NGHI THỨC CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ TRAI VÀ BÉ GÁI
- Chia sẻ:
Tập tục cúng đầy tháng hay cúng Mụ cho con
Ông cha ta từ xưa đã quan niệm rất sâu sắc về giá trị con người. Một mặt người hơn mười mặt của, nên giá trị của con người có ý nghĩa đặc biệt. Chính vì vậy, khi bé được sinh ra tròn ngày tròn tháng có tục cúng Mụ. Tục xưa truyền lại, việc sinh đẻ xong sau tối thiểu một tháng thường làm lễ cúng mụ cho con trẻ. Con sinh được ba ngày hoặc đầy tháng thì tắm cho con, làm một bữa tiệc, gồm vài mâm cỗ cúng mụ. Cúng đầy tháng là một trong nhiều nghi lễ quan trọng trong cuộc đời nhiều người Việt. Đặc biệt, đây cũng được xem là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam, được lưu truyền từ xưa đến nay.
Tùy thuộc thời gian từ đầy tháng đến một trăm ngày sau sinh có thể tốt chức cúng mụ. Đầy tuổi tôi tức là chín tháng mười ngày trong bụng mẹ và ba tháng mười này sau khi được chào đời, đều có cỗ cúng gia tiên, bày tiệc ăn mừng. Nhất là tiệc trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả. Hiện này thì để con ra đầy cữ đầy tháng, đầy tuổi, mới làm cỗ cúng mụ.
Nghi thức cúng mụ
Trong lễ cúng thì dùng mười hai đôi hài, mười hai miếng cau, ốc, bánh đúc vì tin rằng có mười hai bà mụ nặn ra người. Hoa tươi, có màu sắc rực rỡ, tươi mát, gạo tẻ và muối hạt. Bộ lễ cúng đơn giản thường có tám món. Bé trai dùng chè đậu đỏ, bé gái chè trôi nước, xôi có thể dùng loại bất kỳ. Trầu cau têm cánh phượng cũng được đều chia thành 12 phần. Một con gà hoặc vịt, nhang, nến, hoa quả, trái cây đủ ngũ quả. Hiện nay nếu muốn gia đình có thể thêm cả bánh kem.
Đồ ăn sau khi cúng mụ xong được nhà thụ lộc. Đồ ăn thức uống được phân phát cho những trẻ em trong hàng xóm, bà con họ hàng lấy may. Nếu chuẩn bị được động vật sống thì phóng sinh thêm.
Đồ lễ được đặt ra, bố mẹ thắp ba cây hương, đưa bé ra và bắt đầu đọc văn khấn cúng Mụ. Tùy thuộc địa văn hóa vùng miền, có những dị bản khác nhau. Văn khấn là một phần không thể thiếu được để giúp lễ đầy tháng trở nên trang trọng và mang đầy đủ ý nghĩa tâm linh. Văn khấn đóng vai trò như một thư mời để thỉnh 12 bà mụ và bà mụ chúa về để dự tiệc đầy tháng của trẻ. Văn khấn bài cúng mụ đầy tháng cho bé trai, bé gái chuẩn theo nghi lễ phong tục tập quán của người Việt mình. Cũng như mang giá trị ý nghĩa tốt đẹp về tâm linh. Nội dụng cụ thể:
Văn khấn cúng đầy tháng cho con
Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay, là ngày … tháng … năm … là ngày lành tháng tốt
Vợ chồng chúng con gồm có …. sinh được con (trai, gái) đặt tên là …
Ngụ tại: …
Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho bé, chúng con thành tâm sắm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Trước bàn toạ các chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh. Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………………………..
sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách. Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng. Kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành. Khấn xong vái ba vái.
Tiếp đó là nghi thức khai hoa mong con trẻ sau này luôn giữ lời hay ý đẹp. Cầm một nhánh hoa vừa đưa qua đưa lại trên miệng cháu bé. Đọc như sau: Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng cho con
Cúng Mụ là nghi thức rất quan trọng trong cuộc đời của con người. Đặc biệt là trong suy nghĩ người Việt. Đây cũng được xem là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người Việt. Mang đậm nét tín ngưỡng thờ Mẫu, đã được lưu truyền phổ biến rộng rãi từ xưa đến nay.
Việc tổ chức lễ cúng này trước tiên là tạ ơn các Mụ Bà đã nặn ra hình hài đứa trẻ, đem đứa trẻ đến và ở lại với gia đình. Đặc biệt đã phù trợ cho việc sinh nở. Ngoài ra, lễ cúng đầy tháng là dịp thông báo cho họ hàng, hàng xóm về sự hiện diện của đứa trẻ. Mong những điềm lành, được giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Tùy thuộc vào thời gian có thể xê dịch một vài ngày, điều kiện kinh tế, văn hóa vùng miền để lựa chọn cách thức cúng mụ phù hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình.
Xem thêm: Chấm Tử Vi cho bé
- Chia sẻ:
- XEM CHỈ TAY ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP PHÁN ĐOÁN CÔNG DANH SỰ NGHIỆP Ở ĐỜI
- TOP 3 CON GIÁP SỰ NGHIỆP HƯNG THỊNH TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2021
- XĂM, PHUN LÔNG MÀY CÓ CẢI ĐƯỢC VẬN HAY KHÔNG?
- NHÌN TƯỚNG RĂNG ĐỂ ĐOÁN BIẾT VẬN SỐ GIÀU NGHÈO
- HỒ LÔ PHONG THỦY VÀ NHỮNG BÍ MẬT KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
- VÔ VÀ HỮU TRONG ĐẠO CỦA LÃO TỬ
- TRANH CHIM CÔNG PHONG THỦY
- TAM ĐA LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC CỦA TAM ĐA
- PHÓNG SINH LÀ GÌ? PHÓNG SINH NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GẶP THẬT NHIỀU MAY MẮN VÀ LỢI ÍCH?
- XEM CUNG PHỤ MẪU TRÊN GƯƠNG MẶT BIẾT MỐI QUAN HỆ VỚI BỐ MẸ