x

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2023 VÀO NGÀY NÀO? ĐƯỢC NGHỈ BAO NHIÊU NGÀY?

Ngày đăng: 23-03-2023

Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn nhất của nước ta, người lao động nghỉ phép nhưng vẫn được hưởng lương đầy đủ. Đây là ngày lễ nhằm tưởng nhớ và bày tỏ tấm lòng biết ơn đến các vị vua đầu tiên, những vua Hùng đã có công lập nước. 

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 Ngày Nào? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa?

Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là gì? Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 rơi vào ngày nào? Người lao động được nghỉ phép bao nhiêu ngày? Cùng tham khảo bài viết với Tử Vi Sơn Long để có câu trả lời bạn nhé.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 ngày mấy Dương Lịch?

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi Lễ hội Đền Hùng (hay Quốc giỗ) là ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống nhằm kỷ niệm, tôn kính và tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị vua Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch được tổ chức hàng năm tại Đền Hùng (thuộc TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) và được người dân Việt trên toàn thế giới. 

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 ngày mấy Dương Lịch?

Vậy ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 rơi vào ngày nào? Bởi năm Quý Mão theo Âm Lịch là năm nhuận và có đến hai tháng 2, nên ngày 10/3 theo Dương Lịch sẽ trễ hơn mọi năm và rơi vào cuối tháng 4, cụ thể là ngày 29/4/2023.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 người lao động được nghỉ mấy ngày?

Theo Luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày, tức được nghỉ vào ngày 10/3 Âm Lịch, tức thứ 7 ngày 29/4.

Tuy nhiên, do năm nay ngày giỗ tổ, ngày lễ 30/4 và quốc tế lao động sát nhau nên người lao động sẽ được nghỉ gộp 3 dịp lễ với thời gian nghỉ lên đến 5 ngày (cơ quan nào làm việc thứ 7 thì chỉ được nghỉ 4 ngày). Cụ thể như sau:

+ Nghỉ 1 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 29/4 (thứ 7). Nếu cơ quan không làm việc thứ 7 thì sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo.

+ Nghỉ 1 ngày lễ 30/4 (Chủ Nhật). Người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo.

+ Nghĩ 1 ngày lễ quốc tế lao động 1/5.

Tóm lại, lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023, ngày 30/4 và quốc tế lao động của cán bộ, công nhân, người lao động sẽ là 05 ngày liên tục, bắt đầu từ ngày 29/4/2023 đến hết ngày 03/5/2023. Trường hợp người lao động tại doanh nghiệp, cơ quan làm việc vào thứ 7 sẽ được nghỉ 4 ngày liên tục, bắt đầu từ ngày 29/4/2023 đến hết ngày 02/5/2023.

Nguồn gốc lịch sử của lễ Giỗ Tổ

Theo ghi chép từ cuốn sách “Ngọc phả Hùng Vương” được biên soạn thời vua Lê Thanh Tông. Có đoạn viết rằng: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức vẫn cúng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (tức thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của đấng Thánh tổ xưa… Phụng ban hương Trung Nghĩa làm dân Trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng từ của một vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng thờ”

Đến đời vua Minh Mạnh năm 1833, nhà vua cho rước bài vị của các vua Hùng vào miếu thờ dành cho các đời đế vương (miếu có tên Lịch đại đế vương). Nhà vua cũng cấp sắc thờ phụng tại đền Hùng với nghi lễ được quy định chặt chẽ, chi tiết.

Nhà Nguyễn định rằng cứ vào năm thứ 5 và thứ 10 của thì sẽ mở hội lớn, tức 5 năm một lần. Đến năm 1917 (năm Khải Định thứ 2), nhà Nguyễn ấn định ngày mùng 10 tháng 3 theo lịch Âm hằng năm là ngày quốc lễ, quan viên tỉnh Phú Thọ phải mặc phẩm phục và đến Đền Hùng để tổ chức các nghi lễ cúng bái thay cho triều đình nhà Nguyễn.

Ý nghĩa của ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Đây là 4 câu ca dao vô cùng quen thuộc của nhiều thế hệ người Việt, dùng để nhắc nhau nhớ về ngày lễ Giỗ Tổ truyền thống được tổ chức hằng năm. Với mục đích tưởng nhớ đến các đời vua Hùng đã có công lập nước, xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ mang đậm ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài việc đề cao tinh thần dân tộc, lễ Giỗ Tổ còn mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người phải cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức cũng như nâng cao tri thức để có thể giúp nước, dựng nhà. Tiếp nối và phát triển những thành tựu mà tổ tiên đã gây dựng, xứng đáng với danh ngôn “con Rồng cháu Tiên”.

Bên cạnh đó, giỗ tổ cũng là ngày mà mọi người có dịp để nhìn lại những thăng trầm, biến cố của lịch sử dân tộc, từ đó thúc đẩy tinh thần xây dựng và phát triển đất nước vốn sẵn có bên trong mỗi người dân Việt.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?

Lễ hội đền Hùng hay Giỗ Tổ diễn ra hằng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, tổ chức tại Đền Hùng, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Những nghi lễ của lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng được tổ chức với 2 nghi lễ chính được cử hành trong ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.

+ Lễ rước kiệu vua: Lễ rước kiệu được thực hiện từ chân núi và đi qua các đền trước khi đến đến Thượng. Nghi lễ bao gồm các đoàn múa sư tử, đoàn rước quốc kỳ, cờ hội, người tham gia gồm có quan viên và nhân dân.

+ Lễ dâng hương: Lễ dâng hương là phần lễ dành cho mọi người Việt Nam. Người đến dân hương trên đất Tổ với mục đích đáp ứng nhu cầu tâm linh, cầu mong tổ tiên phù hộ cho bản thân và gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc.

Bên cạnh các nghi lễ trên thì Giỗ Tổ Hùng Vương còn có phần thi hội với các cuộc thi như gói bánh, hát xoan, kéo co, trò chơi dân gian v.v cũng hấp dẫn không kém.

Lễ rước kiệu vua

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương nhiều năm qua đã được nâng cấp quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu người dân khắp nơi trên mọi miền tổ quốc về thực hành tính ngưỡng, tế bài và dân hương cúng vua Hùng.

Những nghi lễ của giổ tổ Hùng Vương

Do đó, đội hình rước kêu vua cũng như lễ vật đế cùng lễ hội đền Hùng cũng được nâng cấp về hình thức và bổ sung bởi chính quyền và nhân dân địa phương. Nhằm đảm bảo vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn được những nghi thức truyền thống, đảm bảo tính trang nghiêm, thành kính nhưng vẫn thể hiện được sự phù hợp với thời đại.

Đội hình rước kêu vua bao gồm những thành phần chính như sau:

+ Đi đầu là đội cờ Tổ quốc, cờ thần.

+ Trống, chiêng.

+ Đội cờ hội.

+ Đội tàn, tán, lọng.

+ Đội rước bát bửu.

+ Rước Kiệu Văn (hoặc kiệu bát cống).

+ Đội (phường) Bát âm (nhạc rước).

+ Chủ tế.

+ Đội hình tế (ban tế).

+ Đại biểu, lãnh đạo UBND địa phương, nhân dân.

Lễ tế và dâng hương tại Đền Thượng

Nghi thức lễ tế và dâng hương Hùng Vương trong lễ hội đền Hùng bao gồm các bước:

Nghênh thần: Nghên đón vua Hùng và Thần linh về ngự tại Long ngai, bài vị ở di tích. Chủ tế lễ 4 vái.

Hiến lễ: Tiến hành dâng lễ bên các ban thờ vua Hùng và Thần linh 3 lần. Mỗi lẫn dâng lễ thì chủ tế và bồi tế phải quỳ để hiến lễ và đọc văn tế.

Ẩm phúc và thụ tộ: Chủ tế nhận lộc của vua Hùng và Thần linh ban .

Lễ tạ: Kết thúc buổi tế, chủ tế lễ 4 vái.

Dâng hương: Sau khi tiến hành tạ lễ, những người trong đoàn tế lễ tiến hành dâng hương cho vua Hùng và Thần Linh để thể hiện lòng tôn kính.

Lễ bái: Sau khi dâng hương và cắm nhàng vào lư hương thì mọi người tiến hành cúng bái (quỳ lạy).

Dâng hương giỗ tổ Hùng Vương

Lễ vật dâng lên trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Lễ chay: Bánh chưng và bánh giầy mỗi loại 18 cái, con số 18 ở đây tượng trưng cho 18 vị vua Hùng của đất Việt. Ngoài ra còn có thể hoa quả, bánh trái dâng cùng (thường là đặc sẳn địa phương).

Lễ mặn: Theo truyền thống thì lễ mặn để thờ cùng vua Hùng thường là thịt lợn, thịt bò, thịt dê. Tuy nhiên, tùy theo tình hình từng địa phương cũn như tránh lãng phí thì lễ vật được sử dụng nhiều là thủ lợn và ván xôi trắng, hoặc là gà trống và ván xôi trắng.

Hương nhang: Nước, hương (nhang), hoa tươi, và đèn nến là những vật phẩm không thể thiếu. Theo quan niệm dân gian, 4 vật hẩm trên tương ứng với 4 ý niệm cơ bản trong tính ngưỡng” Thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hòa.

Bài viết giúp bạn biết lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 và những thông tin liên quan đến ngày lễ này. Với kỳ nghỉ lễ dài đến 5 ngày, đây là thời điểm tuyệt vời để bạn tham quan du lịch, tận hưởng những ngày nghỉ một cách trọn vẹn, hạnh phúc.

Đánh giá post

Chat ngay