x

CÁCH SẮM LỄ VÀ VĂN KHẤN CẦU SIÊU VONG LINH VÀ HÀI TỬ

Ngày đăng: 07-09-2022

Cầu siêu là gì? Tại sao phải cầu siêu?

“Cầu” chính là cầu nguyện, mong cầu, còn “Siêu” chính là vượt qua, là siêu thoát. Cầu Siêu chính là cầu nguyện để giúp những người thân, bạn bè, ông bà, vong linh, hài tử,… ở nơi cửu huyền được siêu thoát về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Lễ Cầu Siêu được xem như là một sợi dây nhằm mục đích kết nối giữa con cháu với ông bà, tổ tiên. Đồng thời, đề cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Theo như sách kinh Phật có ghi chép lại thì lễ Cầu Siêu có nguồn gốc xuất phát từ sự hiếu thảo của Đại Hiếu Mục Kiền Liên. Bởi vì muốn báo hiếu, Ngài đã sử dụng năng lực thần thông của mình soi sáng khắp Đất Trời để tìm kiếm cha mẹ của mình.

Chính vì thế mà biết được thân mẫu thân sinh ra mình đang đọa lạc, làm nhiều điều ác. Ngài bèn cầu xin Đức Phật tìm cách để giúp Ngài cứu được mẫu thân của mình. Nhờ vào lời dạy của Đức Phật mà Đại Hiếu Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ của mình, giúp người mẹ thoát được tội của địa ngục.

Cũng theo đó mà những Phật Tử có tấm lòng hiếu thảo, hiếu nghĩa cũng sẽ noi theo tấm gương của Đại Hiếu Mục Kiền Liên. Nghe theo lời răn dạy của Đức Phật A Di Đà cúng dường chư tăng để có thể cầu nguyện, cứu khổ cứu nạn, cứu khổ cho ông bà, tổ tiên của mình.

Theo như Đạo Phật thì trên thế gian này gồm có 6 cõi, gồm có 3 cõi trên gọi là Người, Atula, Trời và 3 cõi thấp gọi là Địa Ngục, Súc Sinh và Ngạ Quỷ. Chúng sinh ở trong 6 cõi này đều bắt buộc phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Con người chúng ta cũng không ngoại lệ, mọi sinh vật đều phải tuân theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử.

Tuy nhiên, chết không phải là hết mà chính là sự tiếp này giữa cõi này và bắt đầu sự sống ở một cõi khác. Ngoài ra, sự sống của con người theo như Phật Giáo cũng được chia làm 2 phần chính là thể xác và linh hồn. Theo như quy luật của tự nhiên, sau khi linh hồn của con người rời bỏ khỏi thân xác, tùy vào nghiệp mà phần linh hồn, thần thức này sẽ được đẩy đưa, trôi nổi trong 6 đạo luân hồi.

Nếu như lúc còn sống thường xuyên hành thiện tích đức thì có thể đến thế giới cực lạc. Còn nếu như khi sống lại hay làm những điều độc ác, xấu xa, tạo nghiệp muôn nơi thì khi chết đi linh hồn sẽ bị đày xuống địa ngục để chịu hình phạt. Với những người chết oan do tai nạn giao thông hay bất cứ một tai nạn nào, có điều gì đấy ấm ức, oan ức trước lúc chết thì rất khó có thể siêu thoát được, sẽ rơi vào cõi Ngạ Quỷ.

Theo sau đấy chính là cõi Súc Sinh, dành cho những người có tâm điện đen tối, xấu xa, làm quá nhiều điều ác ôn, tạo quá nhiều nghiệp sẽ được hóa kiếp là vịt, gà,…

Còn trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam thì nếu như người đã khuất sớm ngày được an nghỉ, siêu thoát thì những người sống cũng cảm thấy được sự bình yên, an lành. Chính vì vậy mà lễ Cầu Siêu mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa giúp gia tăng những công đức cho người quá cố để họ có thể đầu thai chuyển thế ở một vùng đất cực lạc, tốt đẹp, yên bình và thanh tịnh hơn.

Lễ Cầu Siêu được tiến hành vào khoảng thời gian nào?

Với vong linh thì thời gian cầu siêu tốt nhất chính là trong vòng 49 ngày. Bởi vì sau khi mất, họ phải trải qua 49 ngày thời gian chờ đợi để cho duyên nghiệp đến độ chín muồi thì mới quyết định được là tái sinh ở cõi luân hồi nào. Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, hay là Tết Thanh Minh, mùa Vu Lan báo hiếu được xem như là mùa Siêu Độ, mùa của “Xá tội vong nhân”. Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể tiến hành nghi thức cầu siêu vào ngày Rằm hàng tháng hoặc những dịp đặc biệt quan trọng như rằng tháng Giêng, tháng 4, tháng 7, tháng 8 hay tháng Chạp.

Cách sắm lễ thực hiện nghi thức cầu siêu cho hài tử, thai nhi mất sớm

Thông thường, người ta sẽ cúng vào 2 ngày mùng 2 và ngày 16 âm lịch trong tháng. Mâm cúng sẽ được đặt ở trên bàn nhở ở phía trước cửa, nửa ở trong nhà và nửa ở bậc thềm trước cửa. Cần chú ý là không được đặt lên bàn thờ bởi vì thai nhi không được xác nhận là con cháu ở trong gai tiên, vậy nên Thần Tài và Thổ Địa sẽ không cho vào nhà để nhận đồ, vật phẩm.

Lễ cúng cầu siêu cho các linh hồn, thai nhi mất sớm gồm có: Hoa Hồng thơm và tươi, một hộp bánh trứng, kẹp mút hoặc bánh kẹo dẻo, sữa trắng không đường, bỏng ngôi hoặc là bim bim, quần áo trẻ con làm từ vàng mã, một ít tiền vàng, nên chuẩn bị đồ chay, gạo. Đặc biệt lưu ý, không được phép khóc than với vong linh, thai nhi vì theo quan niệm dân gian cho rằng như vậy sẽ khiến cho vong linh nảy sinh tâm luyến, không muốn siêu thoát.

Nghi thức tiến hành cúng cầu siêu

Theo như quan niệm của dân gian, khi cầu siêu, nếu như chúng ta thành tâm thì có thể kết nối được với vong linh, làm cho những người đã khuất có thể cảm nhận được điều này. Sau khi tiến hành lễ cúng xong, gia chủ nên xếp các loại lễ vật để vào chậu kim loại rồi đốt ở một nơi thật sạch sẽ, gọn gàng như dân sau nhà, hiên nhà hoặc là hành lang.  

Trong quá trình tiến hành lễ cúng, đọc lại cầu nguyện mong các Chư thiện, hộ pháp chở che để cho các linh hồn này được siêu thoát, chuyển kiếp đến cõi an lành, cực lạc. Với những người cầu siêu cho thai nhi chưa ra đời bởi vì nhiều nguyên nhân bất đắc dĩ khác thì phải thể hiện được sự chân thành, sự sám hối của mình. Khi mà hài như đã kết duyên nhưng lại bị cha mẹ mình từ bỏ, mong cho thai nhi thứ tha, xoá bỏ đi những nỗi oán hận, sớm ngày được siêu thoát và đầu thai. Sau khi tiến hành xong lễ cúng, gia chủ tiến hành mời những chư vị tọa về nơi trú ngụ. Mong những vong linh, thai nhi đón nhận tấm lòng thành của gai chủ và sớm ngày được siêu thoát, đi đến cõi an lành. Thời gian để tiến hành lễ cúng cầu siêu nên được tiến hành đều đặn vào ngày Rằm hàng tháng, cầu mong sự an lành, siêu thoát cho các vong linh, thai nhi, cho vong hồn người đã khuất.

Văn cúng cầu siêu cho các linh hồn, vong linh, thai nhi ở tại gia

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm

Con lạy Địa TẠNG Vương Bồ Tát

Xin chứng giám cho đệ tử tên: ……………… Pháp danh: ………………….. Trước đây do vô minh, sai lầm, con đã từng lỡ dại phá bỏ thai nhi, từ chối sự hiện diện của các con mình mà không hề biết sự đau khổ của các con. Bây giờ được học Phật, con đã hiểu rõ và tin vào Nhân Quả, con vô cùng ăn năn hối hận trước những việc mình đã làm. Con đã sai rồi! Nay con xin chân thành sám hối tất cả những tội lỗi mà con đã tạo tác.

Con của mẹ! Mẹ đã nhận ra những lỗi lầm từng gieo cho con. Mẹ không nhận thức hết rằng những gì mình đã làm gây cho cả cha mẹ và con quá nhiều đau khổ, làm cho hồn như phải cô đơn, oán trách, vất vưởng, đói khét, lạnh lẽo. Bây giờ biết được Phật pháp, mẹ mới hiểu ra được sự tồn tại của con đến từ lúc vừa hình thành tổ hợp thai, nên bô cùng ăn năn hối hận, xót xa trong lòng, lương tâm cắn rứt.

Xin hãy tha thứ cho mẹ, xin con đừng oán hận mẹ nữa. Đúng là cho dù bất kỳ lý do gì cũng không thể chấp nhận được ác nghiệp này. Nhân Quả là do mẹ tự làm tự chịu. Mẹ chỉ biết sám hối cùng các vong như, hàng ngày cố gắng tích đức tu thiện, đem tất cả công đức những việc thiện lành để hồi hướng cho các con.

Nguyện cho con trẻ có thể nghe thấy những lời mẹ sám hối, cùng mẹ niệm Phật mà phát nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Về đó tương lai mẹ con cùng hội ngộ, vĩnh viễn lìa khổ được vui.

Nguyện Đức Từ Phụ Tạo Hóa Di Lặc Phật, Đức A Di Đà Phật và các bậc bề trên xót thương tiếp dẫn tất cả các vong linh thai nhi trên toàn thế giới này mà bị cha mẹ vô minh, ngu si phá bỏ đều được vãng sanh về thế giới an lành nơi Cực Lạc. Nguyện cho tất cả những ai đã, đang và sẽ phá thai hãy dừng lại các sai lầm.

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có ai thấy nghe

Đều phát tâm Bồ đề

Hết một báo thân này

Đồng sanh nước Cực Lạc

Nam Tạo Hóa Di Lặc Phật!

Nam Tạo Hóa Di Lặc Phật!

Nam Tạo Hóa Di Lặc Phật!”

  1. Văn cúng cầu siêu

“OM AH HUNG

Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diêu dục đơn giản nhưng quý giá này háo ột đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười phương Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày …. Tháng …. Năm …..

Tín chủ con là: ………………….. Nơi ở ……………….. thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư Phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.

Con xin cúng dường tới các chư thiện, thiên thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.

Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ ….. cho cha ……, mẹ ….. hay ….. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”.

(Tiếp theo đó, gia chủ cho đồ cúng cho các vong linh, thai nhi vào để đốt và tiếp tục khấn)

“Đặc biệt con xin được thành tâm sám hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại tưới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới. Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỷ và siêu thoát như vậy.

Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm được siêu thoát (muốn nguyện thêm gì nữa thì gia chủ có thể tùy tâm mà khấn ra). Cầu mong cho lời nguyện lành của con được thành sự thật.” (Nếu như bạn đã tu thì nên đọc mật chú, còn không thì nên đọc thần chú sáu âm của Quan Thế Âm Bồ Tát là “OM MA NI PADE ME HUM” trong 108 lần).

Sau khi đã cúng xong thì gia chủ nên nói thêm:

“Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài và các chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời. Xin các vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát. Cũng xin che chở cho gai chủ mọi sự được tốt đẹp, an lành. Gia chủ xin cảm tạ!”

Những điều cần lưu ý khi tiến hành lễ cúng cầu siêu

Những em bé đã ra đời và có làm ma chay thì bố mẹ của bé nên tiến hành thờ cúng, làm lễ cúng cầu siêu. Song, với những thai nhi đã mất ở trong bụng người mẹ thì không nên tiến hành thờ cúng. Mà bạn chỉ nên cầu siêu để cho vong linh thai nhi đó sớm được siêu thoát và đi đầu thai.

Trong lễ cầu siêu, bố mẹ không nên đốt quá nhiều vàng mã, không được cúng đồ mặn. Càng không được sát sinh, nên cúng chay, không được than khóc hay nhớ thương quá nhiều. Bởi vì theo quan niệm của dân gian thì nếu bố mẹ làm như vậy dễ khiến cho linh hồn của thai nhi trở nên quyến luyến, không nỡ rời xa nên càng khó siêu thoát và khó đi đầu thai được.

Thông thường, những trẻ con thường rất cần mẹ, vậy nên khi tiến hành lễ cầu siêu thì bố mẹ nên đặt cho trẻ một cái tên. Vì trẻ cũng thường hay đi theo mẹ dù cho người này có sinh thêm em bé mới hay là kết hôn thì linh hồn của đứa trẻ vẫn cần sự quan tâm từ mẹ mình. Chính vì thế nên bố mẹ hãy thành tâm, khấn nguyện rằng ba mẹ rất yêu con, thương con, cảm thấy vui hơn nếu như đứa trẻ siêu thoát để tìm ba mẹ mới cho mình. Khi đó, linh hồn của đứa trẻ sẽ cảm thấy được an ủi và đáng tin cậy hơn. Tiếp theo thì bạn nên đi cầu siêu cho bé.

Bố mẹ của thai nhi đã mất có thể lên chùa để nhờ sự giúp đỡ của sự thầy để việc cầu siêu cho con diễn ra chuẩn chỉnh hơn. Sau khi cầu siêu cho đứa trẻ, mỗi đêm thì người mẹ thì mẹ nên niệm 21 lần câu thần chú vãng sanh cho đến khi mà vong linh thai nhi đấy được siêu thoát. Ngài Địa Tạng sẽ giúp đỡ cho vong hồn của đứa trẻ đó được siêu thoát hay là tìm đến cha mẹ mới để chuyển sinh.

Xem thêm: Tướng Người Hình Thổ Là Thế Nào, Tốt Hay Xấu?

Đánh giá post

Chat ngay