VƯỢNG, TƯỚNG, HƯU, TÙ, TỬ TRONG NGŨ HÀNH
- Chia sẻ:
Thế nào là Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử
Theo như phiên âm tiếng Hán, Vượng chính là “đế vượng”, chủ về sự thịnh vượng, đỉnh điểm vẫn hay thường dùng. Tướng chính là “Tể Tướng”, kém hơn 1 bậc so với đế vượng, nó được xem là vượng vừa, khá tốt. Hưu chính là nghỉ ngơi, là về hưu, chủ về sự suy yếu, suy giảm. Tù chính là giam cầm, là cầm tù, bị trói buộc, hạn chế và không được như ý nguyện, mong đợi. Tử chính là chết, là tử trận, không được tái sinh, hồi sinh.
Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử trong Ngũ Hành
Theo như cổ nhân thời Trung Hoa cổ đại thì Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử được sử dụng để phân loại về quá trình tăng trưởng của mỗi hành có trong Ngũ Hành. Dựa vào đó, cách vận hành của quy luật này chính là khi một hành nào đó đang ở trạng thái Vượng thì hành mà nó sinh ra sẽ ở trạng thái Tướng tức “vượng vừa”.
Đồng thời, hành sinh ra nó sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi “Hưu”, hành khắc với nó sẽ ở trạn thai “Tù” còn hành mà bị nó khắc sẽ ở trạng thái Tử”. Lấy ví dụ điển hình như hành Thủy, khi mà Thủy vượng, Mộc được Thủy sinh ra sẽ ở trạng thái Tướng, Kim sinh Mộc sẽ ở trạng thái Hưu, Thổ khắc Thủy ở trạng thái Tù và Hỏa bị Thủy khắc sẽ ở trạng thái Tử.
Vậy tại sao Mộc lại ở trạng thái Tướng, bởi vì khi Thủy vượng thì Mộc là “con” mà nó sinh ra nhờ có mẹ mà được vượng nên gọi là “vượng vừa”, do không vượng bằng mẹ. Còn hành sinh ra Thủy là Kim, chính là “mẹ” của Thủy, bởi vì “con đã Vượng rồi nên nhiệm vụ của “mẹ” cũng đã hoàn thành xong nên được nghỉ ngơi và ở trạng thái Hưu. Bên cạnh đó, vì Thủy quá vượng nên Thổ khó có thể khắc chế được nên Thổ tù. Còn hành Hỏa bị Thủy khắc nên Thổ sẽ gặp khó khăn, nguy hiểm, vậy nên Hỏa tử.
Tác động theo ngũ hành
Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử trong Ngũ Hành chính là mối tương quan giữa các trạng thái của các Ngũ Hành. Những trạng thái đó chính là Ta, cái Ta sinh ra, cái Ta khắc chế và cái sinh ra Ta. Và “Ta” ở đây chính một Ngũ Hành cần phải xem xét. Dựa vào sự tương quan này nó sẽ cho ta thấy được với một hành bất kỳ nào đó sẽ có được 4 tác động qua lại với 4 hành còn lại trong Ngũ Hành.
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào Âm Dương tiêu trưởng mà những sự tác động này có những ảnh hưởng cũng khác nhau. Ngoài ra, sự tương sinh trong Ngũ Hành chính là những sự chuyển biến tiếp nối nhau không ngừng nghỉ. Một hành nào đấy là muốn được sinh ra hành khác thì nhất định phải ở trạng thái động. Còn nếu như ở trạng thái tĩnh thì không thể sinh ra hành khác được. Tuy nhiên, ở trạng thái động nhưng sinh mà có thể tạo ra được kết quả hay không lại còn tùy thuộc vào sự “vượng” của nó nữa.
Vòng Trường Sinh trong Ngũ Hành và Tử Vi
Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử có sự ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Ngũ Hành và Tử Vi. Điển hình nhất chính là vòng Trường sinh ở Tử Vi và Ngũ Hành. Qua đó, vòng Trường Sinh này sẽ bao gồm 12 giai đoạn và tượng trưng cho quá trình phát triển của Ngũ Hành. 12 giai đoạn đấy bao gồm Thai, Dưỡng, Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộc và Tuyệt. Trong đó:
Thai: chính là giai đoạn đầu tiên, hình thành khí của một hành
Dưỡng: chính là giai đoạn bồi đắp, nuôi dưỡng, ví như một bào thai đang được nuôi dưỡng và phát triển ở trong bụng mẹ vậy.
Trường Sinh: Đây chính là giai đoạn chớm nở, vừa mới bắt đầu.
Mộc Dục: Đây là giai đoạn gột rửa, nuôi dưỡng, chăm bẵm, người xưa còn gọi giai đoạn này là Hàm Trì hoặc Bại.
Quan Đới: Chính là giai đoạn phát triển tốt nhất, phát triển mạnh mẽ, mãnh liệt nhất.
Lâm Quan: Đây là giai đoạn được gọi là trưởng thành.
Đế Vượng: Được xem là giai đoạn phát triển thịnh vượng, đạt đến đỉnh điểm, đỉnh cao nhất.
Suy: chính là giai đoạn suy tàn, khi đã thịnh vượng rồi thì phải lụy tàn thôi.
Bệnh: Chính là giai đoạn lao đao gian nan, dễ sinh bệnh.
Tử: Chính là giai đoạn suy tàn, chết.
Mộ: Đây là giai đoạn khi mà khí của hành đó đã lụi tàn, không còn sự tác động hay ảnh hưởng qua lại với các hành còn lại nữa.
Tuyệt: Giai đoạn chấm dứt chu kỳ, quá trình tác động qua lại giữa các hành đối với hành được xét.
Ngũ Hành và 4 mùa có mối quan hệ tương quan gì?
Ngũ Hành suy vượng sẽ dựa theo thời gian cũng như từng mùa của năm. Mỗi mư sẽ được phân làm 4 mùa, với 4 trạng thái khác nhau, mỗi mùa sẽ gồm 3 tháng. Việc phân chia tháng này sẽ dựa vào các tiết khí ở trong năm. Những tiết khí này sẽ dựa vào sự vận hành và chu kỳ chuyển động của Mặt Trời.
Dựa vào lịch của hàng năm, người ta mới biết được sự thay đổi của tiết khí qua các ngày, các tháng để phân tiết khí. Đồng thời, sự suy vượng của Ngũ Hành theo tháng qua các tháng cũng không có sự dịch chuyển. Nhưng sự suy vượng của Ngũ Hành theo ngày sẽ dựa vào Can Chi của ngày, còn Can Chi ngày cũng sẽ dựa vào lịch năm.
Bởi vì Can Chi ngày không có quy luật nên cũng thể sử dụng phép tính để tính được. Hiện tại, người ta sẽ sử dụng Lịch Dương để tính Can Chi ngày bởi vì số ngày không thay đổi.
Việc quy định về Ngũ Hành của 12 tháng bao gồm:
Mùa Xuân: Tháng Giêng (Dần), tháng Hai (Mão), tháng Ba (Thìn) thuộc Mộc
Mùa Hạ: Tháng Tư (Tỵ), tháng Năm (Ngọ), tháng Sáu (Mùi) thuộc Hỏa
Mùa Thu: Tháng Bảy (Thân), tháng Tám (Dậu), tháng Chín (Tuất) thuộc Kim
Mùa Đông: Tháng Mười (Hợi), tháng Một (Tý), tháng Chạp (Sửu) thuộc Thủy
Hành Thổ lại có cách tính hơi riêng biệt, bởi hành này chỉ được tính vào ngày 18 sau bốn tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử trong Ngũ Hành được tính như sau:
Tháng Giêng: Nguyệt kiến là Dần, khởi đầu từ tiết Lập Xuân.
Tháng Hai: Nguyệt Kiến là Mão, khởi đầu từ tiết Kinh Trập.
Tháng Ba: Nguyệt Kiến là Thìn, khởi đầu từ tiết Thanh Minh.
Tháng Tư: Nguyệt Kiến là Tị, khởi đầu từ tiết Lập Hạ.
Tháng Năm: Nguyệt Kiến là Ngọ, khởi đầu từ tiết Mang Chủng.
Tháng Sáu: Nguyệt Kiến là Mùi, khởi đầu từ tiết Tiểu Thử.
Tháng Bảy: Nguyệt Kiến là Thân, khởi đầu từ tiết Lập Thu.
Tháng Tám: Nguyệt Kiến là Dậu, khởi đầu từ tiết Bạch Lộ.
Tháng Chín: Nguyệt Kiến là Tuất, khởi đầu từ tiết Hàn Lộ.
Tháng Mười: Nguyệt Kiến là Hợi, khởi đầu từ tiết Lập Đông.
Tháng Mười Một: Nguyệt Kiến là Tý, khởi đầu từ tiết Đại Tuyết.
Tháng Chạp: Nguyệt Kiến là Sửu, khởi đầu từ tiết Tiểu Hàn.
- Chia sẻ:
- NHÌN TƯỚNG BÀN CHÂN NỮ ĐOÁN BIẾT GIÀU SANG
- HƯỚNG DẪN XEM CHỈ TAY TỔNG QUAN TRÊN BÀN TAY NAM VÀ NỮ
- NGHI THỨC PHÓNG SINH ĐÚNG CÁCH NGAY TẠI NHÀ
- CÓ PHẢI SỞ HỮU BÀN TAY BÚP MĂNG THÌ CUỘC ĐỜI ĂN SUNG MẶC SƯỚNG?
- LÝ GIẢI VÌ SAO “KHUÔN MẶT CHÍNH LÀ PHONG THỦY CỦA ĐỜI NGƯỜI”
- TÌNH DUYÊN LẬN ĐẬN, TRẮC TRỞ LÀ DO ĐÂU?
- XEM TƯỚNG NHÂN TRUNG ĐOÁN BIẾT VẬN MỆNH
- NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI CÓ SỐ CĂN TU?
- TƯỚNG NGƯỜI KÉM DUYÊN VỀ ĐƯỜNG CON CÁI, NỘI BỘ GIA ĐÌNH LỤC ĐỤC
- TRANH TRÂU ĐỒNG NỘI