x

NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM

Ngày đăng: 19-03-2021

Phong tục của người Hoa ở Việt Nam 

Do đặc điểm địa lý, so với các nước trong khu vực, người Hoa đến Việt Nam khá sớm. Họ đến đây từ thế kỷ thứ III TCN. Người Hoa di cư vào Việt Nam sinh sống, thường diễn ra phổ biến từ sau các cuộc nội chiến ở Trung Quốc. Như thời kì cuối Đường đầu nhà Tống, cuối Tống đầu Nguyên, cuối Nguyên, đầu Minh, cuối Minh đầu Thanh. 

Theo dòng lịch sử cùng với sự biến động của lịch sử Trung Quốc, số lượng người Hoa đến Việt Nam ngày càng tăng dần. Họ cư trú khá tập trung ở những nơi có điều kiện buôn bán làm ăn. Dần dần hình thành các khu phố khách China town. Tại Việt Nam có bốn trung tâm thương mại nổi tiếng mà ở đó người Hoa đã đóng một vai trò trung tâm trong hoạt động thương mại. Như ở Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An và gần nhất với hiện nay là Sài Gòn – Chợ Lớn thế kỷ 18 – 19. 

Ở Sài Gòn – Chợ Lớn vai trò hoạt động của người Hoa vẫn trường tồn theo năm tháng và ngày càng phát triển. Đến nay đã trở thành một thành phố thương mại sầm uất nhất bậc nhất Việt Nam. Tên Chợ Lớn vốn có từ năm 1801 khi Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng Trấn Gia Định thành. Người Hoa vẫn quen gọi Chợ Lớn là Đê Ngạn, đọc theo tiếng Quảng Đông là Tai Ngon, dần lái sang đọc là Sài Gòn.

Nguyên nhân rời bỏ quê hương 

Người Hoa có mặt ở Sài gòn vào cuối thế kỷ 17. Đó là những lưu dân miền Duyên Hải – Hoa Nam của lục địa Trung Hoa. Họ là những nông dân nghèo khổ, binh lính và một số quan lại phong kiến rời bỏ quê hương vượt biển tìm đất mưu sinh. Do tình trạng nghèo đói, loạn lạc bất yên, do những cuộc chiến tranh. Những cuộc thanh trừng, bất phục tùng của các quan lại phong kiến, tri thức… Trên đường lênh đênh lưu lạc về phương Nam, một bộ phận lưu dân người Hoa có dừng chân, lập nghiệp nơi mảnh đất miền Nam Việt Nam. Trong đó có Tp Hồ Chí Minh. Họ đến thành nhiều đợt di dân, định cư, mà một trong những đợt đông đảo. 

Tổ chức xã hội

Nhà vua Việt Nam đã cho phép những người Hoa này đến cư trú tại miền Nam Việt Nam. Tổ chức công cuộc định cư lâu dài, thành lập làng Thanh Hà. Các làng Minh Hương và Thanh Hà của người Hoa được hưởng các quy chế như các làng xã Việt Nam. Người Minh Hương người Hoa cũng được đối xử bình đẳng như mọi thần dân trong vương quốc của nhà Nguyễn. 

Hiện nay, người Hoa tập trung sinh sống thành từng khu, từng cụm. Phải kể đến khu vực quận 5, quận 6, quận 11 ở TP HCM. Họ duy trì qua ba bốn thế hệ sống ở Việt Nam, giữ những phong tục truyền thống quê hương.  

Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Hoa ở Sài Gòn rất phong phú. Văn hóa của người Hoa là sự kết hợp giữa những nét truyền thống và được phát triển trong quá trình hội nhập của người Hoa vào Việt Nam. Là sự giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em trong cộng đồng Việt Nam. 

Văn hóa, lối sống người Hoa tại Việt Nam

Nếp sống những người lao động người Hoa tương đối giản dị, chất phác. Bà con còn bảo lưu nhiều tập tục, tín ngưỡng dân gian. Hàng năm vào các ngày tết cổ truyền như tết Nguyên Ðán, Nguyên Tiêu, Ðoan Ngọ, Trung Thu… bà con người Hoa thường tổ chức những cuộc vui hội lễ tưng bừng náo nhiệt. Nhà ở, chùa chiền, đình, miếu… được treo đèn kết hoa. Dán đầy các mảnh giấy màu đỏ với dòng chữ chúc mừng hạnh phúc, bình yên, may mắn. Sân khấu hát Tiều, hát Quảng, múa Lân, múa Rồng, Sư tử… là những hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của nghệ sĩ và quần chúng người Hoa.

 

phong-tuc-nguoi-hoa-o-viet-nam

 

Giữ gìn truyền thống trong mọi hoàn cảnh

Người Hoa trong nước có thể chia rẽ, đàn áp ức chế lẫn nhau, nhưng khi ra ngoài nước họ bảo vệ dân tộc tính một cách triệt để. Tuy phải sống xa quê hương, người Hoa vẫn giữ nguyên bản chất của một dân tộc lớn. Nét tự hào về nguồn gốc xuất thân và nền văn minh Hoa hạ của mình. Văn minh của người Hoa nền văn minh chữ Hán. Chữ Hán là ký hiệu, là mẫu số chung của tất cả người Hoa. 

Cơ sở nào càng viết nhiều chữ Hán, nơi đó sẽ được đông đảo người Hoa ly hương chiếu cố. Lâu dần chữ Hán đồng nghĩa với bản thể Trung Hoa. Trung thành với chữ Hán là trung thành với bản thể Trung Hoa. Càng muốn duy trì bản thể Trung Hoa thì càng phải phổ biến rộng rãi văn minh chữ Hán. Người Hoa nào không nói, không đọc hay viết được chữ Hán, người đó không còn là người Hoa thuần túy.

Người Hoa ngoài việc phổ biến rộng rãi nền văn minh chữ Hán như văn học, nghệ thuật, kinh sử, tín ngưỡng. Kỹ thuật cầm quân luyện tướng, cách thức chế biến vật dụng, dệt vải và nhất là nghề buôn bán. Họ còn làm nảy sinh một phong thái làm việc mới. Tính cần cù, nhẫn nại, chịu khó làm việc trong những điều kiện khó khăn lúc ban đầu, chấp nhận rủi ro. Người Hoa còn thể hiện tinh thần đùm bọc trong tình gia tộc, nghĩa đồng hương. Với hy vọng có chung một mức sống xứng đáng và một cộng đồng mạnh.

Phong tục, tập quán người gốc Hoa

Văn hóa và tập quán của hai dân tộc không có nhiều khác biệt. Các dịp lễ lạc (tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, Vu Lan… người Việt và người Hoa cử hành lễ giống nhau. Tại nhiều nơi dân chúng thường tổ chức những lễ lạc chung như lễ khánh thành các cơ sở hay phương tiện kinh doanh, lễ tất niên, lễ tân niên. Những chùa, đền miếu của người Hoa được rất đông tín đồ Việt Nam đến chiêm bái, cầu tự. Nhất là vào những dịp rằm hay lễ lớn. Phật Bà Quan âm, Thánh Mẫu, Quan Công Quan Vân Trường là những bậc thánh mà các tín đồ Việt – Hoa cùng thờ phượng. 

Các tuồng hát cổ như Hồ Quảng, Hát Bội… được rất đông dân chúng Việt Nam ưa chuộng. Ngược lại nhiều điệu nhạc Vọng Cổ hay Tân Nhạc cũng được rất nhiều người Hoa ưa thích. Làng tân nhạc Việt Nam có nhiều nghệ sĩ gốc Hoa tài danh La Hối, Kim Anh. Về tín ngưỡng, Phật giáo đại thừa, đạo Nho, đạo Lão là đạo chung của rất đông tín đồ Việt và Hoa. Thờ cúng Ông Bà, Thần Tài là phong tục của rất đông người Việt và Hoa.

Văn hóa ngày Tết của người Hoa tại Việt Nam

Những ngày cận tết, các tiệm bán trang phục lân, rồng, ông địa… ở khu Chợ Lớn nhộn nhịp người mua bán. Các chủ hàng cho biết phong tục múa lân – sư – rồng là đặc trưng ngày Tết Nguyên đán của người Hoa. Không phải hoạt động chính của Tết Trung thu. Trong những ngày Tết, các đội lân – sư – rồng thường được nhiều gia đình người gốc Hoa mời đến múa trước nhà để mang lại may mắn. 

Hiện nay, nhiều gia đình có người miền Nam và gốc Hoa cùng chung sống ở TP HCM thường cúng “lai”. Bánh tét, thịt kho trứng, canh khổ qua có thể xuất hiện trên mâm cúng người gốc Hoa, bên cạnh các món ăn truyền thống của họ. “Mấy món này có tên gọi mang ý nghĩa may mắn, nhà lấy chồng hoặc vợ người miền Nam vẫn cúng được”. Một người gốc Hoa ngụ ở hẻm 449 Trần Hưng Đạo (quận 5) cho biết.

Cây nhang cúng của người Hoa thường to và dài. Ngoài thịt gà, các món trên mâm cúng của họ có nét khác biệt về các loại bánh trái, giấy vàng mã, cách sắp xếp… Trái cây, bát hương trên bàn thờ thường được dán chữ Phúc viết trên giấy đỏ. Chữ Phúc quay ngược, theo tiếng Hoa đọc là Phúc đáo – phúc đến. Người gốc Hoa ở Sài Gòn nhiều khi không để ý. Họ dán tùy theo ý ngược xuôi không quan trọng, miễn là có Phúc trong ngày Tết.

Ẩm thực ngày Tết của người Hoa tại Việt Nam

Người Hoa chưng các loại bánh ngọt trên bàn thờ. Các loại bánh bao gồm bánh tổ, bánh tài lộc với hình trái lựu, bánh đường mang nhiều màu sắc, hình thù để hộp trong suốt, bánh phát tài… Trong đó, bánh tổ có tên gọi tiếng Hoa đồng âm với “niên cao”. Nghĩa là năm mới sẽ tốt đẹp hơn năm cũ. Trên bánh có ghi chữ Vạn sự như ý hoặc Năm mới phát tài. Vì thế món bánh làm từ nếp và đường không thể thiếu trong ngày Tết của người gốc Hoa. Các loại bánh ngọt có thể chưng lâu đến cả năm. Nhưng chỉ bánh tổ có thể ăn lại được bằng cách hấp, chiên, nướng.

Mâm quả của người gốc Hoa mang nét khác biệt so với mâm ngũ quả của người Việt. Người gốc Hoa không quan niệm “cầu vừa đủ xài”. Mà quan niệm phải có “phát”, do đó các loại trái cây thường được chưng theo cặp. Nhất là luôn có quýt và táo đỏ. Trái quýt đồng âm với từ Cát tượng trưng mang lại sự may mắn. Trái táo theo tiếng Hoa nghĩa là Bình an. 

Cỗ cúng và cỗ ăn ngày Tết của họ gồm những món mang các ý nghĩa may mắn. Thường là từ đồng âm dựa theo tên tiếng Hoa của từng món. Ví dụ trên mâm cúng có thịt heo đọc là Trư đồng âm với Châu. Tượng trưng cho châu báu đong đầy. Cải xà lách đọc là Phát soi đồng âm với Phát tài… Đồng âm với từ Dư, Thừa trong tiếng Hoa. Cá hấp nguyên con là một trong những món ăn không thể thiếu. Mang ý nghĩa luôn dồi dào, sung túc.

Tục cúng dầu ăn khi đi lễ chùa là nét văn hóa lâu đời được người gốc Hoa duy trì đến nay. Dầu ăn được người dân cúng nguyên chai dâng lên cho các vị thần thánh. Sau đó họ đi từng bàn thờ để rót vào các chân đèn. Ý nghĩa của tục này là cầu sự sáng sủa, trơn tru, hanh thông.

Người Việt mặc áo dài trong những ngày Tết. Người gốc Hoa ở TP HCM thường diện sườn xám. Nữ giới ở khu Chợ Lớn và trong gia đình mình mặc sườn xám đi chúc Tết họ hàng, lễ chùa đầu năm. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người gốc Hoa ít duy trì nét đẹp này. 

Xem thêm: Xem lá số Tứ Trụ

Đánh giá post

Chat ngay