HỆ THỐNG CÁC VỊ THẦN TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA
- Chia sẻ:
HỆ THỐNG CÁC VỊ THẦN TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA
Các vị thần thời nguyên thủy
Hỗn Độn – vị Thiên đế Trung tâm. Xuất hiện vào thời sáng thế. Thần là cục thịt tròn, có 4 chân, có mắt những không mở ra được, không miệng, không tai, không nghe, không thấy, không ăn, không nói. Người tốt đến gần, thần liền tức giận; người xấu đến gần, thần liền vui vẻ một ngày đẹp trời.
Thần Bàn Cổ. Theo truyền thuyết, Bàn Cổ tự nhiên mà khai sinh từ một viên đá trên núi Côn Luân tích tụ khí âm dương. Bàn Cổ đến phía Tây núi Côn Luân thấy một cái rìu, liền dùng đó tách Trời và Đất. Một số thuyết cho rằng Bàn Cổ sinh ra Phục Hy, Nữ Oa và Hoa Tư, nhưng nhiều thuyết khác lại cho rằng Phục Hy và Nữ Oa.
Vị thần thứ ba Nguyên Thủy Thiên Tôn. Vị này là thứ khí làm vạn vật được vận hành. Thần tạo ra Bàn Cổ, có quyền chỉ định Ngọc Hoàng. Thuyết này cũng có ảnh hưởng tới Việt Nam, động Tam Thanh nổi tiếng ở Lạng Sơn chính là nơi thờ Nguyên Thủy Thiên Tôn.
Tam Quan Đại Đế:
Tên gọi khác là Tam Nguyên Đại Đế gồm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Tên gọi đầy đủ của họ là Thượng nguyên nhất phẩm ưu tứ phúc đại đế. Trung nguyên nhị phẩm địa quan xá tội đại đế. Và Hạ nguyên tam phẩm quan giải ách đại đế.
Tam Quan là con của Thiên Thọ Vương và 3 người con gái của Long Vương sinh ra. Tam Quan đều rất thần thông quảng đại. Pháp lực vô biên.
Nguyên thủy thiên tôn cho trưởng nam là thượng nguyên nhất phẩm cửu khí thiên cung tử vi đại đế. Sống ở huyền đô nguyên dương thất bảo tử vi thượng cung. Tổng quản thiên đế thần vương. Thượng thánh cao chân. Tổng quản ngũ nhạc đế quân và nhị thập tứ trị sơn xuyên. Cửu địa thổ hoàng. Tứ duy bát cực thần quan. Con trai thứ ba là hạ nguyên tam phẩm ngũ khí thủy quan động âm thái đế. Sống ở cung kim kinh trường lạc. Tổng quản cửu giang thủy đế. Tứ độc thần quân và thần tam hà tứ hải. Tam quan được thờ ở rất nhiều miếu đền.
Tam Thanh Đạo chủ gồm 3 vị
Đây là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo
Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn
Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn
Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân)
Lục Ngự:
Hạo Thiên Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế: Là người cai quản thiên đình và tất cả các vị thần tiên trên trời
Trung Thiên Tử Vi Bắc Cực Đại Đế: Là người điều khiển mặt trời, các vì sao và thời tiết
Câu Trần Thượng Cung Thiên Hoàng Đại Đế: Là người quản lý mọi vấn đề trên thiên đường, trái đất và thế giới loài người
Thừa Thiên Hiệu Pháp Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ (Thổ công): Là người cai quản việc sinh sản và hoạt động của núi sông.
Đông Cực Thanh Huyền Thượng đế (Thái Ất Thiên Tôn)
Thần Tiêu Chân Vương Trường Sinh Đại Đế
Các Thần sáng tạo tự nhiên và xã hội
Phương Đông do Phục Hy cai quản, ứng với mùa xuân.
Phương Nam do Viêm Đế – Thần Nông cai quản, ứng với mùa hạ.
Phương Tây do Thiếu Hạo cai quản, ứng với mùa thu.
Phương Bắc là Chuyên Húc cai quản, ứng với mùa đông.
Thiên Đế quản Trung ương là Ngọc Hoàng Đại Đế.
Nữ Oa, Phục Hy: Sông núi, cây cỏ, muôn loài mọc đầy, nhưng Nữ Oa vẫn buồn chán. Lấy sét nặn ra con người theo hình các vị thần. Nếu các vị thần đều “tự nhiên mà thành. Còn con người làm bằng đất sét, chẳng thể sống mãi. Nên bà đã sáng tạo ra quy trình tự sinh sản, tức là hôn phối. Nữ Oa được coi là vị thần hôn nhân.
Phục Hy sau này lấy Nữ Oa, hai người cùng nhau tạo ra hôn nhân cũng như lễ nghi quy củ nói chung trong xã hội. Nhờ xem thiên tượng và cách vận hành tự nhiên, Phục Hy đã sáng tạo ra Bát Quái. Đây cũng chính là nền tảng của Kinh Dịch. Phục Hy, Nữ Oa tạo ra nghi hôn nhân; hướng dẫn người dân cách nấu ăn, dạy cách đánh cá săn bắt, làm nông nghiệp. Thần giúp việc cho Phục Hy là Câu Mang.
Viêm Đế – Thần Nông: thần nông nghiệp, tạo ra nghề thuốc.
Ngọc Hoàng Thượng Đế, tên gọi khác Hiên Viên Hoàng Đế, Hoàng Đế, Ngọc Hoàng:
Mẹ Người nhìn thấy bắc cực quang, cảm ứng mà sinh ra Ngọc Hoàng. Hoàng Đế có 4 đầu nhìn ra 4 hướng đông tây nam bắc, thức ăn chính là ngọc. Các nguồn tư liệu đều cho rằng ông lập nhiều công cán mà được lên ngôi.
Thiếu Hạo:
Thiếu Hạo, là con của Ngọc Hoàng. Ông cũng quản lý các loài chim phía tây, đồng thời quản lý mùa thu. Ông phân chia thứ bậc và khu vực cho từng loài chim, quản lý chúng một cách hết sức khoa học. Sáng tạo ra đàn cầm và đàn sắt, đàn cầm tiếng trầm, đàn sắt réo rắt, hai tiếng hòa nhau rất hay. Từ đó mới có hình ảnh “duyên cầm sắt” chỉ tình duyên đôi lứa. Giúp việc cho Thiếu Hạo là Nhục Thu, trên tay cầm một cái thước.
Chuyên Húc:
Chuyên Húc là cháu của Ngọc Hoàng, chủ quản phương Bắc, đồng thời quản mùa đông. Chuyên Húc sinh ra ở vùng đất phía Tây của Thiếu Hạo, sau được phong trấn giữ phía Bắc. Chuyên Húc sớm được Hiên Viên giao nhiều trọng trách và có ý cho kế vị sau này.
Ông là người sáng tạo ra trống. Ông cũng cắt đường nối trời với đất để chống lại các lực lượng thầy đồng, ông đồng bà cốt. Giúp việc cho ông là Thần Gió Ngu Cường, trên tay cầm một cái cân.
Thần Cự Linh: Vị thần này hấp thu khí nguyên thủy, tạo ra toàn bộ núi non trên mặt đất.
Hai vị thần là vợ chồng Phác Phụ: Hai thần được giao nhiệm vụ tạo ra sông suối ao hồ. Nhưng hai vị thần việc tắc trách, khiến gây nhiều ao tù nước độc. nên bị trách phạt. Thiên Đế không cho họ về Thiên Đình cho đến khi khơi thông sông suối. Hai vị thần này liền bỏ đi chơi, để sông ngầu đục phù sa đến tận ngày nay.
Các nhân thần
Đế Tuấn: Đế Tuấn có công quy định lịch pháp, dựa theo mặt trời mặt trăng định ra tháng, mùa. Ngoài ra, ông không đóng góp gì khác, nhiều khả năng đây chính là hình mẫu cho nhân vật Ngọc Hoàng Đại Đế ngày nay.
Tây Vương Mẫu
Thần không biết là nam hay nữ, thân người, đuôi báo, đầu tóc rối bù, răng hổ. Tây Vương Mẫu thường gieo rắc bệnh dịch, nhưng đồng thời cũng luyện thuốc trường sinh bất tử. Ngày 3/3 làm sinh nhật Tây Vương Mẫu.
Nghiêu – Thuấn:
Nghiêu hay còn gọi là Đường Nghiêu Ông là người hiền được một vị Thiên đế trung ương nhường ngôi. Nghiêu nhân nghĩa hiền minh, chăm lo cho đời sống nhân dân. Nghiêu sau đó nhường ngôi cho Thuấn, một người cũng hiền như mình.
Vũ: Vũ với công lao trị thủy. Cha của Vũ là Cổn, vốn là một con rồng, đã ăn trộm đất lở để giúp dân đắp đê trị thủy, nhưng do kém tính toán nên không thành công, Cha bị trừng phạt và chết. Vũ tiếp tục công cuộc trị thủy thay cha mình.
Ông thường phải đánh nhau với thủy thần, Con ông là Hạ Khải, lên ngôi lập ra nhà Hạ, từ đây cũng bắt đầu lệ cha truyền con nối chứ không còn truyền cho người hiền như xưa.
Sau nhà Hạ là nhà Ân Thương. Kết cục nhà Ân Thương với cuộc tình Ân Trụ – Đát Kỷ. Đây là thời kỳ tranh đấu của hai phái tiên đạo là Triệt giáo và Xiển giáo. Chúng sinh bình đằng, ai nấy đều nên được tạo cơ hội để tiếp cận các pháp môn tu tiên. Trong khi đó Xiển giáo, đứng đầu là Nguyên Thủy Thiên Tôn, lại cho rằng chỉ những ai được các vị tiên coi là có cốt cách thì mới được phép học tiên đạo.
Nhà Ân kết thúc khi Khương Tử Nha, một đệ tử Xiển giáo, phò tá Chu Vũ Vương và Chu Văn Vương thực hiện đảo chính, soán ngôi lập ra nhà Chu.
Đông Du Bát Tiên
Đông Du Bát Tiên, gồm:
Lý Thiết Quải cưỡi bạch tượng
Hán Chung Ly cưỡi Tứ bất Tướng
Lữ Đồng Tân cưỡi Hạc tiên
Trương Quả Lão cưỡi Lừa ngược
Lam Thái Hòa cưỡi chim Trĩ, Hà Tiên Cô cưỡi chim Phượng hoàng
Hàn Tương Tử cưỡi chim Công
Tào Quốc Cửu cưỡi Mai Huê Lộc.
Thân thế, sở năng và quá tình tu luyện của tám vị tiên này được ghi chép trong quyển sách Đông Du Bát Tiên.
Xem thêm: Sự tích Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Chia sẻ:
- TOP 6 CON GIÁP THẦN TÀI GÕ CỬA 6 THÁNG CUỐI NĂM
- CÁCH HÓA GIẢI PHONG THỦY NHÀ Ở KHI PHẠM LỤC SÁT
- CÁCH CÚNG NHẬP TRẠCH VÀO NHÀ MỚI ĐÚNG NGHI THỨC VÀ THỦ TỤC
- TƯỚNG ĐÀN ÔNG SỢ VỢ, ĐỘI VỢ LÊN ĐẦU
- TOP 3 CON GIÁP QUÝ NHÂN PHÙ TRỢ, CUỘC ĐỜI THĂNG HOA TRONG THÁNG 7
- TRANH HAI HÀNG CÂY MÙA THU LÁ VÀNG
- TẠI SAO PHẢI THẮP HƯƠNG SỐ LẺ?
- XEM TƯỚNG NGỦ PHẦN NÀO TIẾT LỘ TÍNH CÁCH THẬT CỦA BẠN
- XÁC ĐỊNH HUNG CÁT CỦA CỬU CUNG PHI TINH NĂM 2023 VÀ CÁCH HÓA GIẢI
- CÚNG MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM HÀNG THÁNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CHUẨN?