x

CHU TƯỚC TRONG PHONG THỦY BÁT TRẠCH

Ngày đăng: 13-07-2022

Vào thời cổ đại của Hoa Hạ thì Chu Tước có tên hay gọi là Chu Điểu, có nghĩa là con chim màu đỏ. Ở đây nó là một loài linh vật cực kỳ linh thiêng có tượng là con chim sẻ, có màu đỏ là màu đại diện cho hành Hỏa ở hướng Nam và tượng trưng cho mùa Hè.

Chu Tước Trong Phong Thủy Bát Trạch

Chu Tước là gì?

Chu Tước được mệnh danh là một trong Tứ Tượng trong thiên văn học của nền văn hóa Trung Hoa dân tộc và có nguồn gốc từ thời cổ đại của Hoa Hạ. Đồng thời Chu Tước trong phong thủy cũng được ứng dụng rất rộng rãi trong bát trạch và dương trạch. Bên cạnh đó nó còn là một khái niệm rất sâu rộng trong học thuyết âm dương hay là triết học phương Đông.

Trong văn hóa của người phương Tây thì Chu Tước thường hay được so sánh với Phoenix tức Phượng Hoàng Lửa sở hữu sức mạnh trường sinh. Song hai khái nghiệm cũng như hình tượng của Chu Tước và Phoenix là hoàn toàn không có sự giống nhau. Bởi vì trong văn hóa phương Đông thì Chu Tước không phải là Phượng Hoàng. 

Trong tiếng Nhật người ta gọi Chu Tước chính là Suzaku, trong tiếng Hàn thì gọi là Jujak đều được xem là biểu tượng linh thú cao quý và linh thiêng trong văn hóa Á Đông. Nó được miêu tả là một con chim có ngoại hình giống chim sẻ có màu đỏ nhưng lại sở hữu một bộ lông vũ ngũ sắc, được bao bọc bên ngoài là một ngọn lửa.

Bình thường người ta vẫn hay nhầm lẫn giữa Chu Tước và Phượng Hoàng vì ngoại hình của chúng đều có nhiều đặc điểm tương đồng với nhau. Nhưng thực tế thì chính là hai loài khác nhau hoàn toàn. Phượng Hoàng được mệnh danh là loại vật cực kỳ linh thiêng của những loài chim thường sẽ gắn liền với biểu tượng Hoàng Hậu – bậc mẫu nghi thiên hạ tôn quý nhất trong lịch sử văn hóa Trung Quốc.

Ngược lại, Chu Tước lại chính là một trong 4 thần thú linh thiêng trong phong thủy học và thiên văn học của Trung Quốc.

Chu Tước trong những quan niệm khác nhau

1. Chu Tước trong thiên văn học của Trung Hoa cổ đại

Theo như quan niệm của thiên văn học Trung hoa cổ đại thì Chu Tước thiên văn sẽ gồm có 7 chòm sao phương Đông ở trong Nhị Thập Bát Tú. Đấy chính là: Tỉnh Mộc Hãn tức là sao Tỉnh tượng là Bệ Ngạn, Quỷ Kim Dương tức sao Qủy tượng là con Dê, Liễu Thổ Chương tức là sao Liễu tượng là con Cheo Cheo, Tinh Nhật Mã tức sao Tinh tượng là con Ngựa, Trương Nguyệt Lộc tức sao Trương tượng là con Nai, Dực Hỏa Xà tức sao Dực tượng là con Rắn, Chẩn Thủy Dẫn tức sao Chẩn tượng là con Giun.

Trong số 7 chòm sao này thì sao Tỉnh có tượng hình chính là mỏ chim, sao Qủy có tượng hình chính là mào chim. Sao Liễu có tượng hình chính là diều của chim, sao Tinh là biểu tượng cổ chim, sao Trương có hình tượng là bụng chim, sao Dực có tượng là cánh chim và sao Chẩn tượng là chiếc đuôi chim. Trong đó 3 chòm sao là Liễu, Trương và Tinh sẽ có vị trí đứng gần nhau nhất ở trong cung Chu Tước và thường hay xuất hiện cùng một lúc ở trên bầu trời và tạo thành một đường thẳng.

2. Chu Tước trong phong thủy

Theo phong thủy bát trạch thì Chu Tước chính là núi hình Thủy, mà Thủy ứng với hình núi nên sinh khí. Do đó, thế Chu Điểu ở trong phong thủy cần phải uốn lượn và hồi chỉnh giống như “Bách quan chầu Vua” vậy. Nếu như nhìn vào giống như đang bay, nghiêng, tức giận như có ý định muốn bay hay xung chính là thế hung.

Gò Chu Tước bắt buộc phải thật ngay ngắn, tú lệ, vươn cao, có tình và theo thế “triều bái huyệt mộ” chính là thế tốt nhất. Còn nếu như núi ở phía trước mộ mà nhìn như quay lưng một cách vô tình, ở trên thì bằng và ở dưới thì bị nghiêng lệch như muốn quay đi chính là thế xấu.

Theo như quan niệm của dân gian thì nếu như Chu Tước khóc than, rơi lệ hay còn gọi là Chu Tước Bi Khấp chính là một thế đất xấu. Trong phong thủy học có nói, nước ở chỗ minh đường và vị trí ở trước mộ được gọi là Chu Tước. Nếu như Chu Tước chính là ao, hồ, sông, đầm sâu mà uốn lượn, có tình chính là thế tốt lành. Nhưng nếu như thế Chu Tước như tên bắn, liềm cắt dao cứa giống như đang than khóc vậy chính là thế đất hung, không tốt.

Chu Tước nếu như là sông ngòi, đầm, hồ, cũng thuộc Thủy mà Thủy tương ứng với sinh khí sở trong đất. Do đó nên uốn khúc ôm vòng giống như tất cả các quan văn quan võ đều cúi lạy, chầu chực dưới chân Vua vậy. Nếu như Thủy này lại chảy xiên, chảy xiết chính là tượng của thế đất hung, không được may mắn. Thủy mà tốt đẹp, chính là dòng nước đặt biệt chảy đến trước huyệt thì rất tốt.

Cách thiết kế, bố trí Chu Tước trong phong thủy bát trạch

1. Những vị trí không tốt cho thế Chu Tước

Không nên để vị trí của Chu Tước ở những nơi có khe hở như lối vào của gara, nhà để xe, lỗ thông gió ở trước nhà như vậy là phạm vào Chu Tước sát. Bên cạnh đó, mặt tiền đối diện với cửa nhà của nhà hàng xóm cũng chính là phạm phải cung Họa Hại trong phong thủy.

Theo quan niệm của phong thủy thì 2 nhà không được đối mặt với nhau, chủ và nhà đều phải lui và cửa cũng không được xung nhau, ắt phải có một nhà dữ dội. Tức là, bên gia đình nào có linh khí yếu hơn sẽ ở thế rút lui hoặc là nhà có ít người hơn sẽ nằm ở thế rút lui. Do đó, nếu như 2 cửa này đối diện nhau, tức là xung khắc, tranh sinh khí của nhau nên rất dễ làm mất cân bằng các trường khí và hòa khí.

2. Vị trí mà Chu Tước bị lỗi phong thủy

Chu Tước thuộc hành Thủy, ngũ hành tương khắc với nó thuộc Hỏa. Nếu như bị áp lực từ các tòa nhà cao tầng hoặc là núi cao thì phạm vào thế “Chu Tước phải ngóc đầu lên”. Tức là ngôi nhà bị chướng ở xung quanh, cửa trước của ngôi nhà cũng có vật cản lớn.

Nếu như thiết kế nhà theo như này rất dễ hao hụt tài vận, hao tổn sinh khí và sức khỏe, thậm chí là rước họa vào thân. Nếu như mặt trước của ngôi nhà mà bạn đang ở chính là một tháp cao thế hoặc là trạm hay máy biến áp, ống khói, nhà máy gạch lớn,… thì dễ mang lại điềm không tốt cho bạn và gia đình.

3. Vị trí cần phải thoáng đãng, thoải mái

Chu Tước ở trước huyệt Thái Cực thuộc quẻ Càn, thuộc Dương nên cần phải trống và không được để cân bằng Âm Dương. Do đó, Chu Điểu trước mặt tiền của ngôi nhà cần phải thông thuận, thoáng đãng để đón các sinh khí, trường khí tốt. Nhất là không được phép bị các nhà cao tầng hay núi cao ở phía trước làm cản trở được, mặt trời phải chiếu rọi ánh sáng tốt.

4. Thế không được bí bách hay gò bó

Vị trí của một ngôi nhà cần phải rộng rãi, thoải mái và không bị vật gì làm cản trở bởi vì vai trò của Chu Tước ở trong phong thủy chính là hấp thụ sinh khí. Tiếp theo, sự may mắn, tốt lành cũng như sự trù phú, giàu có tự nhiên của gia đình bạn sẽ hanh thông và thăng hoa hơn.

Nếu như giữa ngôi nhà bạn và những ngôi nhà ở xung quanh không có khoảng trống tức là Minh Đường quá nhỏ. Nếu như bị những công trình kiến trúc khắc chặn thì tức là Minh Đường cũng không có. Một ngôi nhà có phong thủy như vậy thì khó lòng mà tụ được khí, bất lợi về tài vận cho gia chủ.

Xem thêm: Thanh Long Trong Phong Thủy Bát Trạch Và Tử Vi

Đánh giá post

Chat ngay