an mãi mãi.

Con xin dâng lễ bạc kính mong các Mẫu chứng giám và phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật

Cẩn cáo”

Sau khi đã thực hiện bài khấn xong, bạn quan sát khi thấy hương cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng.

Những lưu ý khi đi chùa câu duyên

Chùa là một địa điểm linh thiêng, trang nghiêm. Cho nên khi đến cầu duyên thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

+ Mặc áo quần kín đáo, lịch sự. Tuyệt đối không mặc quần áo ngắn hay hở hang.

+ Tắt chuông điện thoại, đặt điện thoại về chế độ im lặng, không chụp ảnh.

+ Không nói chuyện to tiếng, đọc văn khấn nhỏ tiếng, không làm ồn.

+ Không nô đùa, phá hoại và làm hư hỏng cảnh quan của chùa.

+ Không nói tục, không chửi bậy hay nói những lời thô tục, phỉ báng, nói đùa ác ý.

+ Đi chùa một mình, lễ vật chuẩn bị không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ và thành tâm.

+ Cần phải “tín tâm, thành tâm và tin tưởng” để được Đức Phật chứng dám và ban may mắn.

+ Tuyệt đối không được để các món mặn hay tiền vàng tại ban Tam Bảo (thờ Phật).

Những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở nước ta

Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng và khá linh thiêng. Nhiều người đến đây cầu duyên và đã tìm được nữa kia nhanh chóng.

Chùa Hà – Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều ngôi chùa lớn và nổi tiếng khắp cả nước. Tuy nhiên, khi nhắc đến chùa cầu duyên thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến Chùa Hà, ngôi chùa nằm ở một con phố nhỏ thuộc quận Cầu Giấy.

Chùa Hà - Ngồi chùa cầu duyên linh thiêng tại Hà Nội

Dân gian truyền miệng rằng “Chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Người độc thân đến chùa cầu duyên thì nhanh chóng tìm được nữa còn lại như ý nguyện. Còn với người đã có đôi hay đang gặp vấn đề thì tình cảm lại càng thêm khăn khít, bền chặt hơn. Cũng nhờ đó mà chùa Hà được xem là ngôi chùa linh nghiệm và là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ có đường tình duyên trắc trở.

Chùa Duyên Ninh – Ninh Bình

Theo ghi chép lịch sử, chùa Duyên Ninh là nơi công chúa Phất Ngân và vua Lý Công Uẩn thề non hẹn biển. Khi về già, công chúa đã về đây để tu hành và tác hợp nhân duyên cho nhiều cặp đôi. Cho đến ngày này, chùa Duyên Ninh là một trong những địa điểm cầu duyên linh thiên hàng đầu tại Việt Nam.

Chùa Duyên Ninh - Chùa cầu duyên linh thiêng tại Ninh Bình

Chùa Ngọc Hoàng – TP. Hồ Chí Minh

Chùa Ngọc Hoàng (đã đổi tên thành Phước Hải Tự) nổi tiếng khắp cả nước về sự linh thiêng, phù hộ mọi người làm ăn thuận lợi, bình an. Nhiều người đồn rằng nếu muốn cầu con hay cầu tình duyên, bạn chỉ cần thành tâm sờ vào ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu trong chùa thì sẽ đạt được ý nguyện.

Chùa Ngọc Hoàng - Địa điểm cầu tài, cầu con, cầu duyên hàng đầu TPHCM

Một số ngôi chùa câu duyên khác

Ngoài những ngôi chùa kể trên thì còn nhiều ngôi chùa khác cũng linh thiêng và được nhiều người lựa chọn đi lễ cầu duyên như:

+ Chùa Phúc Khánh (Hà Nội)

+ Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

+ Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)

+ Chùa Láng (Hà Nội)

+ Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)

+ Chùa Ông (TPHCM)

+ Chùa Bà Ấn Độ (TPHCM)

+ Chùa Bát Bửu Phật Đà (TPHCM)

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đi chùa cầu duyên đúng chuẩn và một vài địa điểm cầu duyên linh thiên ở nước ta. Nếu bạn đang cô đơn lẽ bóng và đang muốn kiếm tìm một nữa còn lại phù hợp, hãy thử một lần đi chùa cầu duyên ở những địa điểm trên nhé. Chỉ cần bạn thành tâm cầu nguyện, tin chắc rằng bạn sẽ tìm được nữa yêu thương trong một ngày không xa.

Đánh giá post

Chat ngay