CHUYỂN VỀ NHÀ MỚI CẦN LÀM NHỮNG GÌ?
- Chia sẻ:
Theo tín ngưỡng dân gian, chuyển đến nhà mới vô cùng quan trọng và cần phải chú ý nhiều điều để gặp may mắn, tránh mất lộc hay gặp phải những điều xui xẻo. Vậy chuyển về nhà mới cần làm gì? Cúng nhập trạch, cúng thổ địa, thần linh hay dẫn dắt khí luân chuyển từ cũ sang mới là những việc làm cần ưu tiên hàng đầu.
Nên làm gì khi chuyển đến nhà mới
Dọn dẹp nhà cửa
Nhà mới xây thường sẽ có nhiều bụi bặm do quá trình thi công, xây dựng vừa hoàn tất, còn có mùi khó chịu của vữa, vôi hoặc sơn tường. Bạn cần dọn nhà cửa sạch sẽ để thoải mái cũng như khử mùi để loại bỏ đi các loại mùi khó chịu.
Đặc biệt, nếu bạn chuyển nhà đến nhà mua lại của người khác, nhà đã có người ở thì việc dọn dẹp càng quan trọng hơn. Mỗi ngôi nhà là một tiểu môi trường và thường khác nhau, được hình thành dựa trên tính cách của gia chủ ngôi nhà đã sinh sống.
Việc đầu tiên gia chủ cần làm là xử lý đồ đạc có trong ngôi nhà để tránh sự đối xung bất hợp. Đối với đồ dùng còn có thể sử dụng được thì cần lau chùi và làm sạch hoàn toàn. Đối với đồ dùng bị hư hỏng hay không cần dùng đến thì nên vứt đi.
Đối với gương soi thì theo quan niệm dân gian nên thay mới. Sẽ tránh việc chồng hình hay nhập hình làm ảnh hưởng đến khí vận của gia chủ. Bạn có thể thay mới hoặc lau sạch và phơi nắng vài hôm để hóa giải các hiện tượng xấu trên.
Vệ sinh, dọn dẹp phòng ngủ và phòng tắm
Phòng ngủ và phòng tắm là 2 gian phòng quan trọng của ngôi nhà. Đặc biệt, khi dọn đến nhà mới thì cần dọn trước 2 gian phòng này. Phòng ngủ sẽ là nơi nghĩ ngơi, lấy lại năng lượng sau một ngày dọn dẹp vất vả. Phòng tắm sẽ là nơi vệ sinh, tắm rửa để làm sạch cơ thể cũng như cung cấp nước để lau chùi, vệ sinh ngôi nhà của bạn.
Sau khi đã dọn dẹp xong các gian phòng này thì bạn cũng nên lên kế hoạch để dọn dẹp các phòng còn lại. Giúp cho căn nhà trở nên sạch đẹp, thơm tho, không gian sạch sẽ, mát mẻ và thân thiện và không còn bụi bẩn.
Kiểm tra toàn diện căn nhà
Trước khi chuyển đến nhà mới, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ căn nhà và đảm bảo căn nhà đã hoàn thiện, không bị hư hại hoặc gặp các sự cố. Việc này giúp bạn có thể xử lý các sự cố nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến việc sinh sống cũng như chế độ sinh hoạt.
Những hạng mục bạn nên kiểm tra bao gồm: Hệ thống điện, hệ thống nước. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến hệ thống mạng internet, điện thoại, các dịch vụ TV.
Tổng vệ sinh toàn bộ căn nhà
Với lộ trình dọn dẹp được xây dựng từ trước, bạn nên vệ sinh tổng thể toàn bộ căn nhà, đặc biệt là những khu vực chưa được dọn dẹp. Như vậy bụi bẩn hay rác thải sẽ được loại bỏ hoàn toàn khỏi căn nhà, giúp bạn có một không gian sống sạch, đẹp, trong lành, mát mẻ hơn.
Trong quá trình vệ sinh, dọn dẹp, bạn có thể cân nhắc sắp xếp lại các đồ vật trong nhà. Như vậy thì căn phòng sẽ vừa gọn gàng, vừa hợp lý, lại vừa đi lại dễ dàng và thoải mái hơn nhé.
Thực hiện nghi lễ nhập trạch
Khi chuyển về nhà mới thì gia chủ cần chọn ngày tốt, được tính dựa trên ngày sinh của gia chủ, nên chọn ngày “Thủy” và tránh chọn ngày “Hỏa” để chuyển nhà. Gia chủ nên tìm những người có kinh nghiệm hoặc các thầy phong thủy để chọn được ngày tốt và hợp mệnh
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì chuyển nhà ban đêm sẽ khiến cho khí vận của gia chủ hay những người trong gia đình bị xấu đi. Do đó, việc chuyển về nhà mới nên thực hiện và hoàn tất trước 15h chiều.
Nạp khí mới, xông nhà xua tan ô uế, chướng khí
Việc đầu tiên khi chuyển tới ngôi ngôi nhà mới bạn cần làm là mở cửa chính, cửa sổ ra hết để khí lành tràn vào nhà. Chướng khí hay khí tù hãm lâu ngày trong nhà sẽ lưu thông và sẽ được xua đi. Nếu nhà không có cửa sổ thì bật quạt gió để thổi khí ra cửa.
Bạn cũng cần xông nhà để xua tan chướng khí, ô uế, xua tan điều xấu và chào đón những điều tốt lành nhất.
Nguyên liệu sử dụng xông nhà tương đối đơn giản, bạn có thể sử dụng rễ cây, nhang thơm, hay các hương liệu, bột trầm hương. Khi tiến hành xông nhà thì nên đặt bình xông ở vị trí có thể tỏa hương ra khắp nhà. Đặc biệt bạn cần mở hết cửa trong nhà, bao gồm cả cửa sổ để không khí lưu thông, xua tan khí xấu, chướng khí ra khỏi căn nhà.
Ngoài ra, trong mấy hôm đầu bạn có thể bật đèn trong nhà cũng như mở vòi nước liên tục để khai thông nguồn nước, nguồn sáng.
Cúng Thổ địa, Thần Tài
Theo quan niệm dân gian, Thần tài và Thổ địa là 2 vị thần mang lại may mắn, tài lộc cho mỗi gia đình. Vì thế khi chuyển đến nhà mới, để tăng vận khi may mắn, nhận được sự phù hộ, độ trì, bình an thì bạn nên cúng Thổ địa và Thần tài.
Mâm cúng cần được bày biện trang trọng, thường gồm các lễ vật như: Trái cây, hoa tươi, bánh kẹo, xôi, thịt gà, rượu, hương đèn, vàng mã. Gia chủ thực hiện các nghi lễ cúng đúng chuẩn, thành tâm.
Nổi lửa để phát sinh khí
Chuyển về nhà mới cần làm gì tiếp theo? Đó là nổi lửa để nấu nước, khai hoả trong nhà để cầu mong sự. Bạn chỉ cần bắt ấm nước lên bếp và đun sôi, mở vòi cho nước chảy.
Vào ngày đầu tiên chuyển về nhà mới, gia chủ cần nổi lửa đế nấu nước, khai hòa trong nhà để cầu mong sự no ấm sung túc, tài lộc dồi dào.
Gia chủ phải mở vòi nước để nước chảy chậm và trong thời gian lâu nhất có thể. Đồng thời đậy nắp bồn rửa bát, bồn tắm lại, việc này tượng trưng cho sự no đủ, đầy đĩa đầy bát.
Gia chủ cũng cần bật quạt để gió thổi ra các hướng khắp căn nhà (trừ cửa chính) để vừa lưu thông khí, vừa xua tan các chướng khí.
Tất cả những việc làm trên thể hiện hàm ý “phong sinh thủy khởi”. Có nghĩa là bắt đầu mọi việc thật thuận lợi, trôi chảy
Tạo bầu không khí vui vẻ
Khi vào nhà mới, bạn nên tạo không khí vui vẻ để tăng nguồn năng lượng tích cực cho gia đình. Mọi người nên nói lời may mắn khi đến nhà mới. Đặc biệt, gia chủ cần niềm nở và vui vẻ. Tuyệt đối không được nóng giận, chửi mắng và đánh con trẻ vào ngày này.
Không khí vui vẻ sẽ giúp tạo ra nguồn năng lượng tích cực. Do đó, khi vào nhà mới thì mọi người cần niềm nở, vui vẻ, nói những lời may mắn. Đặc biệt, không được nóng giận, chửi mắng hay dùng những lời lẽ khó nghe.
Dọn đồ vào nhà mới
Khi vào nhà mới nên mang gì vào trước? Theo lời người xưa thì chiếu là vật dụng nên mang vào đầu tiên, tiếp theo đó là bếp lửa, chổi quét nhà, nước. Ngụ ý giữ lại những đầm ấm và hạnh phúc cũ trong một khởi đầu mới.
Ngoài ra, cũng có quan niệm cho rằng: Gạo, muối, nước và bật lửa là 4 thứ mà bạn nên mang vào đầu tiên. Chúng là những thứ cần thiết cho cuộc sống, đồng thời là biểu tượng của sự nuôi dưỡng, thể hiện sự đầm ấm, sung túc và đầy đủ.
Những đồ đạc chuyển vào nhà mới cần do người trong gia đình dọn và mang vào nhà mới. Riêng bài vị Gia Thần,Tổ Tiên phải đích thân gia chủ mang đến.
Những điều cần kiêng kỵ và lưu ý khi chuyển về nhà mới
Ngoài những điều nên làm khi chuyển đến nhà mới để phát tài, phát lộc, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Bạn cũng cần kiêng kỵ và lưu ý những điều sau đây để không bị mất lộc hay gặp phải vận xui nhé.
+ Không chuyển nhà trễ ngày, chuyển nhà đúng ngày tốt và hợp mệnh đã xem.
+ Hoàn tất việc chuyển nhà trước 15h chiều. Tuyệt đối không chuyển nhà vào xế chiều hoặc ban đêm.
+ Không nên để phụ nữ mang thai phụ giúp việc chuyển nhà, dọn dẹp nhà cửa.
+ Không sử dụng chổi cũ để quét dọn ở nhà mới.
+ Không dón khách vào ngày nhập trạch. Đây là ngày dọn nhà chứ không phải ngày tân gia.
+ Không làm vỡ sành sứ, bát dĩa, đồ thủy tinh, đồ gốm trong ngày này.
+ Không nói lời nặng lời, khó nghe, chửi bới, nhục mạ. Thay vào đó, hãy nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn và vui vẻ.
Mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm những gì?
Để cúng lễ nhập trạch thì bạn cần chuẩn bị một mâm cúng lễ vào nhà mới. Tùy theo từng vùng miền và quan niệm mà lễ vật cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Dưới đây là những lễ vật cơ bản nhất nhiều người sử dụng:
+ Mâm ngũ quả (thường bày 5 loại quả, nếu nhiều hơn thì 7 hoặc 9 loại).
+ Vàng mã, muối, gạo, hoa tươi, trầu cau, nhang đèn, trà, rượu trắng.
+ Nồi xông, trầm hương.
+ Mâm cỗ chay hoặc mặn tùy theo từng gia đình.
Với mâm cỗ mặn thông thường sẽ gồm có bộ tam sinh. (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc), 1 con gà luộc, xôi, 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc. Gia chủ linh động thêm các món xào, món canh theo địa phương.
Với mâm cỗ chay thông thường sẽ gồm từ 4 – 5 món chay thông dụng. Gia chủ nên lựa chọn những món đơn giản, trang trọng và nhiều người yêu thích.
Văn khấn cúng lễ nhập trạch chuẩn nhất
Để cúng lễ nhập trạch thì ngoài việc chuẩn bị đồ cúng, gia chủ cũng cần chuẩn bị văn khấn thần linh cũng như cáo yết tiên gia để hoàn tất việc chuyển nhà cũng như để thần linh và các vị tiên gia phù hộ, độ trì. Dưới đây là những bài văn khấn cúng lễ nhập trạch chuẩn được nhiều người sử dụng nhất.
Bài văn khấn Thần Linh
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài văn khấn cáo yết gia tiên
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Trên đây là những điều mà bạn nên làm khi chuyển về nhà mới. Cũng như một số điều cần kiêng kỵ và lưu ý để gặp nhiều may mắn, tài lộc, gia đình êm ấm, hạnh phúc, không bị mất lộc và tránh được những điều xui rủi. Mong rằng bạn sẽ sẽ chuyển nhà thuận lợi, suôn sẻ và gặp nhiều may mắn, tài lộc khi chuyển sang nhà mới.
- Chia sẻ:
- XEM TƯỚNG NGÓN CHÂN ĐOÁN ĐỊNH TÍNH CÁCH, VẬN MỆNH
- SAO KẾ ĐÔ LÀ GÌ? BỊ SAO KẾ ĐÔ CHIẾU MỆNH THÌ TỐT HAY XẤU?
- VĂN HÓA XÔNG TRẦM HƯƠNG CỦA NGƯỜI VIỆT
- KÍCH HOẠT CUNG QUAN LỘC TRONG PHONG THỦY BÁT TRẠCH
- PHONG THỦY CỔNG NHÀ, CÁCH BỐ TRÍ CHUẨN PHONG THỦY
- TÁC DỤNG CỦA BỨC BÌNH PHONG TRONG PHONG THỦY
- TAM ĐA LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC CỦA TAM ĐA
- SAO THỔ TÚ LÀ GÌ? BỊ SAO THỔ TÚ CHIẾU MỆNH THÌ TỐT HAY XẤU?
- HỒ LÔ PHONG THỦY VÀ NHỮNG BÍ MẬT KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
- ĐẶT MUỐI PHONG THỦY TRONG NHÀ ĐỂ HÚT TÀI CHIÊU LỘC