CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
- Chia sẻ:
Ý nghĩa của lễ cúng Rằm Tháng Giêng âm lịch
Rằm Tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa hết sức trọng đại, đây chính là đêm rằm đầu tiên trong năm mới. Nguyên có nghĩa là thứ nhất, còn Tiêu chính là Đêm. Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi vì ngoài Tết Nguyên Tiêu ra thì còn có Tết Trung Nguyên vào rằm tháng bảy và Tết Hạ Nguyên vào rằm tháng mười. Ông bà ta thường hay có câu “Lễ vật quanh năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng”.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế gia đình mà mỗi nhà sẽ có những mâm cỗ trong ngày này chuẩn bị khác nhau. Tuy hiên, điểm chung của nó chính là đều thể hiện tấm lòng thành kính của chúng sinh đến với Phật, với thánh Thần, ông bà, tổ tiên và cầu chúc một năm tốt đẹp, bình yên, may mắn và hạnh phúc, rủng rỉnh tài lộc. Bên cạnh đó ngoài một mâm lễ gia tiên thì chúng ta có thể làm một mâm lễ cúng ngoài trời để cảm tạ thánh thần, trời đất, cùng với các vị anh hùng dân tộc đã có sông bảo vệ đất nước. Gia chủ không cần phải lễ lạt cao sang mà tùy thuộc vào mức sống của từng gia đình để sắm lễ.
Cúng Rằm Tháng Giêng cần chuẩn bị những lễ vật gì?
*Lễ chay dâng Phật đối với Phật Tử
Mâm lễ chay dâng Phật bắt buộc phải là mâm chay tịnh, sạch sẽ và thanh đạm. Không cần chuẩn bị với số lượng quá nhiều, lễ vật dâng lên mỗi ban, mỗi món ăn chỉ cần đặt trong chát nhỏ, đĩa nhỏ hoặc vừa là được, số lượng có thể là 10, 15 hoặc là 25 món tùy thuộc vào mỗi gia đình. Bao gồm các món sau: hoa tươi, ngũ quả, chè, xôi, món xào chay, món ăn làm từ đậu hũ, canh làm từ đồ chay và bánh trôi nước
*Lễ mặn để dâng gia tiên:
Trên bàn thờ cúng gia tiên, gia chủ cần phải dâng lễ mặn, thông thường sẽ gồm có 6 đĩa, 4 bát với tổng số món ăn là 10. 4 bát bao gồm bát ninh măng, mọc, miến, bóng. 6 đĩa bao gồm: thịt gà hoặc thịt lợn, chả hoặc là giò, nem thính hoặc là 1 đĩa thức ăn xào, xôi hoặc bánh chưng, dưa muối hoặc dưa món và 1 nước chấm. Theo phong tục truyền thống thì lễ vật dâng gia tiên cần phải có thêm gạo tẻ, là lương thực ăn hằng ngày. Bởi theo truyền thống thì mâm cỗ phải có cả nếp cả tẻ, có đủ cả âm dương để vạn vật được sinh sôi nảy nở và phát triển.
Một điều cần phải chú ý là lễ vật dâng ngày rằm cần phải có đủ vị, vị mặn từ nước chấm, vị ngọt của bánh, vị chua của dưa muối và vị cay của ớt. Tất cả sẽ tạo nên một mâm cỗ với đầy đủ hương vị cuộc sống, cầu chúc một năm an lành, thịnh vượng và vạn sự như ý.
Sơ lược về việc cúng lễ ngày Rằm Tháng Giêng
*Cúng trong nhà:
Nhìn chung thì một mâm cỗ cúng sẽ bao gồm có hoa quả, gà luộc và cùng với các món ăn cổ truyền khác. Bên cạnh đó, có thể có thêm một số món ăn khác như bánh chay hay là bánh trôi nước. Việc cúng bái những món ăn, mỹ thực này nhằm mục đích cầu mong một cuộc sống sung túc, đủ đầy và chan chứa nhiều niềm vui. Mâm cơm dùng để cúng rằm cùng với các đồ vật cúng được đặt ở phía dưới bàn thờ. Nếu như gia đình của bản mệnh tín Phật thì họ sẽ cúng thêm mâm cỗ chay nữa cũng như thực hiện các nghi thức đầy đủ cũng như sự thành kính của mình với chư Phật.
*Cúng ngoài trời:
Việc cúng bái tại gia đình cộng với việc chuẩn bị mâm cúng ngoài trời mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh vô cùng cao quý và tốt đẹp. Cúng trời đất, thiên địa và cúng các thần linh cai quản năm Nhâm Dần 2022 khác với cúng trong nhà là cúng gia tiên và Phật. Nếu như năm Nhâm Dần 2022 gia chủ gặp năm tuổi, hạn Tam Tai, sao tuổi thì gia chủ cũng có thể dâng sớ để cúng cầu bình an, cầu sức khỏe, tai qua nạn khỏi.
Ngoài ra, việc làm lễ cúng Rằm Tháng Giêng, trong khoảng thời gian này rất nhiều gia đình sẽ đến chùa để lễ phật vào ngày 15 âm lịch để cầu chúc những điều tốt lành, bình an đến với mình và các thành viên trong gia đình trong năm mới.
Cúng Rằm Tháng Giêng cần lưu ý những gì?
+ Người thực hiện việc cúng lễ phải ăn mặc thật đoan trang, chỉnh tề, kín đáo, không ăn mặc lố lăng, hở hang để thể hiện sự thành kính, tôn trọng của bản thân lên chư vị thần linh, gia tiên.
+ Mâm cỗ cúng ngày Rằm Tháng Giêng thường sẽ được tổ chức vào ngày 14 hoặc là 15 tháng Giêng âm lịch.
+ Tuyệt đối không được sử dụng hoa giả cũng như trái cây giả, được làm bằng nhựa hay các vật liệu khác để thờ cúng. Điều này là một trong những điều cực kỳ cấm kỵ trong bất kỳ một lễ cúng tế nào.
Văn khấn cúng Rằm Tháng Giêng
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Tồi, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ con là: ……………………………………………..
Ngụ tại: ………………………………………………..
Hôm nay là ngày Rằm Tháng Giêng năm …… gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ……….. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giang về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ lại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con được vạn sự an lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Phục duy cẩn cáo!”
Xem thêm: Cúng sao giải hạn năm 2022
- Chia sẻ:
- TUỔI MÃO SINH CON NĂM MÃO CÓ TỐT KHÔNG?
- CÓ PHẢI SỞ HỮU BÀN TAY BÚP MĂNG THÌ CUỘC ĐỜI ĂN SUNG MẶC SƯỚNG?
- NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM
- TOP 3 CON GIÁP CÀNG GIÀ LẠI CÀNG GIÀU, SUNG SƯỚNG HẾT PHẦN THIÊN HẠ
- NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG PHONG THỦY QUẦN ÁO
- TƯỚNG NGƯỜI CÓ LÔNG MÀY RẬM LÀ TỐT HAY XẤU?
- XEM TƯỚNG NHÂN TÀI TRONG TƯƠNG LAI
- NỐT RUỒI Ở MÔNG LÀ TỐT HAY XẤU?
- Ý NGHĨA CỦA CÂY BỒ ĐỀ TRONG ĐẠO PHẬT VÀ PHONG THỦY
- LỰA CHỌN BẠN ĐỜI THEO TIÊU CHUẨN CỦA NHÂN TƯỚNG HỌC