BÀ BẦU ĐI CHÙA ĐƯỢC KHÔNG VÀ CẦN PHẢI KIÊNG KỴ ĐIỀU
- Chia sẻ:
Nhiều bà bầu muốn đi chùa cầu bình an, cầu phước cho gia đình, con cháu. Bà bầu đi chùa được không và cần phải kiêng kỵ điều gì.
Bà Bầu đi chùa được không?
Nhiều bà bầu muốn đi chùa cầu bình an, cầu phước cho gia đình, con cháu. Song, theo quan niệm của dân gian truyền lại; bà bầu không nên đi chùa bởi vì chùa là nơi có rất nhiều âm khí, sẽ lầm ảnh hưởng đến mẹ và bé. Thậm chí còn có những quan niệm, chùa là nơi chứa nhiều vong linh; nếu như có bầu mà đi chùa thì thai nhi rất dễ bị “cướp” mất vía.
Chính vì quan niệm đó nên nhiều bà bầu không dám đi lễ chùa mà phải kiêng cữ. Một số nhà nghiên cứu phong thủy học đã đưa ra nhận định rằng; nếu như đang mang bầu, mẹ bầu cần phải hạn chế đi lễ chùa. Bà bầu có thể cầu nguyện, phát tâm vái vọng; thành tâm ở trong lòng chứ không nhất thiết phải ra chùa. Đấy là chưa kể khi đi chùa, đến những nơi đông người sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Ngoài ra, theo tín ngưỡng tâm linh, Đạo Phật thì vô thần, nhưng đạo giáo và những tín ngưỡng bản địa khác lại hữu thần. Trong hệ thống các vị thần, có rất nhiều vị thanh giữ; cũng có những vị thánh rất kỵ “đàn bà”. Vậy nên tốt nhất thì bà bầu không nên đến chùa, đền; để tránh những rủi ro không thật sự cần thiết.
Những lưu ý khi bà bầu đi lễ chùa
+ Phụ nữ mang thai cần phải hạn chế đến những chùa lớn; những nơi tập kết đông người đến để thăm viếng. Bởi vì ở những nơi quá đông đúc, đông người chen lấn xô đẩy; ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thai nhi nhất là nếu như sảy chân bị vấp ngã và rất nguy hiểm.
Nếu như đi lễ chùa cầu an cho con thì nên vào những ngày bình thường; không nên đến vào những ngày rằm, mùng 1, lễ, tết. Chưa kể là ở những nơi linh thiêng như vậy thường có rất nhiều hương khói, không khí cũng sẽ rất ngột ngạt. Với người thai phụ, nhất là với những người có sức đề kháng rất kém; rất dễ mắc rất nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi của mình.
+ Thai phụ chỉ nên đi lễ chùa nếu như cảm thấy sức khỏe cho phép; đặc biệt là thai nhi phải thật sự khỏe mạnh. Nếu cơ thể mà suy yếu thì thai phụ rất dễ bị động thai và rất dễ bị sảy thai. Bà bầu đi chùa cần phải chuẩn bị, lên một kế hoạch chu toàn, chọn thời gian để đi lễ sao cho phù hợp nhất; đảm bảo tình trạng sức khỏe, sự an toàn cho mẹ và bé khi đi lại.
+ Một người con hướng Phật thì dù cho ở đâu cũng có thể cầu nguyện được chứ không quá nhất thiết là cần phải đến chùa cầu trực tiếp. Bà bầu tránh đi lại nhiều và xa khiến cho tình hình sức khỏe bị mệt mỏi quá độ và nên đi những đền, chùa gần nhà của mình.
+ Nếu như có tới lễ chùa thì thai phụ nên để cho mình có một tinh thần thoải mái, vui vẻ, thư giãn bằng các tham quan phong cảnh; tìm điểm dừng chân nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe được bảo đảm.
Có một câu là “Nhất niệm Tây phương” tức là 1 ý niệm thôi cũng đã đến miền đất Phật rồi, đã được các vị thần linh chứng giám. Vậy nên không nhất thiết là cứ đi chùa thì mới thể hiện sự thành Tâm.
Bà bầu đi chùa cần phải kiêng kị những điều gì?
+ Khi đi lễ chùa cần ăn mặc lịch sự, giản dị, sạch sẽ, gọn gàng; nhất là không nên mặc quần áo ở nhà, hở hang,..
+ Đi vào chùa nên đi từ cửa bên, không được đi ở cổng chính giữa. Đồng thời không nên dẫm lên bậu cửa khi bước vào nếu không sẽ phạm phải tội bất kính.
+ Khi bước chân vào trong chùa thì nên đi vòng xung quanh tượng Phật, khu vực điện Tam Bảo; đi từ trái sang phải và niệm tên Phật “A Di Đà Phật”.
+ Khi đi lễ chùa thì bận cần phải thắp hương tạo đỉnh hương đặt ở bên ngoài; hạn chế không nên thắp hương ở bên trong chùa.
+ Không đứng hoặc là quỳ ở chính giữa Phật đường lễ Phật mà chỉ nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc chếch sang bên phải một chút.
+ Khi đi lễ chùa thì đừng nên chụp ảnh, quay phim một cách tùy tiện. Khi đứng để khấn vái, đừng nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chếch, đứng chéo sang một bên.
+ Không đặt lên đồ mặn ở chính điện, tức là vị trí thờ tự chính của ngôi chùa. Ở trên hương án của chính điện thì chỉ nên dâng lễ chay tịnh mà thôi.
+ Đừng nên sắm sửa vàng mã hay là các loại tiền âm phủ để dâng cúng tại chùa. Nếu như có sắm sửa lễ này thì bạn chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu, bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng nên hạn chế đặt ở hướng án chính điện, mà chỉ nên bỏ vào hòm công đức.
Xem thêm: Những Điều Kiêng Kỵ Trong Tháng Nhuận Mà Bạn Cần Phải Biết
- Chia sẻ:
- TẠI SAO PHỤ NỮ ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ PHONG THỦY, VẬN KHÍ CỦA GIA ĐÌNH?
- XEM CHỈ TAY ĐƯỜNG TÌNH DUYÊN ĐOÁN BIẾT HẠNH PHÚC HÔN NHÂN
- VIẾNG ĐỀN CÔ CHÍN THANH HÓA ĐỂ CẦU BÌNH AN VÀ MAY MẮN ĐẾN CHO BẢN THÂN, GIA ĐÌNH
- BÀI CÚNG MÙNG 1, 2, HÓA VÀNG, TIỄN TỔ TIÊN
- NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ LỰA CHỌN MỘT ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH TỐT DỰA THEO PHONG THỦY
- XEM CUNG PHỤ MẪU TRÊN GƯƠNG MẶT BIẾT MỐI QUAN HỆ VỚI BỐ MẸ
- TRANH CHIM CÔNG PHONG THỦY
- TUỔI NÀO HỢP ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ NĂM 2023?
- CHUẨN BỊ LỄ VẬT CÚNG SỬA NHÀ VÀ VĂN KHẤN CÚNG TẾ
- TRANH PHONG THỦY CHO NGƯỜI MỆNH MỘC