VÔ VÀ HỮU TRONG ĐẠO CỦA LÃO TỬ
- Chia sẻ:
VÔ VÀ HỮU TRONG ĐẠO CỦA LÃO TỬ
Thời Xuân Thu của Trung Hoa (722 – 481Tcn). Trong tình trạng triền miên tao loạn của Trung Hoa. Lão Tử và Khổng Tử là hai nhân vật nổi bật nhất. Hai vĩ nhân có quan điểm tưởng chừng như đối lập nhau. Lão Tử vô vi. Khổng Tử hữu vi. Những lời trong cuốn sách nhỏ ấy của ông thấm sâu vào dân tộc Trung Hoa, làm cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao nhân quân tử vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng.
Vô và Hữu
Vô tức thị Hữu; Hữu tức thị Vô
Hữu Hữu, Vô Vô; Vô Vô, Hữu Hữu
Hữu rồi lại Vô; Vô rồi lại Hữu
Hữu cũng như Vô; Vô tốt hơn Hữu
Vô Hữu mà Hữu; Hữu vẫn hơn Vô
Hữu Vô, Vô Hữu.
Cổ nhân nói rằng: Vô là bản căn của Hữu. Cũng có người cho rằng Hữu là căn bản của Vô. Có người cho rằng, chỉ có cái Hữu không có cái Vô.
Vô nghĩa ban đầu của nó là Không. Những không phải là không có gì, hay là Hư Vô. Vô là là bản thể của vũ trụ vạn vật. Vô có tính trừu tượng hóa cao. Vô không có hình thể, Vô không có tên gọi, Vô không có một đặc tính cụ thể nào. Vô chỉ cái Đạo, là nguồn gốc của trời đất lúc sự vật còn chưa có tên.
Hữu nghĩa là Có. Hữu là tất cả những gì có hình thể, có đặc tính. Hữu có tên gọi cụ thể. Hữu chỉ cái Đạo ấy khi vạn hữu, vạn vật đã đặt được tên rồi.
Vô là để chỉ cái khởi thủy của thiên địa. Vô danh thiên địa chi chỉ. Hữu là để chỉ mẹ của vạn vật. Hữu danh vạn vật chi mẫu. Đức là một trạng thái của Đạo chứ không phải là cái khác Đạo. Coi nó là Vô khi nói nó là khởi thủy của thiên địa. Coi nó là Hữu khi nói nó sinh ra vạn vật. Đạo là sự thống nhất giữa thường vô và thường hữu. Khi nói thường vô là nói cái vĩnh viễn; khi nói thường hữu là nói tác dụng tolớn của nó. Thường vô trỏ cái cùngcực, huyền diệu của Đạo. Thường hữu chỉ cái biến tố, cái tác dụng to lớn của Đạo.
Mối quan hệ giữa Vô và Hữu
Hữu Vô tương sinh
Vạn vật trong thiên hạ sinh từ Có, Có sinh từ Không. Vô và Hữu đối lập nhau. Tư tưởng Lão Tử làm rõ vị trí, vai trò trong mối quan hệ giữa cái Vô và cái Hữu. Nếu sự thống nhất Vô – Hữu là bản chất của Đạo thì sự thống nhất Vô vi – Hữu vi là bản chất. Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô.
Bản tính hữu và vô của đạo được biểu hiện bằng vô vàn trạng thái của các mặt đối lập trong mỗi vật và trong tự nhiên rộng lớn. Có và Không sinh lẫn nhau. Dễ và khó tạo nên lẫn nhau. Ngắn và dài làm rõ lẫn nhau. Cao và thấp dựa vào nhau, Âm và Dương hoà lẫn nhau. Trước và sau theo nhau. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm dương tương hoà, tiền hậu tương tuỳ.
Khi chưa biết đến một sự vật, chưa đạt được một cái tên để gọi nó thì sự vật thực sự chưa có đối với con người mặc dù vẫn tồn tại trong tự nhiên, tức nó là Vô. Nhưng không không phải là hoàn toàn không có gì, không phải là hư vô mà chỉ là không tên vô danh. Thống nhất, tương sinh giữa Vô và Hữu được Lão Tử mô phỏng bằng dẫn chứng thực tế.
Ba mươi tay hoa cùng quy vào vào một cái bầu, nhưng chính nhờ vào khoảng trống không trong cái bầu xe mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Vậy ta tưởng cái có như bầu xe, chén, bát, nhà mới có lợi cho ta, mà thực ra cái Vô mới làm cho cái có Hữu dụng.
Như vậy, theo Lão Tử, có cái sinh ra từ cái Vô, để rồi cái Vô lại sinh ra từ cái Hữu, Vô cũng như Hữu đều không phải là bản căn của sự vật, bản căn của sự vật là Đạo. Vô và Hữu chỉ là hai phương diện, hai tình trạng khác nhau của đạo trong quá trình biến hóa theo quy luật phản phục.
Vô và Hữu như Tĩnh và Động
Không thể nói là có cái Vô mà cũng không thể nói là không có cái Vô. Nói là có Vô thì thừa chữ có; nói là không Vô thì thừa chữ không. Hữu và Vô giống như Động và Tĩnh. Nói Hữu và Vô giống như động và tĩnh. Trong cái Hữu, có cái Vô; trong cái Vô, có cái Hữu. Cũng như trong cái động có cái tĩnh, trong cái tĩnh, có cái động vậy.
Cái có trong mỗi đồ vật và thấy cả sự gắn bó giữa cái Hữu và cái Vô như hai mặt riêng biệt nhưng nương vào nhau. Cái Hữu vừa là bản thân sự vật như bánh xe, chén, bát, nhà cửa. Vừa là bộ phận hợp thành sự vật như trục xe, nan hoa, miệng bát, trôn bát, tường vách, nền nhà, khung cửa, mái nhà. Song, nhờ những phần Vô trong các đồ vật mà đồ vật tồn tại, Hữu dụng. Ngược lại, đồ vật Hữu dụng mới làm cho những bộ phận của nó có ý nghĩa, có tên.
Vô và Hữu là cơ sở để hiểu những tư tưởng khác tưởng như là nghịch lý mà cũng rất có lý của ông. Đặc biệt, trên cơ sở đó, có thể hiểu tư tưởng “Vô vi nhi bất vô vi” rất độc đáo trong triết học Lão Tử. Theo Lão Tử, của một đường lối trị lãnh đạo tối ưu.
Vô và Hữu và hành động của con người
Vô vi nhi vô bất vi. Đây là điều cuối cung Lão Tử hướng đến trong quan niệm của mình. Thái độ và quan điểm, không có ý nói Vô vi chỉ đơn thuần cứ vô vi. Lão Tử nói rõ Vô vi mà vẫn phải Hữu Vi và là làm theo tự nhiên. Hành động thuận theo lẽ tự nhiên. Hành động thuận theo lẽ vốn dĩ mọi sự cật hiệntượng vận hành theo quy luật của nói mới hiệu quả.
Người đạt được vô vi sẽ biết khí nào cần hành động, khi nào không hành động. Khi đạt được trạng thái vô vi . Con người đạt đến trạng thái tinh thần trầm lặng nhưng vẫn đặng tỉnh táo, tập trung nhưng vẫn tiếp nhận. Giống như trái đất đón nhận mọi thứ từ mặt trời, một người quân tử đạt được đức hạnh tột cùng bởi đón nhận mọi thứ không hề có thái độ phân biệt đối xử.
Theo Lão Tử: con người vô vi, tự nhiên vô bất vi, thánh nhân vô vi, bách tính vô bất vi, thiên địa vô vi, trừ đi sai lầm của hành động tạo tác của con người. Thì sẽ trở về với sự tốt đẹp của tự nhiên. Đây cũng là ý vô vi nhi bất vi của Lão Tử. Bản chất của vô vi là vô bất vi, trong hạn định các khó khăn của nhân sinh. Cần có trí tuệ để nhìn nhận, phá trừ chập nhặt và hóa giải hành vi tạo tác của con người. Sinh mệnh con người là tạm thời, tự nhiên mới là trường cửu, cơ thể con người có thể bị hủy hoại nhưng đạo trời thì vĩnh hằng.
Giống như các thiên thể không ngừng tuân theo quỹ đạo của mình, một người giỏi giang luôn xác định rõ và cố gắng để đạt mục tiêu cuộc đời mình.Điều này có nghĩa, muốn cho cuộc sống có ý nghĩa, mỗi người nên làm hết sức mình để theo đuổi, khắc phục, phấn đấu và tìm tòi một điều gì đó. Không bao giờ bỏ cuộc khi đối mặt với khó khăn để đạt được mục tiêu của mình, giống như những vì sao đi theo con đường đã vạch ở trên trời.
Nếu tái sinh trong thời đại tri thức ngày nay, ông sẽ vui sướng biết bao vì thiểu số thời ấy có lẽ bây giờ trở thành đại đa số. Tuy vậy, số người hiểu được công việc của mình nhằm đạt được điều gì cho bản thân.
Vô vi nhi vô bất vi là tư tưởng khó hiểu nhất và cũng sâu sắc nhất xuyên suốt nội dung tác phẩm. Nguyễn Tôn Nhan cho rằng: “Vô vi không phải là “không làm” mà “không gì không làm”. Đó chính là chỗ uyên áo, sâu thẳm nhất của Lão học; hay có người còn coi “Vô vi nhi vô bất vi” là tư tưởng cốt lõi, là mục đích của học thuyết Lão Tử. Lão Tử nói đi nói lại vẫn không ngoài mục đích làm sáng tỏ nguyên lý duy nhất Vô vi nhi vô bất vi.
- Chia sẻ:
- TƯỚNG NGƯỜI TIỂU NHÂN GIAN XẢO, LẮM MƯU NHIỀU KẾ
- TƯỚNG NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐANH ĐÁ, CHANH CHUA, GHÊ GỚM
- TRANH PHONG THỦY CHO NGƯỜI MỆNH MỘC
- THÁNH BẢN MỆNH THEO TUỔI CỦA 12 CON GIÁP TRONG ĐẠO MẪU
- NHỮNG BỘ PHẬN Ở PHỤ NỮ CÀNG TO LẠI CÀNG GIÀU CÓ
- TRANH RÙA PHONG THỦY
- NHÌN TƯỚNG BÀN CHÂN BIẾT NGAY AI GIÀU SANG, AI NGHÈO KHỔ
- DẤU HIỆU CHỨNG TỎ NGÔI NHÀ CỦA BẠN DÙ CŨ NHƯNG CÓ PHONG THỦY CỰC TỐT
- CÁCH ĐEO NHẪN ĐÚNG ĐỂ KHAI MỞ TÀI LỘC CHO CHỦ NHÂN
- XEM CHỈ TAY HÌNH CHỮ X