VĂN HÓA CÚNG CHUỐI TRÊN BÀN THỜ CỦA NGƯỜI VIỆT
- Chia sẻ:
Trong văn hóa, phong tục của người dân Việt Nam thì tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thần Phật, thần linh là một trong những tín ngưỡng dân gian đẹp đẽ có từ xa xưa. Được người Việt kế thừa từ cha ông từ đời này qua đời khác truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Việc lựa chọn những vật phẩm, loại trái cây thích hợp để dâng lên thắp hương cũng là một điều cần phải được chú ý, chẳng hạn như cúng chuối trên bàn thờ. Thường thì người ta sẽ kiêng sử dụng các loại quả có gai như sầu riêng, mít, các loại quả có vị cay hay đắng, chua, chát. Hoặc là những loại quả có mùi hương quá hắc, quá nồng, kiêng quả làm bằng giả, nhựa,.. tuyệt đối không sử dụng để cúng bái, thắp hương.
Vì sao chuối được xem như là lựa chọn hàng đầu để làm lễ vật thắp hương?
Chuối là một loại quả hết sức quen thuộc đối với người Việt Nam; nên người dân Việt Nam thường sử dụng Chuối làm vật phẩm ưu tiên để thắp hương; nhất là người dân hai miền Bắc và Trung. Bởi theo quan niệm dân gian thì dùng Chuối để thắp hương sẽ mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp và cát lành. Chuối đồng thời cũng là một loại trái cây cực kỳ phổ biến ở trên toàn thế giới; nó cũng được phân chia làm nhiều loại khác nhau. Có nhiều kiểu dáng, cách nấu ăn,…
Bởi vì sự thông dụng của chuối, kết hợp với hình dáng của Chuối cũng khá đặc thù nên nó rất phù hợp để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Theo đó, nhìn vào nải chuối khiến ta hình dung ra bàn tay của Phật vậy nên khi thắp hương hay cúng bái bằng Chuối sẽ thể hiện được sự thành kính, những mong muốn được các vị gia tiên, thần linh bảo vệ, phù hộ và che chở.
Nải Chuối ngửa lên trên giống như hình bàn tay đang ngửa lên phía trên; để hứng lấy những phúc khí, vận khí, năng lượng tích cực. Đồng thời hứng lấy những giọt ánh sáng rực rỡ, cô đọng thành những quả ngọt; mang ý nghĩa của sự may mắn, tốt đẹp, chở che và bảo bọc. Do đó, mà trong bất kì một lễ tục nào của người Việt Nam; hầu hết những gia đình người Việt đều chọn lựa Chuối để thắp hương.
Chuối nên thắp hương sẽ lựa chọn số lượng quả như thế nào?
Một trong những tiêu chí đứng đầu để lựa chọn chuối của người dân Việt chính là số lượng quả trên một nải chuối. Theo như quan niệm tâm linh từ ông cha để lại thì thường sẽ lựa chọn số quả chuối lẻ để bày biện trên bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ Tết, ngày rằm hay mùng 1. Nguyên nhân cũng xuất phát từ quan niệm của người xưa; họ cho rằng, số chẵn là số âm, tượng trưng cho sự xui xẻo, xúi quẩn; còn số lẻ chính là số dương, biểu tượng của may mắn, tốt đẹp.
Vậy nên khi bày hoa quả lên bàn thờ gia tiên, thờ Thần Tài, Thổ Địa hay thần linh;… thì mọi người sẽ ưu tiên lựa chọn nải chuối có số lượng quả lẻ. Chính vì vậy nên rất nhiều người khi đi mua hàng sẽ đếm số lượng quả xem có được lẻ không rồi mới mua. Thông thường thì nải chuối lẻ cũng hiếm hơn những nải chuối chẵn; nhưng cũng được người ưa chuộng nhiều nhất và giá thành cũng là cao nhất.
Thông thường người ta sẽ lựa những nải chuối có số lượng quả là 15, 17, 19, 21, 23,… Mặc dù số lượng quả quan trọng thật nhưng nải chuối ấy phải đẹp; quả phải mập mạp, nhiều thịt, đều quả và căng tròn, không được có tỳ vết mới gọi là đẹp.
Theo phong thủy học thì Chuối được xếp vào hành Mộc, Chuối có rất nhiều quả tượng trưng cho sự đầm ấm và sum họp. Nải chuối giống như một bàn tay đang ngửa lên trên với hàm nghĩa là chở che và bảo vệ. Thực tế cũng chính mình rằng khi bày mâm ngũ quả; Chuối được đặt lên đầu tiên, sau đó mới đến 4 loại quả khác. Bạn cũng dễ dàng nhận thấy được sự che chở, bao bọc này bởi Chuối được lựa chọn làm điểm tựa, chỗ dựa cũng như nâng đỡ các loại quả còn lại.
Chuối nên được thắp hương vào dịp nào?
Bất kể là dịp lễ hay dịp Tết, ngày rằm hay mùng 1, ngày dỗ, tiệc thôi nôi, trung thu, lễ cúng bái,… bạn đều có thể sử dụng chuối làm lễ vật để thắp hương. Đối với người dân miền Bắc và miền Trung thì Chuối chính là sự lựa chọn đầu tiên trong mâm ngũ quả. Việc thờ cúng Chuối có thể đem lại nhiều điều cát lành; cát lợi cho bạn và các thành viên ở trong nhà.
Cách sắp Chuối lên bàn thờ
Theo như mâm ngũ quả truyền thống thì Chuối được đặt đầu tiên và được đặt phía dưới cùng. Ở giữa và xung quanh sẽ là những loại quả khác như, cam, quýt, nho, táo,… Hiện nay, những gia đình ở miền Trung và miền Bắc nhất là các vùng nông thôn vẫn sử dụng cách bài trí như này.
Những người dân miền Bắc sử dụng chuối Ngự, chuối tiêu để thắp hương nhiều hơn; miền Trung sử dụng chuối cau, chuối mật mốc và không sử dụng chuối lùn. Thường người ta sẽ dùng chuối xanh để thắp hương hơn vì mùi hương, khói hương có thể làm cho chuối chín được; nếu mua chuối chín rồi về thắp hương rất dễ bị hỏng, hư.
Nếu như người miền Trung và miền Bắc rất ưa chuộng chuối; thì người miền Nam lại rất kiêng kỵ thờ Chuối. Bởi mâm ngũ quả của người miền Nam phải mang ý nghĩa là “Cầu dừa đủ xài”; hoặc là “cầu sung vừa đủ xài” tức là các loại quả như mắng cầu, sung, quả dừa, xoài và đu đủ. Ngoài ra có thể thắp hương bằng quả dứa với mong muốn con cháu đầy đàn.
Cách sắp xếp, bài trí nải chuối thắng hương trên Bàn thờ đúng chuẩn
Bàn thờ gia tiên sẽ được bày trí ngoài ra hướng cửa chính là hướng Nam; bên tay trái là hướng Đông, bên ta phải là hướng Tây. Bình hoa được đặt bên hướng Đông; ngũ quả đặt bên hướng Tây ở trên bàn thờ. Đặt như vậy vì bình hoa tượng trưng cho mùa xuân, trăm hoa đua nở. Hướng Tây là biểu tượng của mùa Thu, tức là thu liễm, là kết trái, kết quả. Theo đó, nếu như đứng từ phía cửa nhà nhìn về hướng bàn thờ; thì nải chuối dùng để thắp hương được bày biện ở bên trái cùng với mâm ngũ quả.
Xem thêm: Văn Hóa Xông Trầm Hương Của Người Việt
- Chia sẻ:
- CÁC LOẠI MÈO MAY MẮN VÀ Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT CỦA RIÊNG TỪNG LOẠI
- Làm Phong Thủy Phòng Học, Kích Hoạt Đường Học Vấn Cho Con Tiền Đồ Rộng Mở
- CÁCH HÓA GIẢI PHONG THỦY NHÀ Ở KHI PHẠM LỤC SÁT
- CỬU CUNG PHI TINH TRONG PHONG THỦY HỌC
- HẠN THIÊN LA LÀ GÌ? GẶP HẠN THIÊN LA LÀ TỐT HAY LÀ XẤU?
- CÁCH SẮM LỄ VÀ VĂN KHẤN CẦU SIÊU VONG LINH VÀ HÀI TỬ
- NHẬN DẠNG 4 TƯỚNG MẶT MẸ CHỒNG KHÓ TÍNH, HAY PHÀN NÀN, SOI MÓI CON DÂU
- TREO ẢNH CƯỚI ĐÚNG PHONG THỦY ĐỂ GIỮ VỮNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
- LÝ GIẢI VĂN HÓA CÚNG GÀ TRỐNG TRONG PHONG TỤC CỦA NGƯỜI VIỆT
- NHỮNG LỐI SỐNG TẠO PHÚC ĐỨC, PHƯỚC LÀNH CHO CHÍNH MÌNH