x

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG PHONG TỤC CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI VIỆT

Ngày đăng: 11-07-2021

Văn hóa cưới hỏi trong phong tục người Việt Nam

Văn hóa cưới hỏi của người Việt có từ rất lâu đời trước đó rồi. Theo đó người Việt xưa gọi tục cưới hỏi này là lễ rước dâu. Ngày nay được đổi lại với tên khác là hôn lễ, lễ thành hôn, lễ cưới, lễ vu quy. Lễ cưới được tổ chức dưới dạng hình thức liên hoan, ăn uống, chung vui, mời bạn bè, hàng xóm, anh em, láng giềng đến chung vui, chúc phúc cho cô dâu và chú rể cũng như hai gia đình sui gia. Hôn lễ này được tổ chức sau khi chính quyền địa phương, nơi bạn cư trú cấp giấy chứng nhận kết hôn cho cô dâu và chú rể về chung một nhà.

Theo văn hóa cũng như quan niệm của dân gian thì tầm quan trọng của việc tổ chức lễ cưới hỏi này còn có ảnh hưởng và giá trị cao hơn nhiều so với giấy chứng nhận của chính quyền. Trong văn hóa, hủ tục của người Việt, lễ cưới bao gồm rất nhiều công đoạn và thủ tục như dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu, tiệc cưới hay ngày lại mặt. Trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam, trong lễ cưới người ta sẽ phải xem ngày giờ đẹp kết hôn, phù hợp với mệnh tuổi, tránh ngày xung khắc với bát tự của cô dâu chú rể. Ngoài ra, cũng có rất nhiều điều cấm kỵ, kiêng kỵ nên hoặc không nên làm trong ngày trọng đại của đời người này.

Những điều kiêng kỵ khi cưới xin

a) Không lấy người xung khắc với tuổi của mình

Theo lá số Tử Vi thì mỗi người sinh ra đều có số mệnh khác nhau. Trong quan niệm của người Việt, khi dựng vợ gả chồng cho con cái, tuổi hợp hay xung khắc được đưa ra để thảo luận rất kỹ lưỡng và thận trọng. Theo nghiên cứu của tử vi họ thì những cặp vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh nhau khi lấy về gia đình sẽ yên bình, hạnh phúc, gia đạo an khang, con đàn cháu đống. Khi sinh con ra thì con sẽ vô cùng thông minh, hiếu thảo, nghe lời, vợ chồng làm ăn buôn bán phát tài phát lộc.

Còn nếu lấy phải người kỵ tuổi, xung khắc thì vợ chồng bất hòa, hay gặp chuyện khó khăn, mâu thuẫn, làm ăn không được suôn sẻ, biến cố xảy ra dẫn đến chuyện chia li. Thậm chí là khi sinh con đẻ cái không thuận lợi, con cái khó nuôi dạy.

Những tuổi thuộc tứ hành xung, không hợp nhau bao gồm: Dần xung khắc Thân, Tỵ xung khắc Hợi; Tý xung khắc Ngọ, Mão xung khắc Dậu. Thìn xung Tuất chứ không khắc, Sửu, xung Mùi chứ không khắc vì cung ngũ hành Thổ. Những đôi trẻ tuổi xung khắc với nhau thì khi đến với nhau gia đình khó êm ấm được, không bền vững được lâu dài. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp dù tuổi xung nhau nhưng nạp âm bản mệnh lại hợp nhau thì hai người có thể đến được với nhau. Chính vì vậy mà ki xem tuổi kết hôn, các thầy Tử Vi giỏi không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét ở nhiều yếu tố khác nhau nữa như giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh.

Sau đó kết hợp xem lá số Tử Vi 2 bên, luận ra ngày, giờ cử hành hôn lễ phù hợp nhất. Những đôi có ngày sinh tháng đẻ tương hợp, ngũ hành hài hòa, cân đối thì khi đến với nhau sẽ hưởng hạnh phúc, viên mãn trọn đời trọn kiếp.

b) Không cưới vào năm Kim Lâu

 Năm Kim Lâu được xem là năm xấu, gặp nhiều bất lợi trong việc mưu tính những chuyện đại sự, quan trọng như cưới xin, xây nhà, khởi công, mở cửa hàng,.. Bời vì theo quan niệm của dân gian thì khi làm những việc trọng đại vào những năm này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở, nhiều điều xui xẻo, không như ý nguyện sẽ ập đến bạn. Theo quan niệm của phong thủy học, tướng số cũng như tử vi học thì nếu như người phụ nữ cử hành cưới xin vào năm Kim Lâu thì sẽ mang lại những điều không may mắn, tai ương và điềm báo xui xẻo tác động đến chồng, con. Thậm chí là có thể ảnh hưởng xấu đến vật nuôi, gia trach, cây trồng trong gia đình.

 Vì vậy mà khi xem tuổi cưới, các thầy sẽ căn cứ vào ngày sinh, giờ sinh và tháng đẻ của cô dâu để tính toán. Theo quan niệm của tử vi lý số, nhân tướng học thì năm Kim Lâu của cô dâu tức là năm có đuôi số tuổi là 1, 3, 6, 8. Bởi vì, nếu như cưới hỏi vào năm Kim Lâu sẽ mang lại nhiều điều rắc rối, trắc trở trong quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, con cái khó nuôi nấng, vợ chồng không hòa thuận, hôn nhân dễ tan vỡ, lục đục,.. Vì vậy mà người dân Việt Nam khi tổ chức cưới hỏi cho con sẽ tránh các năm Kim Lâu ra. Tuy nhiên, nếu năm Kim Lâu đó đã qua Đông Chí thì vẫn có thể tiến hành cưới xin được.

c) Không cưới khi nhà đang có tang

Một điều kiêng kị nhất trong nghi thức tổ chức cưới hỏi chính là khi nhà đang có tang không được tổ chức cuộc vui gì hết. Điều tất nhiên là đám cưới là Hỷ sự nên bắt buộc phải hoãn lại, chờ để hết tang rồi bắt đầu mới tổ chức đám cưới lại. Theo quan niệm dân gian truyền từ ngàn đời nay qua bao thế hệ thì con cái để tang cha mẹ trong vòng ba năm, để tang ông bà trong vòng một năm. Chính vì nguyên nhân này mà đã xuất hiện hình thức hóa giải đó là cưới chạy tang.

Khi trong gia đình có người thân, ốm yếu, bệnh tật trở nặng sắp mất hoặc đã mất nhưng chưa  phát tang. Thì ngay lập tức, đằng trai phải mang lễ vật như cau trầu, bánh phu thê sang nhờ gái để xin hỏi cưới. Vào lúc này, đám cưới sẽ được tổ chức đơn giản và gọn gàng, rút bớt thủ tục, chỉ tổ chức nội bộ gia đình hai bên. Khách mời chỉ những người thân thích, ruột thịt mới được mời đến.

d) Không cưới vào ngày xấu, không tốt

Theo quan niệm của dân gian, lễ cưới là hỷ sự, mà đã là hỷ sự thì phải được cử hành vào ngày lành tháng tốt. Ngày tổ chức đám cưới sẽ được chọn vào những ngày hoàng đạo, không tổ chức vào ngày xấu, giờ hung, tam tai, sát chủ. Nếu như cưới vào ngày hung, xấu thì vợ chồng dễ rạn nứt, đổ vỡ, không có con cái hoặc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ, lục đục khiến “gà bay chó sủa”. Theo quan niệm dân gian, thì không nên tổ chức đám cưới vào tháng chạp tức tháng 12 âm lịch.

Tháng 7 là tháng cô hồn lại là tháng mưa ngâu nên càng không nên tổ chức, tháng “Ngưu Lang – Chức Nữ” là tháng của sự chia xa nên dù cho ngày có đẹp đến đâu cũng không được tổ chức. Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về phong thủy, tử vi, tướng số thì ngày cưới sẽ được dựa trên tuổi của cô dâu, tuổi khác nhau thì ngày cưới cũng khác nhau.

e) Mẹ cô dâu không được đưa con gái về nhà chồng

 Từ thời xa xưa, luôn lưu truyền một hủ tục bất công đối với con gái đó chính là cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đấy. Mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều do người cha quyết định tất thảy, người mẹ chỉ việc làm theo những gì mà người cha giao phó. Vì vậy mà mẹ rất thấu hiểu và thương con gái phải đi làm dâu khổ cực, vất vả nên mấy thấy đau lòng, khóc lóc. Vì vậy mà mới có chuyện kiêng không cho mẹ của cô dâu đưa con gái về nhà chồng.

 Còn tại thời điểm hiện đại, thế giới ngày càng phát triển, cởi mở hơn, hôn nhân tự do, trai gái đến với nhau dựa trên tình cảm lứa đôi là chính nên cha mẹ chỉ tham gia đóng góp ý kiến, khuyên nhủ. Vì vậy mà ngày nay, trong các hôn lễ, không còn cảnh mẹ và con gái ôm nhau khóc nữa. Tuy nhiên, đây vẫn là một điều kiêng kỵ nên vẫn được giữ đến tận bây giờ.

g) Mẹ chồng kiêng kỵ chạm mặt con dâu khi đoàn rước dâu vừa vào đến cửa

 Khi đoàn rước cô dâu vừa vào đến đầu ngõ, người mẹ chồng sẽ cầm theo bình vôi mà lánh mặt đi, không chạm mặt cô dâu để cho cô dâu bước vào nhà. Bởi vì theo quan niệm của người xưa, việc mẹ chồng đứng nhìn con dâu vào nhà ám chỉ mẹ chồng vẫn muốn nắm giữ toàn bộ quyền hành trong nhà, không muốn con dâu nhúng tay vào. Mà bình vôi được quan niệm chính là tài sản trong nhà, nắm bình vôi chính là nắm giữ tài sản.

Tuy nhiên, ngày nay tục ăn trầu, têm trầu đã không còn nhiều nơi giữ lại nữa nên bình vôi cũng vì thế mà ít hiện diện trong gia đình. Thay vì cầm bình vôi thì ngày nay sẽ được thay thế bằng chùm chìa khóa. Khi cả hai bên gia đình thông gia đã ngồi đúng vị trí thì khi đó mẹ chồng sẽ xuất hiện phía sau, đón con dâu và chào hỏi, cảm ơn hai bên gia đình.

Xem thêm: Nghi thức cưới hỏi của người Việt

Đánh giá post

Chat ngay