TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
- Chia sẻ:
Nguồn gốc học thuyết Âm Dương
Nguồn gốc ra đời
Thuyết Âm Dương được ra đời chính là dựa trên quan điểm triết học khởi nguồn từ Trung Hoa cổ xưa. Học thuyết Âm Dương được bắt đầu từ Hoàng Đế (2879 – 253 TCN) tương đương với thời 18 đời vua Hùng của người Việt Nam. Quan niệm được duy trì và phát triển từ đời này sang đời khác hàng nghìn, hàng vạn năm trước đó.
Cho tới thời điểm hiện tại thì trường phái triết học duy vật biện chứng thịnh hành và phát triển cùng với nhiều trường phái triết học khắc. Tuy nhiên, học thuyết Âm Dương vẫn được rất nhiều học giả ưu tú ứng dụng vào trong nghiên cứu về dự đoán học.
Nội dung của học thuyết Âm Dương
Sự biến đổi, chuyển hóa theo quy luật của sự vật không ngừng nghỉ sớm được phát hiện qua việc “thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”. Trong đó lưỡng nghi chính là Âm và Dương, tứ tượng chính là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương, bát quái chính là càn, khảm, chấn, cấn, tốn, ly, khôn và đoài. Ức chế, giúp đỡ, thúc đẩy và nương tựa lẫn nhau chính là cơ cấu của sự biến hóa không ngừng đó. Nghĩa là vừa trái ngược nhau, lại vừa bổ trợ cho nhau trong sự đối lập đấy.
Để biểu thị rõ cho vấn đề này thì người xưa đã đặt ra “thuyết Âm Dương”. Mà Âm Dương chính là thuộc tính của mọi sự vật, hiện tượng trong toàn vũ trụ cũng như trong từng chi tiết, từng tế bào. Trong Dịch lý biểu hiện tượng của Âm Dương bằng lưỡng nghi tức là trắng và đen. Nhất nguyên vũ trụ sinh ra lương nghi, rồi sau đó phân chia thành các cấp tiếp theo là tứ tượng bao gồm nước, lửa, đất và khí. Học thuyết Âm Dương cho thấy rằng mọi sự biển thể đều sinh diệt, sống chết trên đời đều do sự vận động của hai khí âm và dương.
Học thuyết Âm Dương và tư tưởng cốt lõi của Dịch
Cùng với sự ra đời của học thuyết ngũ hành thì học thuyết Âm Dương chính là quan điểm về vũ trụ quan trọng nhất của triết học Trung Hoa bác đại uyên thâm. Học thuyết Âm Dương sẽ đi sâu về việc lý giải nguồn gốc cũng như sự biến đổi của vạn vật trên thế giới này. Thuyết Âm Dương được thể hiện rõ nhất trong tư tưởng của “Kinh Dịch”, đây cũng chính là tác phẩm cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa cổ đại trong việc nghiên cứu về ý nghĩa triết lý vũ trụ, nhân sinh của nó hết sức đa dạng, sâu sắc và không kém phần phong phú.
Trong Kinh Dịch có 3 điểm căn bản, một là “Dịch”, hai là “Tượng” và 3 chính là “Từ” chính là vạch ra trạng thái luôn biến đổi và chuyển hóa của vạn vật. Theo học thuyết Âm dương thì nguồn gốc và nguyên lý tối cao biến hóa của mọi hiện tượng, sự vật chính là sự tác động, sự liên hệ giữa hai thế lực Âm và Dương trong Thái Cực.
Thái Cực lại chính là nguyên thể đầu tiên của thế giới, bao hàm ở trong nó chính là 2 mặt đối lập Âm và Dương. Dương nguyên nghĩa của nó tức là ánh sáng của mặt trời cũng như những gì thuộc về ánh sáng của nó, Âm chính là bóng tối và những gì thuộc phạm vi của bóng tối. Âm và Dương được xem như là hai thế lực cơ bản của vũ trụ, ẩn sâu bên trong Thái Cực, nó chi phối và biểu thị cho vạn vật ở trong thế giới này, từ tự nhiên đến xã hội, từ “ đạo trời” cho đến “đạo người”, từ những vật vô cùng nhỏ cho đến những vật vô cùng lớn, từ cái giản đơn nhất đến cái phức tạp nhất. Từ cỏ cây, hoa lá, động vật cho đến con người như: trời và đất, nóng và lạnh, sáng và tối, cương và nhu, hút và đẩy, trong và đục, động và tĩnh,…
Học thuyết Âm Dương chính là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiễn về lâu về dài của người dân Trung Hoa cổ đại. Mặc dù vẫn còn mang tính chất chất phác, trực quan và có nhiều quan điểm duy tâm, mang tính chất thần bí về lịch sử, xã hội. Tuy nhiên, trường phái triết học Âm Dương đã thể hiện rõ khuynh hướng duy vật, cũng như tư tưởng biện chứng tự phát của mình trong quan điểm về sự vận động, cơ cấu, sự biến hóa của sự vật và các hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội.
Chính vì thế, học thuyết Âm Dương đã được nhiều thế lực, quyền lực ở trong các triều đại phong kiến của Trung Hoa đã khai thác, nghiền ngẫm. Đặc biệt là quan niệm lịch sử tuần hoàn của các và thuyết duy tâm thần bị của các Âm Dương gia. Các thế lực đã vận dụng nó như một công cụ cực kỳ đắc lực và hữu dụng về mặt tinh thần để củng cố, duy trì địa vị của bản thân đối với nhân dân Trung Hoa cổ đại.
Quy luật Âm Dương
Nội dung của học thuyết Âm Dương được đút kết qua 5 quy luật chính gồm có:
*Thuộc tính Âm và Dương
Tiêu chuẩn để có thể phân biệt 2 thuộc tính Âm và Dương chính là:
+ Dương bao gồm những thuộc tính mạnh như: sự biểu hiện của trời, vua chúa, nam, cha, bề trên, ban ngày, ánh sáng, sự sang trọng, nóng, sức mạnh mang thuộc tính Dương, năng lượng, sự chuyển động mãnh liệt, mặt trời, màu trắng,..
+ Âm gồm có những thuộc tính yếu mềm như: biểu hiện của đất, bóng tối, màu đen, nữ, mẹ, mặt trăng, lạnh,…
* Âm Dương đối lập: Trong bát quái thì Âm Dương được thể hiện rõ qua hai màu đối lập chính là màu đen và màu trắng để thể hiện Âm Dương “Nhị Nguyên”, màu trắng tượng trưng cho “Dương”, màu đen tượng trưng cho “Âm”. Cũng như quấn vào nhau để nói lên sự hòa hợp, quy luật Âm Dương thì vừa thống nhất lại vừa đối lập nhau xuyên suốt trong vạn vật, hiện tượng trong vũ trụ.
* Âm Dương là gốc của nhau: Cả Âm và Dương đều dựa vào nhau để cùng tồn tạo, phát triển và duy trì. Dựa vào đó, không có Dương thì sẽ không tồn tại Âm và ngược lại, không có Dương thì Âm sẽ không tồn tại được.
* Âm Dương biến hóa: Thực chất thì cả Âm và Dương đều không thuần túy, thuần chất mà ở trong Âm tiềm ẩn Dương và trong Dương vẫn luôn tiềm ẩn Âm. Cả 2 thuộc tính này đều có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Một khi đã mất đi trạng thái cân bằng trong thực thể thì lúc đó thực thể mới bộc lộ ra đơn tính rõ ràng nhất và sự chuyển hóa sẽ không còn tồn tại nữa. Chính vì vậy mà sự chuyển hóa giữa 2 thuộc tính Âm và Dương là điều tất yếu để tạo ra sự phát triển hài hòa và bền vững.
* Âm Dương vận hành: Âm Dương luôn vận hành tức là Âm Dương luôn ở trong trạng thái động. Dựa vào đó, sự cân bằng cũ sẽ bị phá vỡ theo quy luật vận hành và thay vào đó sẽ thiết lập ra sự cân bằng mới. Nhờ vậy mà những sự vật, hiện tượng luôn luôn biến đổi, luôn luôn vận động như: hết ngày sẽ chuyển sang đêm, nóng đi thì lạnh tới, hết ánh sáng sẽ đến bóng tối,…
Học thuyết Ngũ Hành trong Âm Dương ngũ hành
Nguồn gốc hình thành và ra đời
Cho tới thời điểm hiện tại thì vẫn có rất nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều về thời điểm khởi nguồn của học thuyết Ngũ Hành. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều học thuyết Ngũ Hành ra đời sau khi học thuyết Âm Dương được hình thành và ra đời vào thời Trung Hoa cổ đại. Học thuyết Ngũ Hành được ra đời để giải thích thêm về sự vật, hiện tượng một cách hợp lý, rõ ràng hơn với quy luật sinh khắc vô thường.
Nội dung của học thuyết Ngũ Hành
Ngũ Hành là một học thuyết được khởi xướng từ nghìn năm trước Công Nguyên. Dựa theo đó, bất cứ một dạng thế nào của thế giới vật chất, các thực thể sống đều được quy thuộc vào một Hành trong Ngũ Hành bao gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Nhờ như vậy nên việc nắm bắt thuộc tính của các hiện tượng, sự vật đều được quy chuẩn và trở nên dễ dàng hơn.
Theo thuyết Ngũ Hành thì mỗi hành sẽ có những hình thái, tính chất và đặc điểm khác nhau:
+ Hành Kim mang đặc trưng cho của sự sắc bén, thanh tĩnh, thụ sát, biểu hiện cho màu trắng, sự nhu động.
+ Hành Mộc mang đặc trưng cho sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở, ngay thẳng, cong dài bới biểu hiện màu sắc khí xanh, mềm mại, dịu dàng, êm ái,..
+ Hành Thủy mang đặc trưng tính hàn lạnh, thâm trầm, hướng xuống, thể hiện màu sắc đen, sự uyển chuyển, lạnh lẽo, hảm hiểm, bên trong dày đặc nhưng bên ngoài thì trống rỗng,…
+ Hành Hỏa mang đặc trưng tính nóng, nồng nhiệt, bốc lên, nhanh đến cũng nhanh đi, thể hiện cho sắc đỏ, sung lực, nhiệt huyết, nhưng lại không hòa hoan,…
+ Hành Thổ mang đặc trưng ổn định, nuôi dưỡng, trung hòa, chở che, hóa dục với màu sắc vàng nâu,..
Quy luật của Ngũ Hành
Sự vận động và hoạt động của học thuyết Ngũ Hành được mô tả bằng những quy luật Ngũ Hành:
*Quy luật tương sinh: Quy luật này chính là một vòng tròn khép kín, tạ ra sự tương trợ, hỗ trợ và liên quan cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Quy luật tương sinh trong Ngũ Hành được dùng để cho mối quan hệ giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
Nó được khái quát như sau: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Mỗi một hành sẽ có mối quan hệ với 2 hành khác, xoay vòng cứ lặp đi lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều được diễn ra: Cái – sinh – Nó, Cái – Nó – sinh. Sự tương hỗ lẫn nhau rất dễ suy đoán. Ví dụ như Thủy sinh Mộc bởi vì nước tưới cho cây, cung cấp các khoáng chất giúp cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa bởi vì gỗ chính là nguyên liệu rất dễ bén lửa. Cứ như vậy, vòng tròn tương sinh được lập luận và suy ra từ đó.
*Quy luật tương khắc: Mối quan hệ tương khắc trong học thuyết của Ngũ Hành ra đời cũng giống với Âm và Dương trong học thuyết Âm Dương, tạo thành sự cân bằng của Ngũ Hành tương sinh tương khắc. Bên cạnh đó, tương khắc ám chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau giữa hai hành với nhau. Cụ thể bao gồm: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa và Hỏa khắc Kim.
Cũng giống với mối quan hệ tương sinh thì mỗi hành đều sẽ có mối liên hệ với hai hành khác thông qua sự khắc chế nhau: Cái – Nó – khắc và Cái – khắc – Nó. Sự khắc chế, kìm hãm này được suy đoán một cách tự nhiên. Lấy ví dụ như Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại, Thủy khắc Hỏa vì nước có thể dập được sự bùng cháy của lửa.
*Quy luật thịnh quá hóa thừa: Trong Ngũ Hành bát cứ Hành nào thì cũng đều bj quy luật này chi phối. Do đó, sự phát triển cực thịnh sẽ dẫn đến sự dư thừa mà thừa thì sẽ dẫn đến suy. Để có thể diễn giải quy luật Ngũ Hành phản sinh, bạn có thể hình dung nó như hình ảnh chăm sóc một đứa trẻ vậy. Muốn một đứa bé lớn lên khỏe mạnh thì cần phải cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể của bé. Nhưng nếu như cung cấp cho bé quá mức cần thiết sẽ gây ra bệnh tật như béo phì, thậm chí là tử vọng.
Nếu ta ví dụ hành kim là trẻ con, hành Thổ chính là đồ ăn, thức uống; Thổ sinh Kim nhưng nếu như Thổ quá nhiều thì lại bị vô hiệu hóa, phản tác dụng mà chôn vùi Kim.
* Quy luật phản ngược: Quy luật này được giải thích rằng khi hành A khắc hành B, nhưng năng lượng của hành B quá lớn khiến cho hành A không thể khắc chế được thì sẽ bị thương tổn và gây ra phản khắc.
Phong Thủy trong học thuyết Âm Dương ngũ hành
Học thuyết Âm Dương được ứng dụng rất đa dạng trong việc diễn giải những hiện tượng trong các lĩnh vực, chuyên ngành như đông y, quân sự, hình sự, dự báo, thiên biến, thể biến,.. Trong phong thủy, học thuyết Âm Dương chính là chỗ dựa cho những luận giải. Các nhà phong thủy, địa lý cũng dựa vào học thuyết này để đề xuất, sửa chữa và xem xét những sai lệch của những vấn đề có liên quan.
Ngoài ra, thuật phong thủy vận dụng rất nhiều kiến thức về quy luật tương sinh tương khắc Ngũ Hành để đưa ra tính chất của một khu đất. Dựa vào đó để sửa đổi để thu được những cái lợi mà tính chất môi trường đem lại.
- Chia sẻ:
- NỐT RUỒI Ở CỔ CÓ Ý NGHĨA LÀ GÌ, TỐT HAY XẤU?
- NỐT RUỒI Ở TRONG MẮT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ VỀ VẬN MỆNH CON NGƯỜI?
- LỰA CHỌN BẠN ĐỜI THEO TIÊU CHUẨN CỦA NHÂN TƯỚNG HỌC
- NHỮNG HIỆN TƯỢNG NÀY LÀ ĐIỀM BÁO MAY MẮN GÕ CỬA
- TAM SÁT VỊ LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ HÓA GIẢI TAM SÁT VỊ TRONG NĂM 2023
- NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI CHỌN NHẪN CƯỚI
- 24 TIẾT KHÍ TRONG NĂM SỬ DỤNG TRONG TỨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO
- 5 CÁCH TIÊU TRỪ VẬN XUI NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
- THÁNH BẢN MỆNH THEO TUỔI CỦA 12 CON GIÁP TRONG ĐẠO MẪU
- CON GIÁP NÀO PHẠM TAM TAI NĂM 2023 QUÝ MÃO