HƯỚNG DẪN CÁCH ĐI LỄ CHÙA, SẮM LỄ, CẦU KHẤN THẾ NÀO CHO ĐÚNG
- Chia sẻ:
Hướng dẫn cách đi lễ chùa, sắm lễ, cầu khấn thế nào cho đúng, hướng dẫn trình tự lễ, những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ nhất định phải biết.
Theo phong tục tập quán truyền thống văn hóa ở những địa phương, vùng miền khác nhau của Việt Nam thì đều có các Đình, Miếu, Chùa, Phủ là nơi thờ tự Thành Hoàng, Thần Linh, Thánh Mẫu. Các vị Thành Hoàng, Thần Linh, Thánh Mẫu chính là các bậc tiền nhân đi trước đã có công với nhân dân đất Việt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ như thế nào là đúng cách thì không phải ai cũng biết được.
Hướng dẫn cách dâng lễ
Theo lệ thường thì người ta sẽ lễ thần Thổ Địa, Thủ Đền trước tiên. Đây gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần Linh Thổ Địa nơi mình đến để dâng lễ. Người thực hiện tín ngưỡng cao lễ Thần Linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Miếu, Chùa, Phủ, Đền này.
Tiếp theo đó thì người ta sẽ sửa soạn; sửa sang lại một lần nữa những lễ vật mình muốn dâng lên. Mỗi một lễ đều được sắp bày ra các mâm, khay chuyên dùng vào việc để cúng lễ tại Đình, Miếu, Chùa, Phủ và Đền. Sau đó, người ta sẽ đặt lễ vật lễ các ban. Khi dâng lễ cần phải kính cẩn, dùng hai tay để dâng lên; đặt thật cẩn thận, nhẹ nhàng lên bàn thờ. Bản mệnh cần phải đặt lễ vật lên ban chính trở ra đến ban ngoài cùng.
Sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban rồi thì kế đến mới được thắp hương. Trong quá trình làm lễ cần phải lễ từ ban thờ chính cho đến ban ngoài cùng, thông thường thì lễ ban ngoài cùng là ban thờ cô thờ cậu.
Xem thêm:
• Hướng Dẫn Làm Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Cùng Với Văn Khấn
• Địa Chỉ Xem Tử Vi Tại Hải Phòng
Thức tự khi đi thắp hương
Khi thắp hương thì phải thắp từ trong thắp ra ngoài; ban thờ chính của điện được theo hàng dọc và nằm ở gian giữa nên được thắp hương trước. Các ban thờ hai bên cần được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ở ban chính giữa gian.
Một điều lưu ý đó chính là khi thắp hương thì nên dùng số lẻ là 1, 3, 5, 7 và 9. Thông thường thì người ta cũng hay thắp 3 nén hương. Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay để dâng hương lên ngang trán; vái 3 vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn, thành tâm cắm hương vào bát nhang trên ban thờ.
Ngoài ra, nếu như có thêm sớ, tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc là đặt lên một chiếc đĩa nhỏ. Tiếp theo dùng 2 tay để nâng đĩa sớ lên ngang với mày rồi vái 3 vái. Trước khi khấn thì thông thường sẽ có thỉnh chuông. Sau khi đã thỉnh 3 hồi chuông xong thì mới bắt đầu khấn lễ.
Bài văn khấn cổ truyền
Bài văn khấn cúng tế khi đi lễ chùa theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.
“Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Hôm nay là ngày …. Tháng ….. năm ……. (âm lịch)
Tín chủ con là ………………………….
Ngụ tại ………………………………….
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ……….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy: Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười Phương Chư Phật, Vô Thượng Phật Pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh Hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh Hiền Tăng, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Thiên Thần, từ bi gia hộ. khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muộn thuở nhuần ơn Phật Pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đề thành Phật đạo. Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện.”
Hướng dẫn cách hạ lễ
Sau khi kết thúc lễ, khấn ở các ban thờ thì bạn cần phải đợi hết một tuần nhang là có thể tham quan phong cảnh thừa tự. Khi thắp hết một tuần nhang rồi thì có thể thắp thêm một tuần hương nữa. Sau khi đã thắp hương xong; bạn nên vái 3 vái trước ở mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng mã,.. đêm ra chỗ hóa vàng để hóa.
Chú ý là khi hóa vàng thì phải hóa từng lễ một; từ lễ của ban thờ chính cho đến cuối cùng là lễ tiền vàng ở ban thờ Cô thờ Cậu. Sau khi đã hóa tiền vàng mã xong mới hạ lễ dâng cũng khác xuống.
Lưu ý khi hạ lễ thì người ta sẽ hạ từ ban ngoài cùng rồi tiến vào ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô thờ Cậu như lược, gương,.. thì để nguyên trên bàn thờ. Nếu như ở đó có nơi để đồ riêng thì nên gom cho vào đó mà không được đem về.
- Chia sẻ:
- NỐT RUỒI Ở CÁC GÒ TRONG LÒNG BÀN TAY TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ NHÂN DUYÊN CỦA BẠN
- TRƯỚC KHI ĐI THI NÊN LÀM GÌ ĐỂ GẶP NHIỀU MAY MẮN?
- DỰ ĐOÁN VẬN MỆNH QUÝ TỬ NHÀ LAN KHUÊ – TUẤN JOHN
- LỘC TỔN MỆNH SUY VÌ CẢI SỐ, THỜI VẬN KHÔNG THÔNG CHỚ CƯỠNG CẦU
- NHỮNG GIẤC MƠ DỰ BÁO ĐIỀM GỞ, ĐIỀM XUI RỦI
- XEM QUẺ DỊCH CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC TRONG ĐỜI CÓ BAO NHIÊU TÀI SẢN
- NHỮNG NGƯỜI MỆNH THỔ THÌ NÊN MUA NHÀ HƯỚNG NÀO ĐỂ KÍCH TÀI KÍCH LỘC
- TRANH HAI HÀNG CÂY MÙA THU LÁ VÀNG
- HƯỚNG DẪN XEM CHỈ TAY TỔNG QUAN TRÊN BÀN TAY NAM VÀ NỮ
- TOP 3 CON GIÁP SỰ NGHIỆP HƯNG THỊNH TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021