Ý NGHĨA CỦA VIỆC VÁI 3 VÁI KHI THẮP NHANG CÚNG LỄ
- Chia sẻ:
Vái lạy là hình thức, một nghi lễ xuất hiện ở khắp mọi nơi và không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Người dân Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật Giáo; vậy nên lễ nghi này cũng có nguồn gốc từ những nghi lễ trong Đạo Phật. Vậy ý nghĩa của việc vái 3 vái khi thắp nhang cúng lễ là gì?
Ý nghĩa của việc vái 3 vái là gì?
Theo quan niệm của Phật giáo
Thắp 3 nén hương, vái 3 vái hay là lạy 3 lạy đều mang ý nghĩa hết sức sâu sắc; liên quan mật thiết đến niềm tin, tín ngưỡng và văn hóa của người dân Việt Nam. Theo Phật Giáo, thì để thể hiện sự tôn kính, tôn trọng, ngưỡng mộ đối với Đức Phật; tất cả chúng Phật Tử sẽ phải chắp tay và cúi đầu lạy sát đất.
Khi mà Phật Giáo dần dần đi sâu vào đời sống sinh hoạt của người Việt; thì những nghi thức như cúi lạy dần lan ra ở cả các dịp như lễ cúng ông bà tổ tiên, dòng họ; lễ cúng các vị thần thánh,… 3 vái hay là 3 lạy trong quan niệm của Phật Giáo tượng trưng cho 3 ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.
Lạy thứ nhất là nhớ ơn, thành kính và kính ngưỡng Đức Phật soi sáng, dẫn đường chỉ lối để chúng sinh thoát khỏi khổ đau cũng như luân hồi; tìm thấy sự an nhiên nơi cực lạc.
Lạy thứ 2 chính là tượng trưng cho Pháp, những lời vàng ý ngọc mà Phật truyền dạy lại; nguyện ý thực hiện những lời khuyên răn, răn dạy quý giá đó để hướng tới chân tâm, được học Phật soi mình.
Lạy thứ 3 là biểu tượng của Tăng, tức là dẫn dắt chúng sinh trên con đường chính đạo; giúp cho chúng sinh thấu hiểu và gần gũi hơn với Phật Pháp.
Bên cạnh đó, Phật Giáo cũng nhấn mạnh rằng ý nghĩa của 3 lạy 3 vái không chỉ lạy Tam Bảo mà chính là lễ chính 3 ngôi quý trong mỗi con người và toàn thể chúng sinh. 3 ngôi đấy chính là Phật tính, Pháp tính và Thanh Tịnh tính, mỗi người ai cũng có Phật tính sáng suốt, Pháp tính từ bi và bình đẳng, Thanh Tịnh tính hài hòa, hòa hợp. Nuôi dưỡng những đức tính ấy thì đấy chính là cách để học Phật và hướng đến Phật.
Theo quan niệm dân gian
Còn trong quan niệm của dân gian thì 3 lạy 3 vái này có ý nghĩa là: Một vái là thể hiện cho tâm lễ thành kính Phật; 2 vái chính là nguyện vọng, là mong muốn được giác ngộ, nguyện một lòng hướng đến Phật. Cuối cùng 3 vái chính là thể hiện sự trang nghiêm; thành tâm sám hối, hối lỗi về những lỗi lầm của mình trước Phật.
Những quan trọng nhất của việc vái lạy chính là phải thật thành tâm, tôn trọng, thành kính; phải giữ cho tâm thanh tịnh, không suy nghĩ chuyện nhân sinh, thế sự; thoát ly khỏi cuộc sống đầy những toan tính của đời thường. Tôn thờ, kính trọng, văn khấn cúng tế tổ tiên, hương hỏa hương khói cho người đã khuất; nghi lễ cúng bái trang trọng đã ăn sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam. Người dân Việt cho rằng đây chính là cách tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên; nó cũng ảnh hưởng một phần bởi Phật Giáo.
Vậy nên việc thắp hương và vái lạy Phật không chỉ là hành động theo thói quen mà đó còn thể hiện cái tâm của con người. Chính vì thế nên, người xưa đã có một câu nói được lưu truyền rằng “Không thắp hương, không bái lạy mà vẫn được phúc báo” chính là ý nói tâm của con người mới là cốt lõi; là yếu tố quan trọng nhất và cũng là cái mà Thần Linh có thể nhìn thấy rõ nhất.
Vì sao con người bái Phật?
Bái Phật là một phương pháp để tu tâm; diệt trừ sự ngã mạn, cống cao, bởi chính bản chất con người luôn là tự cao tự đại, tự đắc tự mãn, đề cao cái tôi cá nhân, xem bản thân như là trung tâm của vũ trụ. Đây chính là tật xấu khiến cho người khác xa lánh, kì thị; làm hao mòn, tiêu giảm đi công đức.
Chính vì vậy nên cần phải cúi lạy trước những bậc trí giả tài đức hơn; tự cảm thấy được bản thân không thể sánh kịp với Ngài. Kém tài kém đức nên cần phải kính lạy Đức Phật, Bồ Tát cũng như các vị Thần Phật khác nhằm diệt trừ đi tâm cao khí ngạo của bản thân. Bên cạnh đó, lễ bái còn là pháp tu hành căn bản giúp giải thất nghiệp chướng mà con người đã tạo ra từ nhiều kiếp trước đó.
Trong đó, Phật Giáo đặc biệt đề cao và chú trọng đến việc bái Phật và đi kèm với đó là sự sám hối của con người. Sám hối chính là ý niệm phát ra từ chính trong suy nghĩ của mỗi con người; không có giới hạn, càng không bắt buộc phải quỳ trước tượng Đức Phật.
Đối với bất kỳ một nghi lễ tế bái nào thì điều quan trọng là thân xác phải hòa nhập với từng ngôn từ khi thốt ra. Tức là mỗi cử chỉ, hành động đều phải phù hợp với những lời mình nói ra. Tất cả bắt buộc phải ăn nhập, hòa hợp với nhau để nó trở thành một nề nếp sinh hoạt đông nhất.
Xem thêm:
• Cách Khấn Vái, Văn Khấn Để Xin Lộc Làm Ăn
• Xem Tử Vi Chuyên Sâu Chuẩn Xác
Động tác bái Phật tỏ lòng thành kính
Về động tác bái Phật thì chính là để tỏ lòng thành kính, 2 tay chắp lại với nhau, đầu cúi xuống, khom người, cúi xuống sát đất. Hai đầu gối cùng với hai cùi chỏ và trán phải chạm đất. Đây được xem là tư thế bái Phật đúng tiêu chuẩn nhất.
Phải khom người và cúi đầu là để bày tỏ sự khiêm tốn, thừa nhận trí tuệ, phúc đức của bản thân chưa đủ; vậy nên cần được Đức Phật soi đường dẫn lối.
Người thường rất khó có thể cúi đầu, khom người trước mặt người khác huống chi là để trán chạm đất. Nhưng mặt đất lại rộng lớn, bao la; là nơi nuôi dưỡng chúng ta nhưng ta lại giẫm đạp, ném đủ thức rác rưởi xuống đất.
Người ta dễ cúi đầu trước quyền thế, danh vọng; cúi đầu trước những người có địa vị cao hơn mình. Nhưng đứng trước những người không mang lại ích lợi cho bản thân; để có thể cúi đầu cần phải có một quá trình tu dưỡng rất lâu dài và kiên nhẫn.
- Chia sẻ:
- NHỮNG NỐT RUỒI QUÝ TRÊN CƠ THỂ PHẦN 1
- 9 ĐỊA CHỈ CẦU TÀI LỘC LINH THIÊNG NỔI TIẾNG CHO DÂN KINH DOANH
- TƯỚNG MẶT HÀNH THỦY LÀ THẾ NÀO, TỐT HAY XẤU?
- NHỮNG HIỆN TƯỢNG NÀY LÀ ĐIỀM BÁO MAY MẮN GÕ CỬA
- CÁCH HÓA GIẢI PHONG THỦY NHÀ Ở KHI PHẠM CUNG HỌA HẠI
- DẤU HIỆU CHỨNG TỎ NGÔI NHÀ CỦA BẠN DÙ CŨ NHƯNG CÓ PHONG THỦY CỰC TỐT
- NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN PHONG THỦY CHO SÂN VƯỜN NHÀ BẠN
- CUNG HUYNH ĐỆ TRONG 12 CUNG TƯỚNG MẶT
- GIỌNG CA “ĐI ĐU ĐƯA ĐI” CÓ THỰC SỰ HÁT NHÉP TRONG ĐÊM NHẠC HẠ LONG?
- XEM HOA TAY ĐOÁN NGAY TÍNH CÁCH CỦA MỘT NGƯỜI