x

CÁC QUAN NIỆM VỀ THẦN TÀI

Ngày đăng: 14-01-2024

Tiền bạc là mối bận tâm hàng đầu suốt kiếp. Nên Thần Tài đặc biệt được hâm mộ. Tùy theo vùng miền, nghề nghiệp mà có những truyền thuyết khác nhau về thần này. Tính sơ số lượng các truyền thuyết phổ biến cũng băm mấy trự, dư sức lập hai đội bóng, với cả hàng ghế dự bị.

CÁC QUAN NIỆM VỀ THẦN TÀI

Có thể nói, về truyền thuyết thì thần Tài đa dạng và phức tạp nhất. Phân biệt theo tín ngưỡng thì có thần Tài của Đạo giáo, Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.

Nguồn gốc, tên gọi

Tài Bạch Tinh Quân là tên gọi trong Đạo giáo. Tên đầy đủ là Đô Thiên Chí Phú Tài Bạch Tinh Quân. Tài Bạch Tinh Quân hay Thái Bạch Kim Tinh, cũng gọi là Tăng Phúc Tài Thần, thường được dân gian Trung Quốc thờ chung với 3 vị Phúc – Lộc – Thọ. 

Tài Bạch Tinh Quân cùng với Lộc tinh trong Phúc Thọ tinh được xem là Văn Thần Tài trong dân gian. Có chức năng quản lý của cải vàng bạc trong thiên hạ, rất linh thiêng trong việc cầu tài và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người lương thiện với hình ảnh của thần với Phúc – Lộc – Thọ tam tinh và Hỷ thần hợp thành Phúc – Lộc – Thọ – Tài – Hỉ.

Tài Bạch Tinh Quân là sự kết hợp của hai từ Tài Bạch và Tinh Quân. Hay còn gọi là Khởi Minh, Trường Canh. Hai tên gọi này xuất hiện vào thời cổ, nguyên do là Sao Kim thường mọc ở phía Đông vào buổi sáng nên gọi là “Khởi Minh”. Và xuất hiện ở phía Tây buổi chiều nên gọi là “Trường Canh”. 

Hình tượng

Tài bạch tinh quân thường thấy là mặc áo choàng đỏ, đầu đội mũ ô sa, lưng thắt đai ngọc, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, râu đen dài, một tay cầm bức lụa “Cung hỷ phát tài ” hoặc “Chiêu tài tiến bảo”, một tay cầm thỏi vàng. 

Vì vậy, dân gian thường kết hợp hình ảnh của thần với Phúc – Lộc – Thọ tam tinh và Hỷ thần hợp thành Phúc – Lộc – Thọ – Tài – Hỉ.

Người Hoa còn thờ nhiều Thần Tài khác. Trong đó phổ biến nhất là Tài Bạch Tinh Quân. Tinh Quân là ngôi sao trên Thượng giới. Đây là vị thần thường được thờ tự tôn kính ở các đền miếu, nhất là cơ sở thờ tự của người Hoa Triều Châu. 

Truyền thuyết về Tài Bạch tinh quân

Trong các tiểu thuyết cổ đại của Trung Quốc, có ghi chép rất nhiều câu chuyện truyền kỳ về Thái Bạch Kim Tinh. Như trong tác phẩm Tây du ký, Thái Bạch Kim Tinh là một vị lão thần tiên, đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, tay cầm phất trần, thần cách thanh cao, tu hành đắc đạo, phụng lệnh của Ngọc Hoàng Đại Đế giám sát thiện ác của con người ở trần gian, được gọi là Tây phương Tuần sứ, rất nhiều lần xuất hiện giúp đỡ Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh Phật. Còn trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, có nói Lý Trường Canh là một vị Độ ách Chân nhân trên Cửu đỉnh Thiết xoa sơn. Vị này cũng chínhlà “Trường Canh” Thái Bạch Kim Tinh trong tác phẩm Tây du ký. Theo tác giả Từ Tấn, trên thực tế, trong các loại sách sử và các sách về Đạo giáo cũng không có khảo lược về từ “Tài Bạch Tinh Quân”

cũng như sự chuyển hóa của Thái Bạch Kim Tinh. Các tài liệu ghi chép cũng chỉ là “nghe nói” hay “căn cứ theo sách”. Trong Tây du ký không viết Thái Bạch Kim Tinh là Thần Tài. Trong Phong thần diễn nghĩa cũng không nêu Lý Trường Canh là Thần Tài. Vì vậy, Tài Bạch Tinh Quân chỉ là Thần Tài trong dân gian4. Và dân gian ở rất nhiều địa phương thờ phượng Tài Bạch Tinh Quân làm Thần Tài. Tác giả Hồ Phác An trong tác phẩm Trung Hoa Toàn Quốc Phong Tục Chí –

Quảng Đông có ghi chép lại rằng: “vào ngày 22 tháng 7, tức ngày vía sinh Tài Bạch Tinh Quân, tại địa phương có mở tiệc tế thần, mọi người đều đến dâng hương và đốt pháo hoa ăn mừng…”

Các vị tài bạch tinh quân – Ngũ đại Tài thần

Tài Bạch Tinh Quân gồm 5 vị thần, chủ bộ tài lộc trên Thiên giới, 1 vị đứng đầu và 4 phụ tá: 

Long Hổ Huyền Đàn Chân Quân: tức Triệu Nguyên soái, Triệu Công Minh

Trong quan niêm Đạo giáo, ông đã là một “Quỷ vương”, “Ôn thần”. Triệu Công Minh xuất hiện vào thời Đông Hán. Triệu Công Minh chính là Lịch quỷ, Ôn Thần và Tài thần, tức là từ một vị thần chuyên trừng trị kẻ ác, phát triển thành vừa trị ác vừa dương thiện. Cuối cùng là một vị Thần Tài chuyên ban phát tài phú. Thời Đông Hán, người ta coi Triệu Công Minh là Lịch quỷ, tức chuyên trừng trị cái ác. 

Với tư cách là một Ôn Thần, vừa trị ác vừa dương thiện; Thời Nguyên, Triệu Công Minh ngày càng được thần hóa với thần cách của một vị thần chuyên về cái thiện như “Ngũ Ôn sứ giả” và “Triệu Công Minh”. Dân chúng hóa, các tín đồ tôn giáo trở thành những người truyền đạo chuyên nghiệp và dần dần đi vào quần chúng nhân dân. Cùng với sự góp sức và truyền bá rộng rãi của văn học thì cuối cùng Triệu Công Minh cũng trở thành một vị thần chuyên hướng thiện và ngồi trên ngôivị Thần Tài. Đông đảo quần chúng nhân dân thờ phụng. 

Trung bân Tài thần – Vương Hợi: thủ lĩnh đời thứ 7 của bộ lạc Thương; cũng là tổ 8 đời của Thành Thang. Ông phát triển chăn nuôi, cũng là người đề xuất trao đổi hàng hóa giữa các bộ lạc, nên được tôn làm thần Tài của giới kinh thương. 

Đông lộ Tài thần – Tỷ Can: chú của Đế Tân (Trụ vương), cũng là cậu của Cơ Phát (Châu Võ vương). Ông vì dùng lời ngay can gián mà bị Đế Tân nổi giận moi tim. Theo Đạo giáo, ông không có tim (hư tâm), ắt là bậc công chính, chẳng dạ riêng tây, nên được Ngọc hoàng phong Tài lộc Chân quân.

Nam lộ Tài thần – Sài Vinh: vua thứ hai nhà Hậu Chu thời Ngũ đại, không những võ công hiển hách mở rộng biên cương, mà còn là bậc minh quân có công phát triển thương nghiệp; Đạo giáo tôn làm Thiên tài Tinh quân.

Tây lộ Tài thần – Quan Võ: tức anh râu dài trong Tam quốc diễn nghĩa. Vì nức tiếng trung thành, nhất là có tín nghĩa. 

Tượng hình, chức năng

Tài Bạch Tinh Quân hay Thái Bạch Kim Tinh, cũng gọi là Tăng Phúc Tài Thần, thường được dân gian Trung Quốc thờ chung với 3 vị Phúc – Lộc – Thọ. 

Tài Bạch Tinh Quân cùng với Lộc tinh trong Phúc Thọ tinh được xem là Văn Thần Tài trong dân gian, có chức năng quản lý của cải vàng bạc trong thiên hạ, rất linh thiêng trong việc cầu tài và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người lương thiện với hình ảnh thường thấy là mặc áo choàng đỏ, đầu đội mũ ô sa, lưng thắt đai ngọc, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, râu đen dài. Một tay cầm bức lụa “Cung hỷ phát tài ” hoặc “Chiêu tài tiến bảo”. Một tay cầm thỏi vàng. Vì vậy, dân gian thường kết hợp hình ảnh của thần với Phúc – Lộc – Thọ tam tinh và Hỷ thần hợp thành Phúc – Lộc – Thọ – Tài – Hỉ.

Các quan niệm Thần Tài khác

Tứ phương Thần Tài

Đông Nam Tài thần Phạm Lãi: mưu sĩ giúp Câu Tiễn diệt Phù Sai, Vừa hoàn thành tâm nguyện phục quốc xong liền phủi đít bỏ công danh, đổi tên họ thành Si Di Tử Bì. Đem vợ con sang Tề làm nghề cày cấy. Sau lại qua đất Đào (Sơn Đông), lấy đất làm họ, lần nữa đổi tên Đào Chu Công. Hành nghề mua bán mà trở nên phú gia địch quốc. 

Đông Bắc Thần tài – Lý Quỷ Tổ : kinh sách Đạo giáo chỉ ghi sinh ngày 17 tháng 9, mất ngày 22 tháng 7. Tổ người Tri Xuyên (Sơn Đông). Thời Hiếu Văn đế Bắc Ngụy, làm Huyện lệnh Khúc lương (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). 

Tổ một đời liêm chính chuyên cần tạo phúc cho dân, có công khơi thông sông ngòi, ổn định giá muối. Ông sống đạm bạc, để dành lương bổng chẩn tế dân nghèo, sau khi mất được dân chúng nhớ ơn lập đền thờ. Về sau, Đường Minh tôn tứ phong cho Tổ “Thần quân Tăng phúc Tướng công”. Các triều Nguyên, Minh, Thanh cũng đều có phong hiệu. Đạo giáo tôn làm Tài bạch Tinh quân. 

Lý Quỷ Tổ có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng, chẳng kém “Võ Tài thần” Triệu Công Minh.

Trong tranh, tượng, Tổ thường xuất hiện cùng với Tam đa và Hỷ thần, thành bộ Ngũ cát: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, Tài. Trong trí tưởng dân Tàu, Tổ là trang tài tử văn nhã, áo gấm đai ngọc, bên ngoài khoác hồng bào, đầu đội mão cánh chuồn, mặt trắng râu dài, vẻ mặt tươi tắn hiền từ, tay trái cầm ngọc Như ý, tay phải nâng chậu vàng có bốn chữ Chiêu tài tiến bảo; có hai đồng tử khoanh tay hầu tả hữu, đứa ngậm đồng tiền, đứa ngậm nén vàng.

Tây Nam Tài thần – Tử Cống: tên thật Đoan Mộc Tứ. Học trò ưng ý của Khổng tử, “một trong Khổng môn Thập triết”. Học vấn cao thâm, biện luận hùng hồn, ngoại giao kiệt xuất, kinh doanh thiên phú, Cống được tôn Tây nam Tài thần.

Tây Bắc Tài thần – Lưu Hải Thiềm: tên là Tháo, tự Tông Thành, người Quảng Dương (tức U châu, nay là hạt Phong Đài, Bắc Kinh). Tháo sinh vào thời Ngũ đại Thập quốc, là Tể tướng của Yên vương Lưu Thủ Quang, sau tu tiên, làm đệ tử Lữ Động Tân. Tháo cũng là một trong Ngũ dương Tổ sư Toàn Chân giáo. Tương truyền Tháo hàng phục được cóc vàng ba chân ngoài Đông hải, cứ mỗi bước nhảy, cóc này lại khạc đồng tiền, Tháo dùng tiền đó chẩn bần cứu tế.

Đánh giá post

Chat ngay