HƯỚNG DẪN LÀM LỄ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ CÙNG VỚI VĂN KHẤN
- Chia sẻ:
Mời bạn đón đọc thông tin hướng dẫn làm lễ cúng thôi nôi cho bé cùng với văn khấn qua bài viết này của Tử Vi Sơn Long.
Cúng thôi nôi là gì?
Cúng thôi nôi hay được gọi là cúng bà mụ. Đây là phong tục được người Việt Nam rất coi trọng bao đời nay. Mà không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả những nước phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. đều cũng có truyền thống làm tiệc thôi nôi cho bé. Vào thời điểm lúc mà trẻ con vừa tròn 12 tháng tuổi thì mọi người trong gia đình sẽ tổ chức lễ thôi nôi cho bé. Nghi lễ này được tạo ra với ý nghĩa mong bà mụ sẽ che chở, bảo vệ; ban tặng những điều tốt đẹp cho đứa bé đó. Tất cả đều hướng đến sự may mắn, an yên cho đứa trẻ trong những năm tháng cuộc đời sau này.
Mỗi người từ khi sinh ra chỉ cúng thôi nôi một lần duy nhất trong đời thôi nên bố mẹ của đứa trẻ đó rất quan trọng và cẩn trọng điều này. Cúng thôi nôi sẽ được tính theo lịch âm; theo quan niệm của dân gian sẽ là “Gái lùi 2, còn trai thì lùi 1”. Điều này nghĩa là nếu là con gái thì lễ thôi nôi sẽ lùi 2 ngày còn là trai thì lùi 1 ngày sau khi mà bé tròn 1 năm tuổi tính theo lịch âm.
Xem thêm:
• Cách Cúng Nhập Trạch Vào Nhà Mới Đúng Nghi Thức Và Thủ Tục
• Địa Chỉ Xem Tử Vi Tại Hà Nội
Trong lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị những gì?
Ở những địa phương, vùng miền khác nhau của Việt Nam sẽ có cách bài trí và sắm lễ khác nhau. Tuy nhiên, trong lễ thôi nôi thì gia đình cần phải chuẩn bị 3 mâm cỗ cúng; số mâm này còn phụ thuộc vào số bàn thờ có trong nhà nữa. Hướng dẫn cách làm lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị các loại mâm cỗ sau:
1. Mâm ông Công ông Táo
Trong truyền thống bao đời này của người dân Việt thì gia đình nào cũng có bàn thờ ông Công ông Táo. Chính vì thế nền đèn, nến, hương,.. là những thứ cần phải có sẵn. Bố mẹ cần phải chuẩn bị các đồ lễ như ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹp; một hũ gạo dùng để cắm nhang, vàng hương, văn khấn cúng ông Công ông Táo, xôi, chè, rượu, cau, trầu, nước lọc, gà luộc,.. Đây chính là mâm cúng cần phải có mà nhiều gia đình vẫn thường hay quên nhất.
2. Mâm cúng gia tiên
Trên mâm cúng gia tiên cần chuẩn bị 1 gà trống luộc, xôi, chè, rượu, cau, trầu, nước lọc, vàng mã, ngũ quả, hoa tươi, hương nhang,.. Mâm lễ này bạn có thể chuẩn bị cũng như cũng lễ bình thường vậy.
3. Mâm dùng để cúng Thổ Địa, Thần Tài
Bởi vì không phải nhà người nào cũng có bàn thờ Thần Tài. Nếu như gia đình của bạn có bàn thờ Thần Tài thì hãy chuẩn bị thêm hoa quả, xôi, chè, rượu, nước lọc, hoa tươi với hương và nến là được.
4. Mâm cúng bà mụ
Bởi vì gia chủ đang chuẩn bị mâm cúng thôi nôi nên chuẩn bị cũng cho mâm cúng bà mụ sẽ có phần cầu kì hơn. Ở đây bạn cần chuẩn bị ngũ quả; hoa tươi thì nên chọn hoa cát tường, hương trầm có mùi thơm; nến cốc hoặc là đèn cầy, 1 hũ muối, 1 hũ gạo, nước, tràm rượu. Về giấy tờ cũng thì bạn cũng nên chọn mâm hài; đồ cho bà mụ, bà chúa cần phải đầy đủ. Vì đây là một lễ cũng đặc biệt nên phụ huynh của trẻ cần phải thận trọng và hết sức chú ý.
Những đồ vật để cúng phụ huynh cần chuẩn bị 1 con gà luộc, cháo trắng, bánh kẹo, ngũ quả, 1 đĩa xôi. Chia nó làm thành 12 phần nhỏ cùng với 1 phần lớn; heo quay cũng vậy, chia thành 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn. Trầu thì phải têm canh phượng cũng chia làm 12 phần nhỏ và 1 phần lớn. Hiện nay, tất cả những đồ cúng dùng cho lễ thôi nôi đều rất dễ tìm thấy và mua được ở siêu thị, chợ. Bên cạnh đó, gia đình nào muốn cầu kỳ hơn; có thể sắm thêm những đồ cũng khác như oản, bánh, các món mặn khác,..
Các nghi thức để thực hiện lễ cúng thôi nôi
Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi; một nghi thức đặc biệt khác nữa cũng được bố mẹ hết sức quan tâm. Đó chính là chuẩn bị cho con là lễ mừng tuổi và chọn nghề. Theo như người xưa để lại thì đây chính là nghi thức thể hiện về mong muốn, nguyện vọng của con trong tương lai
1. Nghi lễ chọn nghề cho con
Ngay sau nghi lễ cúng bà mụ xong; bắt đầu bước sang nghi lễ tiếp theo là lễ chọn nghề. Phụ huynh sẽ chuẩn Bố mẹ sẽ phải chuẩn bị những đồ vật có sẵn như gương, lược, sách, tiền, bút, ống nghe, máy ảnh,.. để cho con chọn.
Nếu như con lấy được bất cứ một đồ vật gì được đặt ở đó có nghĩa là tương lai nghề nghiệp của con sẽ gắn liền với đồ vật đó. Lấy ví dụ như con cầm 1 chiếc lược thì mang hàm ý là sau nay con sẽ làm nghề cắt tóc, làm đẹp, chuyên viên trang điểm,.. Hoặc nếu như con chọn ống nghe thì tương lai con rất có thể là bác sĩ,..
Điều dĩ nhiên đây hoàn toàn chỉ là một nghi lễ mang tính lựa chọn ngẫu nhiên mà theo quan niệm của người xưa. Vậy nên, bố mẹ cũng không cần bận tâm hay quá thất vọng; nếu như con không chọn đúng vật phẩm theo đúng ý mình.
2. Nghi lễ mừng tuổi cho con
Bước vào giai đoạn cuổi buổi lễ cúng thôi nôi thì người thân, gia đình; bạn bè sẽ chúc phúc và lì xì cho con. Con sẽ nhận được những lời chúc phúc tốt đẹp như mạnh khỏe; hay ăn chóng lớn, nghe lời người lớn. Đây đều là những điều hết sức tốt đẹp mà mọi người chúc; mong cho con lớn lên bình an, vui vẻ và hạnh phúc. Những bao lì xì như gửi đến con vô vàn lời chúc may mắn, tốt đẹp; mong cuộc đời con thuận lợi, thành công.
3. Văn khấn thôi nôi cho bé
Sau đây là bài văn khấn cúng tế dùng để cúng thôi nôi cho bé.
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
Con lạy Đệ Nhất Thiên Tỷ đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ Nhị Thiên Đế đại tiên chúa
Con kính lạy Đệ Tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ……… tháng ………. năm ………
Vợ chồng con là …………………….. sinh được con (trai/gái) đặt tên là ………..
Chúng con ngụ tại: ……………………..
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên Tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ……………… sinh ngày ………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn Thần giáng lâm trước án; chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên; hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng lạng; thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở; nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!”
- Chia sẻ:
- NGẤN CỔ TAY CỦA BẠN TIẾT LỘ VẬN MỆNH LÀ NGHÈO KHỔ HAY GIÀU SANG
- XEM CHỈ TAY GÒ THÁI ÂM TRÊN BÀN TAY
- NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN MỘT ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH TỐT DỰA THEO PHONG THỦY
- VAI TRÒ CỦA CHỖ DỰA TRONG PHONG THỦY NHÀ Ở
- DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN SẮP GẶP MAY MẮN, PHÁT TÀI PHÁT LỘC
- TRANH RÙA PHONG THỦY
- NÉT TƯỚNG PHỤ NỮ MANG SỐ MỆNH PHU NHÂN
- TƯỚNG ĐỨNG DỰ ĐOÁN TÍNH CÁCH, VẬN MỆNH NGƯỜI PHỤ NỮ
- TRANH CHIM CÔNG PHONG THỦY
- TƯỚNG ĐÀN ÔNG GIA TRƯỞNG, ĐỘC ĐOÁN VÀ CỐ CHẤP