TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
- Chia sẻ:
Tìm hiểu về Ngũ Hành tương sinh tương khắc
Theo triết học của Trung Hoa cổ đại, vạn vật trên Thế Giới đều được phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ trong môi trường tự nhiên, thì 5 nguyên tố này gọi là Ngũ Hành. Ngũ Hành đã được ứng dụng vào Kinh Dịch từ thời nhà Chu ở thế kỷ 12 TCN. Cho đến tận bây giờ, Ngũ Hành vẫn có ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến sự phát triển và vận động của đời sống của con người.
Học thuyết Ngũ Hành bao gồm những quy luật, các mối quan hệ tương sinh tương khắc, phản sinh phản khắc. Tất cả các yếu tố này nếu như cùng tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau, không thể phủ nhận và tách rời các yếu tố.
Các quy luật trong ngũ hành
Ngũ Hành tương sinh, tương khắc
Quy luật tương sinh tương khắc trong học thuyết Ngũ Hành là sự chuyển hóa qua lại giữa Đất và Trời để tạo nên sự sống của vạn vật trên đời. Hai yếu tố này không thể tồn tại độc lập với nhau, trong mối quan hệ tương sinh luôn có mầm mống của sự tương khắc. Ngược lại trong mối quan hệ tương khắc vẫn luôn tồn tại của tương sinh. Đây là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sự vật, hiện tượng, sinh vật trên trái đất này.
*Luật tương sinh: Quy luật này chính là một vòng tròn khép kín, tạ ra sự tương trợ, hỗ trợ và liên quan cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Quy luật tương sinh trong Ngũ Hành được dùng để cho mối quan hệ giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Nó được khái quát như sau: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Mỗi một hành sẽ có mối quan hệ với 2 hành khác, xoay vòng cứ lặp đi lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều được diễn ra: Cái – sinh – Nó, Cái – Nó – sinh. Sự tương hỗ lẫn nhau rất dễ suy đoán. Ví dụ như Thủy sinh Mộc bởi vì nước tưới cho cây, cung cấp các khoáng chất giúp cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa bởi vì gỗ chính là nguyên liệu rất dễ bén lửa. Cứ như vậy, vòng tròn tương sinh được lập luận và suy ra từ đó. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
+ Mộc sinh Hỏa: Gỗ là vật dễ cháy, dễ sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu, vật dẫ đốt.
+ Hỏa sinh Thổ: Lửa thiêu cháy, đốt cháy tất cả mọi thứ thành tro bụi, cát bụi, những tro bụi, cát bụi này vun đắp trở thành đất.
+ Thổ sinh Kim: Kim loại được hình thành và nuôi dưỡng từ trong đất
+ Kim sinh Thủy: Kim loại nếu như bị nung chảy ở một nhiệt nhất định sẽ tạo ra dung dịch ở trạng thái lỏng.
+ Thủy sinh Mộc: Nước cung cấp khoáng chất, các chất cần thiết để duy trì sự sống cũng như sự phát triển của cây cối.
Quy luật tương khắc: Mối quan hệ tương khắc trong học thuyết của Ngũ Hành ra đời cũng giống với Âm và Dương trong học thuyết Âm Dương, tạo thành sự cân bằng của Ngũ Hành tương sinh tương khắc. Bên cạnh đó, tương khắc ám chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau giữa hai hành với nhau. Cụ thể bao gồm: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa và Hỏa khắc Kim. Cũng giống với mối quan hệ tương sinh thì mỗi Hành đều sẽ có mối liên hệ với hai hành khác thông qua sự khắc chế nhau: Cái – Nó – khắc và Cái – khắc – Nó. Sự khắc chế, kìm hãm này được suy đoán một cách tự nhiên. Lấy ví dụ như Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại, Thủy khắc Hỏa vì nước có thể dập được sự bùng cháy của lửa. Nguyên lý của quy luật tương khắc là:
+ Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt được lửa, ví dụ một trận mưa lớn có thể rửa trôi một vụ hỏa hoạn.
+ Hỏa khắc Kim: Lửa có thể luyện hóa, nung chảy kim loại.
+ Kim khắc Mộc: Kim loại được mài dũa, rèn thành dao, kiếm, kéo, cưa để chặt độ cây.
+ Mộc khắc Thổ: Cây hút hết các dưỡng chất, chất dinh dưỡng có trong đất khiến đất trở nên khô cằn.
+ Thổ khắc Thủy: Đất hút hết nước, đồng thời cũng có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Nói chung, quy luật tương sinh, tương khắc là 2 quy luật luôn tồn tại song hành với nhau. Có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ, nếu như có sinh nhưng lại không có khắc thì đến một lúc phát triển đến cực đại sẽ gây ra nhiều nguy hại. Và ngược lại, nếu có khắc mà không có sinh thì vạn vật không thể nào duy trì và sinh sôi nảy nở được. Vậy nên, Sinh và Khắc tạo nên quy luật để áp chế, chuyển hỏa không thể nào tách rời được.
Quy luật thịnh quá hóa thừa (tương thừa), phản ngược
* Quy luật thịnh quá hóa thừa (tương thừa): Trong Ngũ Hành bát cứ Hành nào thì cũng đều bj quy luật này chi phối. Do đó, sự phát triển cực thịnh sẽ dẫn đến sự dư thừa mà thừa thì sẽ dẫn đến suy. Để có thể diễn giải quy luật Ngũ Hành phản sinh, bạn có thể hình dung nó như hình ảnh chăm sóc một đứa trẻ vậy. Muốn một đứa bé lớn lên khỏe mạnh thì cần phải cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể của bé. Nhưng nếu như cung cấp cho bé quá mức cần thiết sẽ gây ra bệnh tật như béo phì, thậm chí là tử vọng. Nếu ta ví dụ hành kim là trẻ con, hành Thổ chính là đồ ăn, thức uống; Thổ sinh Kim nhưng nếu như Thổ quá nhiều thì lại bị vô hiệu hóa, phản tác dụng mà chôn vùi Kim.
Tương sinh chính là quy luật phát triển của Ngũ Hành, tuy nhiên nếu như sinh nhiều quá thì lại có nhiều tác hại. Như củi khô có thể tạo ra lửa, nhưng nếu có quá nhiều cây khô, củi khô thì sẽ hình thành nên một đám cháy cực lớn, hỏa hoạn, gây nguy hại cho tính mạng cũng như tài sản của các sinh vật.
+ Kim hình thành trong Thổ, tuy nhiên nếu như Thổ quá vượng sẽ khiến cho Kim bị vùi lấp.
+ Hỏa tạo thành Thổ, nhưng nếu như Hỏa quá nhiều thì sẽ khiến cho Thổ cháy thành than.
+ Mộc sinh Hỏa, Mộc quá vượng thì sẽ Hỏa sẽ gây ra hỏa hoạn
+ Thủy sinh mộc, tuy nhiên, nếu có quá nhiều Thủy sẽ khiến cho Mộc bị cuốn trôi hoặc ngập úng.
+ Kim sinh Thủy, tuy nhiên nếu như Kim quá vượng thì Thủy nhất định sẽ bị đục.
*Quy luật phản ngược: Quy luật này được giải thích rằng khi hành A khắc hành B, nhưng năng lượng của hành B quá lớn khiến cho hành A không thể khắc chế được thì sẽ bị thương tổn và gây ra phản khắc. Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì mối quan hệ tương khắc sẽ chuyển thành mối quan hệ phản khắc. Nguyen lý của Ngũ Hành phản khắc:
+ Kim khắc Mộc, tuy nhiên nếu như Mộc quá cứng thì sẽ khiến cho Kim bị gãy.
+ Mộc khắc Thổ, tuy nhiên Thổ nhiều sẽ khiến cho Mộc bị suy giảm.
+ Thổ khắc Thủy nhưng nếu như sẽ khiến Thổ bị bào mòn, sạt lở.
+ Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá vượng thì Thủy không thể khắc chế được.
+ Hỏa khắc Kim, nhưng nếu như Kim nhiều quá sẽ khiến cho Hỏa bị dập tắt.
Quy luật tương sinh tương khắc trong học thuyết Ngũ Hành không thể tồn tại độc lập với nhau được. Trong tương khắc luôn luôn tiềm ẩn tương sinh và ngược lại cũng như vậy. Chính vì vậy nên vạn vật luôn luôn có sự phát triển và tồn tại.
- Chia sẻ:
- TRANH CHIM CÔNG PHONG THỦY – CÔNG THÀNH DANH TOẠI
- XEM HOA TAY ĐOÁN NGAY TÍNH CÁCH CỦA MỘT NGƯỜI
- CHUẨN BỊ LỄ VẬT CÚNG SỬA NHÀ VÀ VĂN KHẤN CÚNG TẾ
- PHỤ NỮ MÀ SINH VÀO NHỮNG THÁNG ÂM LỊCH NÀY THÌ CỰC KỲ TÀI GIỎI
- NGHI THỨC NHẬN CON NUÔI HÓA GIẢI CUNG TỬ TỨC XẤU
- NHỮNG NỐT RUỒI GIÀU SANG TRÊN KHUÔN MẶT
- NHỮNG NỐT RUỒI XUẤT HIỆN BẤT NGỜ MANG ĐIỀM BÁO XUI XẺO
- TƯỚNG ĐÀN ÔNG SỢ VỢ, ĐỘI VỢ LÊN ĐẦU
- NHỮNG NỐT RUỒI XUI XẺO BỊ KẺ TIỂU NHÂN ĐEO BÁM, THỊ PHI BỦA VÂY
- TRANH ĐÔI THIÊN NGA TRẮNG