x

LÝ GIẢI VĂN HÓA CÚNG GÀ TRỐNG TRONG PHONG TỤC CỦA NGƯỜI VIỆT

Ngày đăng: 10-05-2022

Theo như văn hóa người Việt Nam từ thời xa xưa đến nay, trong mâm cỗ cúng của giao thừa, ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, ngày giỗ ở trong năm thường sẽ có một đĩa xôi gấc, xôi đỗ, xôi trắng,.. mang ý nghĩa cầu chúc sự may mắn, bình an. Đi kèm với đó sẽ là một con gà trống phải được luộc thật khéo léo, ở một số địa phương của Việt Nam khi luộc gà thì miệng gà còn ngậm thêm hoa hồng đỏ mang ý nghĩa về sự tinh khiết, khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu về phong tục cúng gà trống trong văn hóa Việt?

Phong tục cúng gà trống văn hóa Việt Nam

Văn hóa phong tục của người Việt từ khai thiên lập địa đến nay; vẫn luôn gắn bó với nghề trồng lúa nước, với các ngành nghề nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,.. Truyền thuyết gà trống gọi Mặt Trời đã không còn quá xa lạ với nhiều người nữa; mặc dù văn hóa ấy dần dần bị công nghiệp hóa, hiện đại hóa thay thế và làm xóa mờ dần. Hiện nay, ở một số vùng miền thay vì cúng gà sẽ được thay thế bằng việc cúng thịt, chân giò. Những thứ đó chí mang hàm nghĩa là vật cúng thôi; không mang đậm được ý nghĩa của văn hóa, phong tục.

Bên cạnh đó, cúng gà vào đêm giao thừa là một nét đẹp mang đậm văn hóa cũng như phong tục và truyền thống của người Việt Nam. Vậy nên thế hệ mai sau cần phải duy trì, gìn giữ lấy truyền thống có từ lâu đời của cha ông. Đừng vì sự ảnh hưởng của thời cuộc mà làm phai nhạt; mai một đi truyền thống phong tục của dân tộc mình.

Trong phong tục của người Việt thì gà trống chính là cầu nối; mối liên kết giữa thế giới tâm linh với thế giới con người. Đây chính là con vật được lựa chọn để dâng lên thần Phật; ông bà tổ tiên nhẫn dịp lễ, Tết, rằm, mùng 1,…

Con gà trống chính là biểu tượng của văn hóa gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng Mặt Trời của nghề nông; dần trở thành phong tục của mọi gia đình người Việt trong mỗi lễ cúng bái gia tiên, cúng bái thần linh. Bởi vì người Việt cổ cúng gà trống với hy vọng nó có thể đánh thức Mặt Trời dậy, chiếu ánh sáng ấm áp, bao phủ mọi vật, tỏa ánh hào quang cho cả năm; mang lại mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Lý giải gà trống luôn luôn có mặt ở trong mâm cỗ cúng

Theo như quan niệm của văn hóa truyền thống người Việt; con gà trống tượng trưng cho nhiều điều tốt lành, may mắn và một tương lai tươi sáng. Gắn kết với nền nông nghiệp lúa nước của người Việt; thế nên trong mâm cỗ cúng thường sẽ có gà trống. Gà chính là loài vật đã được con người thuần hóa từ xa xưa; là loài vật rất hiền lành, thân thuộc và gắn bó dài lâu với con người. Gà trống hội tụ 5 đức tính, phẩm hạnh mẫu mực của một con người tiêu chuẩn cần phải có. Đó chính là:

+ Thứ nhất là Văn: chính là mào màu đỏ của con gà trống, áng đi oai phong. 2 cái mào ở phía dưới mỏ giống như mũ cánh chuồn của một ông tiến sĩ, biểu tượng cho văn học.

+ Thứ hai là Võ: chính là chỉ cựa của con gà, là vũ khí biểu tượng cho Võ hay khả năng chiến đấu của một chiến binh, tướng quân.

+ Thứ 3 chính là Dũng: Trong một bầy đàn, gà trống luôn sẵn sàng nghênh chiến; đánh nhau để bảo vệ đàn của mình. Sẵn sàng hy sinh, chiến đấu đến chết để bảo vệ; là biểu tượng xuất sắc cho lòng dũng cảm, dũng khí quyết liệt bảo vệ tập thể, cộng đồng.

+ Thứ 4 là Nhân: Ở đây hòn còn nói đến đức tính nhân hậu. Khi gà trống đầu đàn được cho ăn sẽ gọi bầy đàn của mình đến rồi mới bắt đầu thủng thẳng ăn cùng; không bao giờ ăn một mình cả. Đây chính là biểu tượng của chữ “Nhân”.

+ Cuối cùng sẽ là Tín: Bởi vì gà trống sẽ luôn gáy đúng giờ bất kể cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; đây chính là biểu tượng của chữ Tín. Ngoài ra, vào buổi sáng gà trống gáy vào mỗi buổi sáng sớm để báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Đây là ý nghĩa của việc lý do vì sao mà ngày xưa người xưa sử dụng gà trống để cúng; chứ không lựa chọn gà mái.

Qua đây có thể thấy được rằng, việc lựa chọn vật phẩm dâng lên cúng là vô cùng quan trọng; phải mang cả ý nghĩa tinh thần, tâm linh lẫn thực tiễn. Là biểu tượng của sự tôn trọng, hiếu kính để dâng lên tổ tiên, thần linh; vì lẽ đó nên gà trống được lựa chọn trở thành những ý nghĩa mà con cháu muốn dâng lên cho ông bà tổ tiên. Việc này chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp; lâu đời của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Cách lựa chọn gà cúng và làm gà cúng đúng chuẩn

1. Cách lựa gà cúng

Lựa chọn gà cúng nhất định phải là gà trống tơ, khỏe mạnh, đẹp và phải lựa chọn thật kỹ càng. Về mặt ngoại hình, mào gà có màu đỏ tươi, bộ lông gà cần phải mượt mà; ức phải căng đầy, chân nhỏ và con gà ấy nhất định phải nhanh nhẹn. Có thể lựa chọn những loại gà có trọng lượng trong khoảng 1,2 kg đến 1,5 kg là hợp lý nhất; gà ri, gà trống choai là một lựa chọn tốt. Không nên lựa chọn những con gà trống to quá; bởi thịt sẽ không chắc và trình bày cũng không được đẹp. Một lưu ý nhỏ khi chọn gà chính là khi mua gà đừng nên trói chân gà quá lâu; bởi sẽ có máu tụ ở chân, khiến cho luộc lên màu sẽ không được đẹp.

2. Cách luộc gà

Trước khi cho gà vào luộc ta phải tạo hình cho gà trước đã; 2 chân gà được cài vào bụng, cánh cùng với đầu sẽ được buộc vào nhau. Cần một nồi luộc có lòng rộng và sâu để có thể đổ ngập nước vào gà; khi đó gà sẽ không bị nứt da, nhìn vào sẽ không được đẹp. Để nước nóng khoảng 50 độ sau đó mới cho gà vào nồi luộc; như vậy sẽ giúp cho gà giữ được vị ngọt và dai của thịt.

Khi đặt nên cho gà nằm sấp để luộc, khi nước đã sôi ùng ục rồi; nên hạ lửa nhỏ lại để tránh trường hợp gà bị nứt da. Khi gà đã chín tới thì vớt ra, sau đó nhúng vào nước nguội để cho phần da gà được giòn. Khi gà đã ráo nước thì quét một lớp dầu để cho gà có một lớp màu vàng thật đẹp mắt; khiến cho da gà sẽ không bị nhăn khi để quá lâu. Hoặc trong quá trình luộc có thể cho thêm tí bột nghệ để màu da gà; khi luộc xong sẽ có màu vàng óng ả, đẹp mắt.

Xem thêm: Tam Đa Là Gì? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Tam Đa

Đánh giá post

Chat ngay