x

NGÀY VÍA QUAN ÂM LÀ NGÀY NÀO? NÊN CÚNG GÌ?

Ngày đăng: 10-03-2023

Ngày vía Quan Âm là ngày nào? Ý nghĩa của ngày vía Quan Âm Bồ Tát là gì? Khi cúng cần chuẩn bị những gì, văn khấn như thế nào? Những câu hỏi liên quan sẽ được Tử Vi Sơn Long giải đáp trong bài viết sau đây.

Hiện nay, vào các ngày 19/02, 19/06 và 19/09 âm lịch hằng năm, Phật tử trên mọi miền đất nước đều làm lễ ngày vía mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Theo Phật Giáo phương Đông, Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật luôn lắng nghe và cứu giúp chúng sinh khỏi khó khăn, nguy nan. Cũng chính vì vậy mà trong ngày vía Quan Âm, người Việt chúng ta thường chuẩn bị mâm cúng để thể hiện lòng tôn kính với Ngài. Dưới đây sẽ là những điều cần chuẩn bị, cách cũng cũng như văn khấn ngày vía Quan Âm.

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Là người có tấm lòng bao dung với tất cả mọi người, luôn chia sẻ nỗi đau, cứu khổ chúng sinh khỏi lầm than. Ở Việt Nam, rất nhiều Phật từ và gia đình thờ mẹ Quan Âm để cầu mong cho những người thân trong gia đình vượt qua được khó khăn, gặp nhiều may mắn và có một cuộc sống bình an.

Ngày vía mẹ Quan Âm là ngày nào?

Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát là ngày mà phật tử ở khắp mọi vùng miền ở nước ta cũng như nhiều quốc gia khác tổ chức lễ cúng, phóng sanh để cầu mong nhận được sự phù hộ, độ trì, che chở của Ngài.

Trong một năm sẽ có 3 ngày vía mẹ Quan Âm tương ứng với 3 mốc quan trọng trong cuộc đời của Quán Thế Âm Bồ Tát.

+ Ngày 19 tháng 02 Âm Lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm Đản Sinh

+ Ngày 19 tháng 06 Âm Lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm thành đạo

+ Ngày 19 tháng 09 Âm Lịch là ngày mẹ Quan Thế Âm xuất gia

Ngày vía Quan Âm năm 2023 Quý Mão là ngày nào?

+ Ngày 19 tháng 02 Âm Lịch rơi vào ngày 10/3/2023 Dương Lịch

+ Ngày 19 tháng 06 Âm Lịch rơi vào ngày 05/08/2023 Dương Lịch

+ Ngày 19 tháng 09 Âm Lịch rơi vào ngày 02/11/2023 Dương Lịch

Những ngày này điều được gọi chung là ngày vía mẹ quan Âm. Phật tử sẽ chuẩn bị món ăn chay, hoa quả, để làm lễ dân lên Phật Bà cũng như khấn bái để cầu phúc.

Đương nhiên, không nhất thiết phải lập bàn thờ để cúng vào đúng ngày vía quan Âm. Mọi người có thể cúng vào những ngày 19 hàng tháng và thành tâm hướng về Ngài là đủ.

Cần chuẩn bị những gì khi cúng mẹ Quan Âm

Quan Âm Bồ Tát là vị phật trong Phật giáo phương Đông. Cho nên Phật tử khi cúng lễ thì phải chuẩn bị những món đồ chay.Vậy ngày vía Quan Âm nên cúng gì?

Đồ lễ để cúng mẹ Quan Âm thường bao gồm những vật phẩm sau đây:

+ Nhang (hương)

+ Hoa tươi (sử dụng hoa hồng, hoa cúc vàng…)

+ Hoa quả (cam, quýt, bưởi lê,…)

+ Bánh kẹo, phẩm oản

+ Xôi chay

Nhìn chung, đồ lễ để chuẩn bị vô cùng đơn giản và không hề cầu kỳ. Tuy nhiên gia chủ cần phải chuẩn bị tương tất, đầy đủ, sạch sẽ và thành tâm nhất.

Cần chuẩn bị những gì khi cúng mẹ Quan Âm

Cách cúng lễ ngày vía mẹ Quan Âm

Bàn thờ Quan Âm đặt theo hướng “tọa Tây hướng Đông”. Gia chủ không được đặt tượng quay vào nhà vệ sinh, phòng bếp hay phòng ngủ. Cũng cần lưu ý rằng không nên đặt bàn thờ ngàn hàng hoặc dưới bàn thờ gia tiên.

Trên bàn thờ, đặt tượng Quan Âm ở chính giữa, dưới chân tượng là bát hương thờ, mỗi bên sẽ đặt 1 ly nước và 1 cây đèn. Phía sau nước, đèn là bình hoa và dĩa hoa quả.

Sau khi đã chuẩn bị và bài trí tươm tất thì có thể bắt đầu cùng lễ, đọc văn khấn hoặc tụng kinh.

Văn khấn vía mẹ Quan Âm

Khi làm lễ cúng vía Quan Âm thì gia chủ hãy đọc bài văn khấn sau đây:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ (chúng) con là: …………………

Ngụ tại: ……………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Sau khi đã làm lễ cúng, đọc văn khấn, khấn bài xong và khi tuần nhang đầu đã cháy hết, gia chủ nên thắp thêm 1 tuần nhang nữa. Khi thắp xong, gia chủ vái 3 vái trước bàn thờ làm lễ và tiến hành hạ sớ để hóa vàng.

Tụng kinh gì vào ngày vía mẹ Quan Âm?

Trong quá trình cúng lễ tễ thì Phật tử có thể tụng niệm 12 lời nguyện lớn của Quán Thế Âm Bồ Tát. Như sau:

Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện.

Nam-mô nhất niệm tâm vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện.

Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ nguyện.

Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện.

Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện.

Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện.

Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện.

Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện.

Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện.

Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện.

Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện.

Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn biết ngày vía Quan Âm là ngày nào, cần lễ vật gì, khấn bài như thế nào, cách cúng ra sao. Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích và giúp bạn chuẩn bị lễ vật đầy đủ, cúng lễ ngày vía mẹ Quan Âm thành tâm nhất.

Đánh giá post

Chat ngay