x

NGUỒN GỐC Ý NGHĨA TỤC THỜ CÚNG THẦN TÀI VÀ THỔ ĐỊA

Ngày đăng: 21-03-2021

Tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa 

Thần Tài, Thổ Địa du nhập và xuất hiện từ lâu trong văn hóa dân gian. Ngày nay, kinh tế phát triển, quan niệm có thờ có thiêng được người làm kinh doanh rất coi trọng. Thần Tài thường được lập ở nơi góc của phòng khách, lễ tân, dưới mặt đất chứ không phải nơi cao ráo, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thần Phật. Bản chất vốn dĩ những nơi thờ tự thuộc Âm, không ưa sự phô trương, mang tính cá nhân. Ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó. Người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ.

Nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài

Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một phiên bản của Thần Đất Thổ Địa. Đây là vị thần hộ mệnh của xóm làng. Cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Quá trình khai khẩn miền Nam Bộ, họ gặp phải rất nhiều khó khăn. Thiên  khắc nghiệt, thời tiết thất thường, thú dữ hoành, và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt đầu hình thành để giúp họ trấn an trên con đường mưu sinh. 

Từ quan niệm về thần Đất, cũng là một trong các vị thần bản địa được họ mang vào phương Nam để thờ phụng. Cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dà về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần Tài xuất hiện. Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. 

Ngoài ra còn lưu truyền câu chuyện về Âu Minh và Như Nguyệt. Âu Minh là người kinh doanh và người hầu tên Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to. Về sau, đúng vào một hôm ngày tết, Âu Minh giận, bèn đánh Như Nguyệt. Sợ hãi, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó, nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết. 

Người ta bảo Như Nguyệt là Thần Tài và người ta lập bàn thờ Như Nguyệt. Từ đó, ngày tết ta có tục kiêng hốt rác ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt, tiến tới được.

 

 

Diện mạo, hình tượng thờ Thần Tài, Thổ Địa 

Qua thời gian, thời kì hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Thần Tài đầu đội mũ cánh chuồn, hai tay để trên gối, mặc áo thụng. Chân đi hài đảo sen, tay cầm túi vải để đựng tiền. Hoặc những hình tượng ông ngồi với tư thế chân co, chân xếp, tay cầm bó lúa và đầu để trần. Sau này, một số dạng tượng thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng. 

Ý nghĩa thờ tự 

Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần Tài chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài độ cho họ mua may bán đắt. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm. Nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ. Nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. 

Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài. Thần Tài, Thổ Địa có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lộc tấn tới. Vì vậy, người ta không thờ Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ Địa, vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. 

Bài trí bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp. Bàn thờ xét ngũ hành thuộc hành Hỏa và Mộc là hai hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để thu hút tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình, nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.

Bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nên cố định bát nhang và bàn thờ. Bình hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái theo hướng nhìn từ ngoài vào. Hoa thường dùng loại hoa màu sắc sáng. Trái cây thường xếp ngũ quả. 

Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp năm chén nước hình chữ Nhất. Nếu tiện không gian thoáng, nên xếp thành hình chữ Thập mang nghĩa phát sinh phát triển. 

BAN-THO-THAN-TAI

 

Văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày 

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngày Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

Con kính lạy Bản xứ Thổ Địa Phúc Đức Chính thần

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty): …  Kinh doanh.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng. Bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng. Âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông. Lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho: … Nhận được nhiều hợp đồng lớn. Gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông. Đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến. Trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty,…) ngày càng phát triển.

Kinh xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Khấn xong vái ba vái.

Xem thêm: Phong tục cưới hỏi của người Việt

Đánh giá post

Chat ngay