NGŨ HÀNH THỦY VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN NHẤT
- Chia sẻ:
Ngũ hành mệnh Thủy là gì?
Theo quan niệm của Tử Vi khoa học, chiêm tinh học phương Đông vạn vật được hình thành từ 5 nguyên tố cơ bản và đều phải trải qua 5 trạng thái cơ bản được gọi là ngũ hành. Vậy nên vạn vật được hình thành từ Kim (kim loại), Mộc (cây cội), Thủy (nước), Hỏa (lửa) và Thổ (đất). Ngũ hành Thủy chính là một trong 5 hành cơ bản được đề cập ở trên.
Vậy thì Thủy là gì? Thủy chính là nước, mọi sự sống trên thế giới này đều cần đến nước, thậm chí là trong cơ thể con người chiếm 70% là nước. Thủy tượng trưng cho mùa Đông, sự lạnh lẽo, là nước nói chung, đó có thể là cơn mưa nhỏ, bão, cuồng phong,.. Bên cạnh đó, Thủy còn ám chỉ là bản ngã, là nghệ thuật, là cái đẹp. Hành Thủy được ví như bên trong dày đặc bên ngoài trống rỗng. Thủy rất chậm, trì hoãn, lúc thì nhẹ nhàng, lúc lại quá dữ dội. Thủy có liên quan đến hầu hết mọi mặt trong cuộc sống, điểm đặc trưng nhất ở hủy chính là sự hiền hòa nhưng lại rất khó đoán, mau thay đổi. Thủy thì hảm hiểm, quanh co và lạnh lẽo.
Đặc điểm đặc trưng của hành Thủy
Hành Thủy biểu tượng cho nước, mùa đông, đại diện cho 3 tháng âm lịch trong năm 10, 11 và 12. Trong cơ thể con người thì hành Thủy là đại diện cho Thận và những bộ phận ở xung quanh Thận. Xét về mặt tích cực thì những người thuộc hành Thủy thường có năng khiếu về nghệ thuật, ánh mắt rất tốt, cảm nhận được cái đẹp. Họ cũng thích xây dựng và tạo lập các mối quan hệ xã hội, biết thấu hiểu và cảm thông với người khác. Còn xét trên phương diện tiêu cực thì những người thuộc hành Thủy có tính cách tương đối nhạy cảm. Thậm chí sự nhạy cảm của họ có thể đến mức phiền nhiễu, hay thay đổi, không dứt khoát.
Tướng người hành Thủy thì gương mặt sẽ vuông, vóc dạng thấp, mập đầy đặn, nhưng nhìn rất mềm mại, yếu đuối. Người mệnh Thủy nên dễ cảm thấy lạnh hơn người khác, nhất là vào mùa Đông. Nhưng bước vào mùa Hè họ lại không cảm thấy nóng như mọi người.
Theo Tử Vi học và phong thủy học thì đặc điểm tính cách nổi bật nhất của người thuộc hành Thủy chính là sự thông minh, hài hước, dí dỏm, phóng khoáng, cởi mở và hòa đồng. Bởi vì những người mệnh Thủy có 2 loại nước chính là nước tính và nước động (nước chảy) nên tính cách của họ cũng được phân ta làm hai mặt khác biệt hoàn toàn.
Với những người mang tính cách của nước động thì tính cách năng động, nhiệt tình, tích cực. Còn với những người mang tính cách nước tĩnh thì lại rất nhẹ nhàng, bình tĩnh, tính cách hơi trầm, thích những nơi bình yên và không tranh đấu hay ganh đua.
Tuy nhiên, bởi vì bản chất của Thủy là nhanh thay đổi, vậy nên nhìn về góc độ tích cực thì những người mệnh Thủy rất khéo léo, chu toàn, quan tâm và luôn đối xử tốt với mọi người xung quanh. Nhưng nhìn trên góc độ tiêu cực thì lại là người khó lường, dễ mất bình tĩnh và cũng rất nham hiểm. Nữ mệnh mang thuộc tính Thủy thường rất yếu đuối nhưng lại ngọt ngào và mềm mại. Nam mệnh thì lại có phần hướng nội, sống nội tâm hơn.
Người mệnh Thủy sinh năm nào? Có mấy loại nạp âm bản mệnh Thủy?
Theo nghiên cứu của Tử Vi học, phong thủy học về ngũ hành thì có 6 loại nạp âm bản mệnh Mộc gồm: Giản Hạ Thủy, Thiên Thượng Thủy, Đại Khê Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy và Đại Hải Thủy. Dưới đây là những người thuộc mệnh Thủy sinh vào các năm và thuộc mệnh Thủy tương ứng:
+ Bính Tý (1996) và Đinh Sửu (1997): Giản Hạ Thủy (Mạch nước ngầm)
+ Bính Ngọ (1966) và Đinh Mùi (1967): Thiên Thượng Thủy (Nước trên trời, nước mưa)
+ Giáp Dần (1974) và Ất Mão (1975): Đại Khê Thủy (Nước khe suối)
+ Giáp Thân (1944 – 2004) và Ất Dậu (1945 – 2005): Tuyền Trung Thủy (Nước trong khe lớn)
+ Nhâm Thìn (1952 – 2012) và Quý Tỵ (1953 – 2013): Trường Lưu Thủy (Nước sông lớn)
+ Nhâm Tuất (1982) và Quý Hợi (1983): Đại Hải Thủy (Nước biển lớn)
Nguyên lý hoạt động tương sinh, tương khắc trong ngũ hành của hành Thủy
Quy luật tương sinh tương khắc của thuyết ngũ hành chỉ ra rằng sinh và khắc chính là hai mặt của một vấn đề. Chúng sẽ không tồn tại một cách độc lập với nhau mà hỗ trợ, khắc chế lẫn nhau, trong sinh có khắc, trong khắc sẽ có sinh. Nguyên lý hoạt động cơ bản của hành Thủy chính là Kim sinh Thủy, Thủy tương sinh Mộc. Bởi vì cây cối thì rất cần nước, các khoáng chất có trong nước để nuôi dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của thảm thực vật.
Ngoài ra, hành Thủy cũng bị Thổ khắc như hình tượng đê đập ngăn nước chảy. Chính vì vậy mà khi người hành Thủy kết hợp với người hành Thổ sẽ gặp rất nhiều trắc trở, khó khăn trong công việc lẫn cuộc sống, sự nghiệp, tiền bạc lẫn tình duyên. Nhưng nếu như bạn biết cách kết hợp với người mệnh Kim, vì Kim sinh Thủy nên sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc kinh doanh hay hợp tác đầu tư, thậm chí là một người bạn đời lý tưởng nữa đấy.
Màu sắc tương sinh tương khắc của người mệnh Thủy
Những người thuộc hành Thủy rất hợp với màu đen, xanh đậm là màu bản mệnh. Khi mang theo những vật có màu đen sẽ tăng thêm phúc khí và sự may mắn cho họ trong công việc lẫn cuộc sống.
Bên cạnh đó thì theo thuyết tương sinh thì họ cũng rất hợp với màu bản mệnh của người mệnh Kim là màu trắng và màu xám. Màu trắng thể hiện sự thanh thuần, tinh khiết, mang lại nguồn năng lượng phấn khởi và tích cực cho mọi người. Giúp cho người đó nghĩ đến một tương lai tươi sáng, có động lực để vượt qua mọi thăng trầm, khó khăn, thử thách và sóng gió của cuộc đời.
Ngoài ra, màu trắng còn tượng trưng cho sự trang nhã, thanh lịch và đơn giản. Màu xám chính là hỗn hợp pha trộn giữa hai màu đen và trắng, thường được chọn làm nên bởi sự mềm mại, êm dịu của nó. Màu xám sẽ hỗ trợ cho người mệnh Thủy trở nên ổn định, bình tĩnh và thiết thực hơn. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng màu sắc này quá nhiều vì sắc thái quá u ám.
Ngoài ra, những người thuộc hành Thủy không nên chọn các màu thuộc hành Thủy như màu nâu đất và màu vàng. Bởi vì Thổ khắc Thủy, hoặc các màu thuộc hành Mộc như màu xanh lá cây bởi Thủy sinh Mộc, Thủy sẽ bị tiêu hao.
Người mệnh Thủy phù hợp với những loại công việc nào?
Những người mệnh Thủy phù hợp với những công việc thuộc mệnh Thủy là tốt nhất. Đặc trưng của người mệnh Thủy nên làm những nghề của sự trí tuệ và tư vấn, trung gian, buôn bán. Các nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến tính Thủy như đánh bắt, nuôi trồng, sản xuất rượu, bia, làm thủy điện, nhân viên cứu hộ,vận động viên bơi lội,… Các công việc cần sự giao tiếp, ngoại giao, vận tại, hàng hải, hướng dẫn viên du lịch,.. Hoặc cũng có thể làm những ngành nghề liên quan đến hành Kim như bác sỹ, cảnh sát, vận động viên, luật sư,…
- Chia sẻ:
- CÁCH ĐẶT TÊN CHO CON THEO KHOA HỌC HỢP LÁ SỐ TỬ VI
- GIẢI MÃ 12 CUNG VÔ CHÍNH DIỆU TRÊN LÁ SỐ TỬ VI
- MẪU NGƯỜI TỨ ĐỨC TRONG TỬ VI
- GIẢI ĐOÁN TIỂU HẠN QUA 8 CÂU PHÚ KINH ĐIỂN TRONG TỬ VI
- ĐẶC TÍNH 14 CHÍNH TINH TRONG TỬ VI PHẦN 2
- ĐẶC TÍNH CỦA 14 CHÍNH TINH TRONG TỬ VI PHẦN 3
- NGƯỜI THÂN CƯ MỆNH, PHÚC ĐỨC, QUAN LỘC, THIÊN DI, TÀI BẠCH, PHU THÊ
- SAO THIÊN LƯƠNG – MỘT CHỮ LÀM THẦY
- LUẬN VỀ SAO THÁI ÂM – NỀN TẢNG CỦA PHÚ QUÝ
- XEM TỬ VI TRỌN ĐỜI CHO BÉ SINH NĂM 2018 MẬU TUẤT