TRỘM VÍA LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI KÈM THEO TỪ NÀY MỖI KHI KHEN TRẺ CON?
- Chia sẻ:
Mỗi lần khi khen một đứa trẻ nào đó như bé bụ bẫm, xinh đẹp, trắng trẻo, ngoan ngoãn,… người ta thường hay đi kèm với một cụm từ là “trộm vía”. Vậy thì trộm vía là gì? Ý nghĩa của cụm từ này muốn nói lên điều gì mà người ta hay sử dụng vậy?
Trộm vía là gì?
Ở trong cuộc sống của mỗi chúng ta, cụm từ chôm hay trộm vía được sử dụng rất nhiều để khen một đứa trẻ nào đó. Lấy ví dụ như “trộm vía, bé ngoan quá!”, “trộm vía, bé không khóc nhè”,… Bạn nghe cụm từ “trộm vía” này rất là thường xuyên; vậy bạn có thực sự hiểu rõ ý nghĩa của từ này không? Thông thường, từ “trộm vía” rất được người dân miền Bắc yêu chuộng và sử dụng rất nhiều. Đây là cụm từ được dùng để diễn tả sự khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đáng yêu, xinh xắn,… khi nói về trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, thì một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… thường đặt tên con xấu để giúp bé xua đuổi tà ma. Vào thời xa xưa, người ta thường sẽ kêu “trộm vía” để khen những đứa trẻ con. Cụm từ này mang đậm chất văn hóa và bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc; nó thể hiện con người Việt Nam nói riêng cũng như người dân Châu Á nói chung.
Theo như quan niệm của dân gian thì khi dành những lời khen tốt đẹp dành cho một đứa trẻ thì rất dễ bị âm hồn, vong linh bắt đi. Do đó, trước khi khen sẽ đi kèm đằng trước lời khen đó cụm từ “trộm vía” ở ngay đầu câu để lời khen đó không biến thành điềm gở, xui rủi. Theo như từ điển của tiếng Việt thì cụm từ “trộm vía” là một lời mở đầu, chính là một khẩu ngữ khi đi kèm với lời khen một đứa trẻ nhỏ. Nhằm mục đích là tránh cho lời khen đó chạm vía và trở thành điềm báo chẳng lành.
Cụm từ “trộm vía” chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh của người Việt. Nó thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc đặc thù. Theo đó, dân gian cho rằng, con trai sẽ có 3 hồn và 7 vía còn là con gái sẽ có 3 hồn và 9 vía. Lúc mà trẻ con chào đời, mới non nớt nên vía của trẻ cũng rất yếu ớt và cần được bảo vệ.
Nếu như một vía nào đó của trẻ bị tác động hay xâm phạm sẽ khiến cho đứa bé đó dễ bị ốm đau, bệnh tật quấn thân, triền miên mãi không khỏi được. Việc cho thêm cụm từ “trộm vía” ở trước mỗi câu khen trẻ em giống như một lời xin phép các vị thần linh, các vị bề trên che chở, bảo vệ và giữ vía dành, không để vía dữ lấn át mất.
Tại sao cần phải nói là “trộm vía” mà không phải là trộm thứ khác?
Theo như quan niệm của dân gian thì Vía chính là thứ thể hiện năng lượng tinh thần; có nó thì con người mới có thể khỏe mạnh, mới có tinh thần được. Nếu khi khen một đứa trẻ nào đó mà thiếu đi cụm từ “trộm vía” ở phía trước; thì sẽ làm cho lời khen ấy bị phản tác dụng lại.
Lấy ví dụ như nếu như bận khen là “em bé ngoan ngoãn quá”; thì tức là về sau bé sẽ lớn lên không ngoan ngoãn nữa, mà nghịch ngợm và phá phách. Người lớn thường hay dùng cụm từ “trộm vía” chứ không phải là trộm bóng, trộm hình, trộm hồn hay trộm phách; bởi vì con người có hai giới là nam và nữ, ở mỗi giới sẽ có các vía khác nhau.
Trong tiếng Hán thì Hồn và Vía chính là cách đọc của Hồn Phách. Phần Hồn biểu thị cho sự linh thiêng, cao quý của con người; phần Phách chính là khí chất của mỗi người. Còn trong nghĩa tiếng Việt thì Phách cũng chính là Vía. Ngoài ra, cụm từ “trộm hồn” chỉ dành cho những người đã mất; khi đó vía của họ cũng đã không còn nữa rồi.
Nguồn gốc của cụm từ “trộm vía”
Nguồn gốc xuất hiện câu nói “trộm vía” này chính là bởi vì người xưa thường có quan niệm là con trai sẽ có 3 hồn 7 vía, còn con gái, là 3 hồn 9 vía. Có vía, có hồn thì cơ thể, tinh thần và tâm trạng con người mới khỏe mạnh, dồi dào sinh khí, sinh lực được. Một khi một vía nào đó của con người bị xâm phạm; nó sẽ làm cho cơ thể con người bị mất cân bằng, dễ bị suy ngược, suy yếu.
Do đó mà người Việt ta tin rằng, những tác động từ bên ngoài vào miệng, mắt mũi và lưỡi sẽ làm cho ví bị xung động, có thể dẫn đến nhiều bệnh tật. Vậy nên “trộm vía” được xem như câu nói để xin pháp các vị thần lĩnh; xin thành Phật, thần thánh giúp cho trẻ em luôn được khỏe mạnh. Có thể giữ được vía của mình an toàn; không bị các vía dữ lấn át, luôn giữ ở trạng thái cân bằng nhất.
Người xưa cũng có quan niệm là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy nên, đối với trẻ em thì vía vẫn còn đang yếu; vẫn chưa mạnh để có thể bảo vệ và giữ gìn được cho đứa trẻ đó. Vậy nên trước khi khen một đứa trẻ nào đó thì người lấn sẽ cần phải xin phép thần linh, các vị bề trên trước. Đây cũng được xem như một thủ tục, một lời xin phép bởi lỡ như có người mà có vía dữ đến khen trẻ thì sẽ át mất vía của trẻ làm cho trẻ quấy khóc, sợ hãi.
Có một lời giải thích lại cho rằng, ma quỷ rất ghét con người; nên thỉnh thoảng sẽ quấy nhiễu, phá phách những đứa bé ngoan ngoãn. Do đó, người dân xưa rất hay đặt tên con thật xấu; để ma quỷ không để ý hay nhòm ngó đến con mình cho dễ nuôi.
Xem thêm: Vận Số Của Người Có Tướng Mắt Đào Hoa
- Chia sẻ:
- TƯỚNG MŨI TẸT LÀ TỐT HAY XẤU?
- TƯỚNG MẶT HÀNH THỦY LÀ THẾ NÀO, TỐT HAY XẤU?
- NHỮNG CHÚ Ý TRONG PHONG THỦY KHI MUA NHÀ CŨ ĐỂ GIA CHỦ GẶP NHIỀU ĐẠI CÁT ĐẠI LỢI
- CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ HÓA GIẢI NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT TRONG NĂM 2023
- NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG CẦM TINH CON HỔ
- CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TRUNG CUNG TRONG PHONG THỦY BÁT TRẠCH
- XEM CHỈ TAY GÒ THÁI DƯƠNG TRÊN BÀN TAY
- NHỮNG NỐT RUỒI DỰ BÁO NHÂN DUYÊN TỐT
- GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 2023 VÀO NGÀY NÀO? ĐƯỢC NGHỈ BAO NHIÊU NGÀY?
- NGÀY VÍA QUAN ÂM LÀ NGÀY NÀO? NÊN CÚNG GÌ?