x

VIẾNG ĐỀN CÔ CHÍN THANH HÓA ĐỂ CẦU BÌNH AN VÀ MAY MẮN ĐẾN CHO BẢN THÂN, GIA ĐÌNH

Ngày đăng: 25-03-2022

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm viếng đền Cô Chín người con thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Viếng Đền Cô Chín Thanh Hóa Để Cầu Bình An Và May Mắn

Tọa độ của đền Cô Chín

Đền Cô Chín Thanh Hóa tọa thủ tại Trần Hưng Đạo, phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Mỗi dịp năm hết tết đến, tết đến xuân sang thì ngôi đền lại luôn tấp nập, nhộn nhịp chào đón lượng du khách Việt từ thập phương rất đông đảo tới để cầu an, cầu may, mong muốn một năm mưa thuận gió hòa.

Đôi nét về đền Cô Chín

Đền Cô Chín hay còn được biết đến với tên gọi là Chín Giếng, đây là nơi thờ tự của Cửu Thiên Huyền Nữ. Cô được biết đến là người con thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền Cô Chín được công nhận là di tích văn hóa Quốc gia.

Theo truyền thuyết kể rằng từ rất lâu trước đó đã có 9 miệng giếng vô cùng linh thiêng giúp cho dân làng có nước sạch để sinh hoạt, an cư lập nghiệp. Cửu Thiên Huyền Nữ là một tiên nữ, nàng giáng xuống trần gian và từng theo hầu Mẫu Sòng.

Lúc mới đầu thì không có ai tin cô là tiên nữ vậy, cứ nghĩ rằng cô là yêu quái nên vừa đuổi đánh lại vừa nghĩ mưu hèn kế bẩn để diệt trừ Cô. Vậy nên sau đó cô bèn về thiên đình, trừng trị tội ác và ban bình phạt cho nơi đây. Trận chiến diễn ra giữa Tiền Quân Thánh và Mẫu Liễu Hạnh vô cùng ác liệt tại Sòng Sơn. Sau hồi chiến thì Mẫu Liễu Hạnh gặp nạn và biến thành Rồng quy ẩn tạo nơi Cửu Thiên Công Chúa sinh sống. Nơi này chính là 9 giếng thiêng, nhờ có sự che chở của công chúa cùng với Phật Bà Quan Âm cứu giúp, Mẫu Liễu Hạnh thoát được vòng vây của Tiền Quân Thánh.

Chính vì thế nên hằng năm sẽ diễn ra lễ rước bóng thánh Mẫu Liễu Hạnh. Điều này nhằm biết ơn công ơn cũng như ca ngợi tình chị em đẹp giữa Mẫu Liễu Hạnh và công chúa.

Xem thêm:

Kinh Nghiệm Đi Lễ Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà

Xem Tử Vi Cho Bé Trọn Đời

Kinh nghiệm đi lễ đền Cô Chín

1. Thời điểm để đi lễ đền

Đền Cô Chín là một trong Tứ Phủ thánh cô linh thiêng ở Việt Nam, sau Cô Tám Đồi Chè và trước Cô Mười Đồng Mỏ. Thông thường, người dân sẽ đi lễ Cô Chín nhân dịp đầu năm mới hoặc là các ngày lễ 26/2 hay là ngày Tiệc 9/9 âm lịch.

2. Chuẩn bị lễ Cô Chín

Đi lễ Cô Chín có thể sắm lễ bằng những lễ mặn. Ngoài ra, đó có thể chuẩn bị thêm vàng mã, cành vàng, cây tiền hoặc là canh bạc. Tùy vào tâm của người khấn để chuẩn bị lễ sắm. Khi bước vào cửa đèn của Cô Chín thì nhớ phải dâng hương, chắp tay thành tâm cầu khấn xin Cô Chín cho con cái, sức khỏe, sự nghiệp, tài lộc, công danh được hanh thông, thuận lợi. Tùy vào mỗi người mà có cách sắm lễ vật cũng sẽ khác nhau, lễ vật có thể là đồ chay cũng có thể là đồ mặn, trái cây, hàng mã, bạn cũng không nhất thiết sắm lễ quá cầu kỳ, cao sang về mặt lễ vật.

Nếu như sắm lễ là đồ chay thì có thể chuẩn bị 1 ít bông hoa cúc, vàng mã là cành vàng hay cành bạc, xôi chè, rượu,.. Nếu như sắm lễ mặn cần chuẩn bị 1 ít hoa cúc hoặc là hoa khác cũng được, heo quay hoặc là gà luộc, vàng mã có thể là giày hoa, quần áo, rượu,..

Khi đặt lễ vật lên, thắp hương cho Cô Chín bạn nên nghĩ sẵn trước những điều cần cầu may với sự tôn trọng, thành tâm, thành kính thì những điều mà bạn cầu nguyện, khấn cầu sẽ mỉm cười và đến bên bạn. Bên cạnh đó, theo truyền thuyết kể lại thì nếu như bạn dâng lễ đền Cô Chín Thanh Hóa, bạn nên chọn những loại trái cây như bưởi, lê, táo, cam,… Càng không nên chọn những loại trái cây theo chùm như nho, vải, nhãn, quýt,..

3. Nên đến đền Cô Chín vào khoảng thời gian nào trong năm?

Hằng năm có rất nhiều khách hành hương từ 8 phương tứ hướng đến viếng đền thờ Cô Chín để tham quan, dâng lễ tại đây. Có hai khoảng thời gian để có thể đến đền Cô Chín Thanh Hóa đó chính là :

Ngày 26/2 âm lịch: Lễ hội truyền thống đông đảo người ghé đến để xem lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đến đền Cô Chín rồi sau đó rước lên đèo Ba Dội.

Ngày 9/9 âm lịch: Ngày này được xem là chính hội, tuy nhiên những ngày đầu năm mới người dân đã nô nức, nhộn nhịp về để trẩy hội, cầu xin bình an, cầu xin mọi điều may mắn.

Đồng thời, ngoài 2 khoảng thời gian trên thì bạn cũng có thể ghé thăm đền Cô Chín bất cứ khoảng thời gian nào cũng được. Bên cạnh việc dâng hương, lễ đền Cô Chín thì bạn còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng suối trong mát tương truyền là chín miệng giếng linh thiêng hạ giới.

4. Đi đền Cô Chín thì nên cầu gì?

Đến tham quan và đi lễ viếng đền Cô Chín ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín thì người dân có thể đến đây cầu xin cho một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, sức khỏe, công việc kinh doanh, làm ăn, tài lộc, sự nghiệp, công danh gặp nhiều điều may mắn và thuận buồm xuôi gió.

5. Một số đền thờ Cô Chín khác

+ Đền thờ Cô Chín Thượng ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang: Đây là đền thờ Cô Chín Thượng Thiên được đặt trên đỉnh một ngọn đồi khá cao. Đường để đi lên là đường nhựa nên xe ô tô, xe ngựa có thể chạy thẳng lên sấp đền. Đền Cô Chín Thượng là một ngôi đền đẹp và linh thiêng chỉ cần đền Chúa Nguyệt Hồ chỉ khoảng 3,4 km.

+ Đền thờ Cô Chín Suối Rồng ở huyện Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng

Vì đền Cô Chín nằm cạnh Suối Rồng nên nơi đây còn được biết đến là Đền Cô Chín Suối Rồng, hoặc là Đền Cô Chín Suối,..

+ Đền Cô Chín Tây Thiên: Đây là một ngôi đền vừa được xây dựng cách đây không lâu và nằm trong quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền Cô Chín Tây Thiên là một ngôi đền có kiến trúc xây dựng rất đẹp.

+ Đền Cô Chín Đồng Mỏ

Đền Cô Chín Đồng Mỏ hoặc là gọi đền Cô Chín Mỏ Ba hay đền Cô Chín Lạng Sơn. Đây là một ngôi đền nằm trên lưng chừng ở một ngọn núi.

+ Đền thờ Cô Chín ở Hà Nội

Đền Sòng Sơn Vọng Từ hay còn được gọi Đền Cô Chín ở Hà Nội, tọa lạc tại khu vực dày đặc các khu di tích lịch sử, văn hóa của kinh đô Thăng Long xưa của Hà Nội. Nằm tại số 35, phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà nội. Đây được xem là nơi thờ vọng của Cô Chín Sòng Sơn. Ngôi đền không rõ được xây dựng chính xác vào khoảng thời gian nào, nhưng muộn nhất cũng phải vào thế kỷ XIX.

6. Văn khấn đền Cô Chín Thanh Hóa

Sau đây là bài văn khấn cúng tế, viến đền cô Chính, bạn hãy tham khảo và sử dụng khi thăm viếng.

“Con Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật

Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp

Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng

Con sám hối con lạy Phật Tổ Như Lai

Con sám hối con lạy Phật Thích Ca

Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con sám hối Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thoải Phủ, Địa Phủ, Công đồng Tứ phủ vạn linh

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng

Con lạy Quan Nam Tào, Bắc Đẩu

Con lạy Tứ Vị Chúa tiên, tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thủy Cung Thánh Mẫu.

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn

Con lạy Đức Ông Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông đệ tam Cửa Suốt, Nhị vị vương Cô, Cô bé Cửa Suốt, Cậu Bé Cửa Đông

Con lạy Tam vị chúa mường

Chúa mường đệ nhất tây thiên

Chúa mường đệ nhị Nguyệt Hồ

Chúa mường đệ tam Lâm Thao

Chúa Năm Phương bản cảnh

Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn

Quan lớn đệ nhất

Quan lớn đệ nhị giám sát

Quan lớn đệ tam Lảnh giang

Quan lớn đệ tứ khâm sai

Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu Bà đệ nhất, Chầu Bà đệ nhị Đông Cuông

Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ

Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng

Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ

Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng

Ông Hoàng Cả, Ông Đội Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An

Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô Chín Sòng Sơn

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bàn đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể.

Con lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà Bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoan tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày …… tháng ….. Năm Nhâm Dần

Tín chủ: ………….. Tuổi: ………..

Ngụ tại: ………………..

Con xin: ……………….

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm viếng đền cô Chín mà Tử Vi Sơn Long tổng hợp được. Hi vọng rằng thông tin sẽ hữu ích với bạn.

Đánh giá post

Chat ngay