24 TIẾT KHÍ TRONG NĂM SỬ DỤNG TRONG TỨ TRỤ NHƯ THẾ NÀO
- Chia sẻ:
Trong sản xuất nông nghiệp theo kiểu cổ truyền, người nông dân Việt Nam thường quan
sát sự vận động và vị trí của mặt trăng theo từng mùa để xác định thời gian gieo trồng, cấy bón, chăm sóc. Đồng thời ước tính thời kỳ thu hoạch mùa màng ứng với âm – dương lịch. Từ đó sáng tạo ra một kiểu “nông lịch” riêng của mình. Người Châu Âu xưa cách đây vài trăm năm trước Công nguyên đã căn cứ vào vị trí bóng mặt trời hoặc chòm sao Bắc đẩu cùng một số hiện tượng thiên nhiên khác để xác định được các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí.
Người Trung hoa xưa, từ những năm 13 TCN đã có những sách Thiên văn ghi chép từ vị trí lưu vực sông Hoàng Hà để xây dựng lịch. Họ nhìn vị trí Mặt trời chuyển động biểu kiến giữa các chòm sao, vạch ra một đường tròn gọi là đường Hoàng đạo. Chia đường Hoàng đạo ra làm 12 cung, mỗi cung dài 30° và gọi tên 12 con vật tượng trưng cho 12 cung: Tý Sửu Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây, ngược chiều kim đồng hồ. Cụ thể theo thứ tự từ cung Hợi sang cung Tuất, rồi đến cung Dậu và cuối cùng đến cung Tý. Ngày mặt trời đi qua 2 cung gọi là Trung khí, ngày đi qua điểm giữa mỗi cung gọi là Tiết khí. Tổng cộng có 12 Trung khí và 12 Tiết khí xen kẽ nhau trong 1 năm, gộp chung gọi là 24 tiết (Nhị thập tứ tiết khí).
Phân loại 24 tiết khí trong năm
+ Biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau có 8 tiết khí: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí.
+ Biểu thị cho nhiệt độ thay đổi có 5 tiết khí: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.
+ Biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước có 7 tiết khí: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
+ Biểu thị cho sự vật, hiện tượng có 4 tiết khí: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.
1. Tiết Lập xuân (từ 4/2 – 5/2)
Tiết Lập Xuân là gì? “Lập” có nghĩa là xác lập, đánh dấu. “Xuân” có nghĩa là mùa xuân. Vì vậy, tiết Lập Xuân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, cũng như đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới.
Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đất trời hân hoan, bắt đầu những điều tươi mới và may mắn. Theo góc độ thiên văn học, thì tiết Lập Xuân đánh dấu một chu trình quỹ đạo mới của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.
Ý nghĩa khi luận giải Tứ Trụ: là thời điểm bắt đầu mùa xuân, bắt đầu mùa của mộc vượng, trụ gốc tháng sau Tiết Lập Xuân mặc định luận cả tứ trụ cuộc đời người đó theo Mộc, lấy mộc làm bản thể so sánh ngũ hành còn lại để biết thời vận của con người. Tiết này là dấu mốc quan trọng trong Tứ Trụ.
2. Tiết Vũ Thủy (18/2 -19/2)
Tiết Vũ Thủy là gì? “Vũ” là mưa, “Thủy” là nước theo tiếng Hán thì Vũ Thủy là thời tiết mưa ẩm ướt, mưa phùn, có gió thổi nhẹ.
Ý nghĩa: Tiết khí Vũ thủy bắt đầu bằng những cơn mưa phùn nhỏ, người ta gọi đó là những cơn mưa xuân mang tới sự thay đổi tươi mới cho đất trời. Độ ẩm và ánh sáng ở tiết khí này tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ muôn loài sinh sôi, nảy nở.
Đây cũng là thời gian người nông dân có thể tiến hành trồng trọt, cấy cày để bắt đầu một vụ mới tươi tốt, hứa hẹn một mùa vụ bội thu.
Tiết Vũ thủy giúp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở, phát triển để đơm hoa kết trái. Chính vì vậy, việc động phòng hoa trúc vào thời điểm này là vô cùng lý tưởng. Việc cân bằng âm dương, hài hòa thiên nhân là điều kiện lý tưởng để thụ thai. Những cặp vợ chồng nào muốn có tin vui thì hãy nên chủ động sinh con trong tiết khí này.
Tiết khí Vũ thủy trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
3. Tiết Kinh Trập (5/3-6/3)
Tiết khí Kinh Trập là gì? “Kinh” có nghĩa là kinh động, làm thức tỉnh, “Trập” có nghĩa là sâu bọ, côn trùng. Như vậy “Kinh trập” có nghĩa là các loại côn trùng, sâu bọ được thức tỉnh đến mùa sinh sôi, phát triển. Nôm na thì đây là tiết khí sâu nở sau một thời gian ngủ đông.
Ý nghĩa: Kinh Trập cũng là lúc sâu bọ sinh sôi và phá hại mùa màng vụ xuân của người dân. Chính vì vậy cần tiến hành phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ mùa màng, cây trái của mình. Tuy nhiên một vài loại cây ăn quả nhờ có côn trùng mà quá trình thụ phấn nhanh chóng hơn.
Đây cũng là thời gian nên phòng tránh bệnh tật cho gia súc, gia cầm nhà mình. Công tác vệ sinh chuồng trại cần phải được tiến hành ngay.
Tiết khí Kinh Trập trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua
4. Tiết Xuân Phân (20/3-21/3)
Xuân phân là gì? Xuân Phân là điểm giữa của mùa xuân, là một trong 24 tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với khái niệm điểm xuân phân. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì xuân phân là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc Bán cầu. Khi mà Mặt Trời xuất hiện ở gần xích đạo nhất và đi lên hướng Bắc.
Ý nghĩa: Tiết Xuân phân tượng trưng cho sự cân bằng âm dương, là tiết khí cực kỳ tốt. Thời điểm này rất thích hợp để tiến hành những việc trọng đại như đám cưới, đám hỏi.
Vào tiết Xuân phân, muông thú ghép đôi và sinh sản. Những cặp vợ chồng nào sinh con vào khoảng thời gian này đều an lành, may mắn. Đứa trẻ được sinh ra cũng thông minh xán lạn, cuộc đời may mắn, vận khí tốt.
Tiết khí Xuân Phân trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua
5. Tiết Thanh Minh ( 4/4-5/4)
Tiết Thanh Minh là gì? “Thanh” là trong xanh, còn “Minh” có nghĩa là sáng sủa. Khi những cơn mưa phùn của mùa xuân đã hết. Bầu trờ trở nên quang đãng, trong xanh là sang tiết Thanh Minh.
Ý nghĩa: Tiết Thanh Minh từ lâu đã gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt Nam. Đây được coi là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Tiết khí này còn gắn liền với tục tảo mộ đầu năm. Vì ngày này thời tiết ấm dần, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải đi tảo mộ, cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Nhân lúc đi tảo mộ, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, người thân đã khuất. Còn có thể đi dạo chơi ngắm cảnh, nên gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:
Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Tiết khí Thanh Minh trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
6. Tiết Cốc Vũ (20/4-21/4)
Tiết Cốc Vũ là gì? “Cốc” chỉ ngũ cốc, còn “vũ” nghĩa là mưa. Tiết Cốc Vũ là thời điểm có mưa lớn như những hạt ngũ cốc rơi, rất tốt cho cây cối mùa màng.
Ý nghĩa: Tiết Cốc Vũ chính là mốc đánh dấu khi đất trời chuyển mình từ xuân sang hè. Sau thời khắc này, những cơn gió lạnh sẽ hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là nắng ấm của mùa hạ, rất tốt cho sự sinh trưởng của cây cối, hoa màu.
Tính từ thời điểm Tiết Cốc Vũ, không chỉ có vạn vật thiên nhiên thay đổi mà các quy luật ngũ hành, âm dương cũng có nhiều chuyển biến. Đây là thời điểm chuyển giao từ Mộc khí sang Hỏa khí, mỗi người cần phải chú ý hơn về sức khỏe, tránh nhiễm lạnh. Thích nghi với nhịp độ cuộc sống ngày dài đêm ngắn.
Tiết khí Cốc Vũ trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
7. Tiết Lập Hạ (5/5-6/5)
Tiết Lập Hạ là gì? “Lập” nghĩa là xác lập, đánh dấu, còn “Hạ” nghĩa là mùa Hạ. Vậy Lập Hạ là tiết khí đánh dấu sự bắt đầu của mùa Hạ.
Ý nghĩa: Thời tiết nắng nhiều mưa nhiều nên nóng ẩm liên tục. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, sâu bọ, cỏ dại phát triển nhanh chóng. Thời gian này cây trồng cũng phát triển, chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Do đó, nên chăm sóc kỹ lưỡng, bảo vệ mùa màng để tránh bị côn trùng phá hoại. Nên làm cỏ để tránh việc chúng mọc lây lan chiếm ánh sáng và dinh dưỡng của cây trồng. Người chăn nuôi thì nên vệ sinh chuồng trại, tránh bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.
Vào tiết khí Lập Hạ, ngư dân có thể đẩy mạnh việc đánh bắt thủy hải sản. Vì trong thời điểm này sự sinh sôi, phát triển của các động vật dưới nước rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, thời gian này mưa rất nhiều. Có thể có bão lớn nên các ngư dân cần hết sức chú ý an toàn, neo đậu thuyền chắc chắn.
Tiết khí Lập hạ là một trong những dấu mốc vô cùng quan trọng trong Tứ Trụ. Đây là bắt đầu đánh dấu mốc của ngũ hành hỏa. Tháng sinh chứa tiết lập hạ trở đi đều mặc định luận đoán hỏa vượng. Có nhiều việc cần luận giải phụ thuộc vào tiết khí lập hạ này, mọi người nên hết sức chú ý.
8. Tiết Tiểu Mãn (21/5-22/5)
Tiết tiểu mãn là gì? Tiểu mãn trong tiết khí được hiểu theo 2 nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: “tiểu” là nhỏ bé, “mãn” nghĩa là đầy, biểu thị lượng nước dồi dào. “Tiểu mãn” nghĩa là lũ nhỏ.
Nghĩa thứ hai: Tiểu mãn có nghĩa là sự bắt đầu đủ đầy về lương thực, thực phẩm. Đây là thời điểm cây cối, hoa màu và ngũ cốc đang vào mùa kết hạt và sắp sửa được thu hoạch. Tuy nhiên chưa thực sự chín muồi.
Ý nghĩa: Với nhiệt độ khá cao, mưa nhiều, ngày dài hơn đêm, đây chính là thời điểm thích hợp cho nhiều hoạt động quan trọng, như: chăm bón cây trồng, đề phòng nguồn bệnh, đề phòng bão lụt. Chú ý bệnh tim mạch, máu huyết, đề phòng bệnh truyền nhiễm cho con người….
Tiết khí Tiểu Mãn trong Tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
9. Tiết Mang Chủng ( 5/6 – 6/6)
Tiết Mang Chủng là gì? “Mang” có nghĩa là vòi nhụy của các loại ngũ cốc, “chủng” nghĩa là hạt giống nói chung. Tiết Mang Chủng khoảng thời gian mà các loại hạt ngũ cốc đã được thụ phấn và phát triển đến độ chín muồi, có thể thu hoạch hoặc làm giống.
Ý nghĩa: Tiết Mang Chủng có đặc điểm khí hậu riêng biệt thường xuyên xuất hiện những cơn mưa bão và sự thích nghi của cây trồng, vật nuôi, Tiết Mang Chủng thích hợp cho các công việc như: trồng trọt vụ trễ, phòng tránh bão lũ, thu hoạch lương thực, trái cây. Thời điểm này, thời tiết nóng bức, sức khỏe con người cũng chịu ảnh hưởng.
Tiết khí Cốc Vũ trong Tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
10. Tiết Hạ Chí (21/6-22/6)
Tiết Hạ Chí là gì? Hạ Chí là thời điểm giữa mùa hè, thường rơi vào giữa năm. Cắc bán cầu vào thời gian Hạ chí sẽ nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn so với Nam bán cầu. Do đó Bắc bán cầu nhận được lượng bức xạ lớn. Thời gian của ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng hơn. Thậm chí, một số thành phố ở Bắc Âu còn có hiện tượng “đêm trắng”, chỉ có ban ngày mà hoàn toàn không có ban đêm.
Ý nghĩa: Vào Tiết Hạ Chí, thời tiết có ánh nắng gay gắt, nóng bức, bầu trời xanh. Vì nhiệt độ cao nên thời tiết vô cùng oi bức, khô và nóng, nước bốc hơi rất nhanh. Gió Tín phong và gió Mậu dịch hoạt động mạnh mẽ trên biển. Nên thường tạo ra sự ngưng tụ của hơi nước dẫn đến những trận mưa lớn kéo dài, bão lũ, thiên tai ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nhiệt độ nóng ẩm, tạo điều kiện cho các loài động thực vật phát triển mạnh. Nguồn thức ăn rất dồi dào.
Người làm số mệnh: Tứ Trụ, Tử vi, âm dương, Phong Thủy rất coi trọng ngày này bởi vì ngày này là đỉnh điểm mùa hạ, dương (hỏa) khí đạt cực đại, khởi sinh âm (hàn) khí. Đây là thời điểm thay đổi vận mệnh, lá số Tứ Trụ, Lá số Tử vi, Phong thủy cát vận.
Đây chính là tiết khí không thể bỏ qua của 24 tiết khí.
11. Tiết Tiểu Thử (7/7-8/7)
Tiết Tiểu Thử là gì? “Tiểu” là nhỏ bé, “Thử” là nóng bức. “Tiểu thử” biểu thị thời tiết nắng nhẹ, chuẩn bị bước sang giai đoạn nóng cực điểm trong năm.
Ý nghĩa: Ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ trong tiết Tiểu Thử đều vẫn cao, tác động lớn tới sự sinh sổi, phát triển của các hệ động thực vật. Trong khi cây trồng có cơ hội phát triển nhanh thì nhiều loài cỏ có hại cũng bắt đầu xâm lấn mạnh mẽ. Chim chóc, gia súc gia cầm, thủy hải sản hay côn trùng đều bước sang giai đoạn hoạt động mạnh, không ngừng sinh sản và phát triển.
Đây cũng là thời gian dễ xảy ra thiên tai, bão lũ, cần đặc biệt chú ý cần đề phòng.
Tiết khí Tiểu Thử nếu trong Tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
12. Tiết Đại Thử (22/7-23/7)
Tiết Đại Thử là gì? “Đại” nghĩa là to lớn, “Thử” là nóng nực, oi bức. Đại thử là giai đoạn trời vô cùng oi bức, nắng nóng, là thời điểm nóng cực điểm trong năm.
Ý nghĩa: Đại Thử là thời điểm dương khí cực thịnh, vận động mạnh sẽ dễ mất nước mà suy kiệt, nên hạn chế vận động, luyện tập nặng nhọc ngoài trời. Tìm cách tránh nóng, giải nhiệt cho cơ thể, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài.
Người bị nóng trong, uể oải trong tiết Đại Thử nên ăn nhiều những thực phẩm như đậu xanh, mướp đắng, bí xanh – những loại thực vật có tính chất dưỡng gan bổ khí, tốt cho dạ dày, có lợi bồi dưỡng cơ thể và cải thiện nguyên khí.
Tiết khí Đại Thử trong Tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua
13. Tiết Lập Thu (7/8-8/8)
Tiết Lập Thu là gì? “lập” có nghĩa là sự bắt đầu; “thu” chỉ mùa thu. Do vậy, Lập thu là thời điểm bắt đầu mùa thu.
Ý nghĩa: Theo âm lịch, Lập thu rơi vào tháng 7 – hay còn gọi là tháng cô hồn. Dân gian quan niệm, vào tháng này cửa Âm phủ được mở ra cho vong hồn về dương gian thăm gia đình. Những vong hồn mà không được thờ cúng thì đi lại khắp nơi. Chúng gây những điềm xấu và cản trở đường công danh sự nghiệp.
Mọi người thường lo ngại khoảng thời gian này là nguyên nhân của mọi sự xui xẻo. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ cần biết cách hóa giải, tích công đức, tránh làm việc xấu, tất sẽ được bình an vô sự.
Tiết Lập thu hợp với người mệnh Kim. Đường tài vận, sự nghiệp, tình cảm, gia đình đều thuận lợi và rộng mở.
Tiết lập thu là một trong những thời điểm rất quan trọng trong luận đoán Tứ trụ. Đây là khởi của Kim Vượng, mọi tháng sinh sau tiết lập thu đều luận đoán phụ thuộc vào ngũ hành Kim. Lấy Kim là chủ thể mọi vận động thời vận sau này của người luận đoán, nên hết sức chú ý tới tiết khí này.
14.Tiết Xử Thử ( 23/8-24/8)
Tiết Xử Thử là gì? “Xử” là chấm dứt. “Thử” là nắng nóng. Vậy Xử thử là tình trạng nắng nóng đã chấm dứt.
Ý nghĩa: Trong tiết Tiểu thử,nóng nực, oi bức đã hoàn toàn chấm dứt. Khí trời mát dịu, độ ẩm trong không khí cao, thời tiết vô cùng dễ chịu, lượng mưa không nhiều. Không khí lục địa hoạt động mạnh nên buổi sáng sớm và đêm tiết trời se lạnh. Thời gian ngày và đêm không tương đối cân bằng. Trước những thay đổi này, nhiều loài sinh vật sẽ có những thích nghi với môi trường.
Theo quan niệm dân gian, trong tiết này địa phủ mở cửa, xá tội cho các vong hồn do đó âm khí rất thịnh.
Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ, đây là một câu chuyện tình chia ly, buồn tủi, thấm đẫm nước mắt cũng vào thời điểm tháng này. Vì thế, trong tháng này không nên tổ chức các việc cưới gả, động thổ khởi công.
Tiết khí Xử Thử trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
15. Tiết Bạch Lộ (7/9 – 8/9)
Tiết Bạch Lộ là gì? “bạch” nghĩa là màu trắng, “lộ” có nghĩa là sương mù. Tiết Bạch Lộ được hiểu là thời gian bắt đầu xuất hiện sương mù.
Ý nghĩa: Vào tiết khí Bạch Lộ, một ngày có thể có thay đổi lớn về nhiệt độ. Sáng và đêm nhiệt độ giảm nhanh, hơi nước ngưng tụ kết thành sương thường đọng trên cỏ cây. Còn ban ngày vẫn có nắng nóng, thời tiết ấm áp. Tiết Bạch Lộ kỵ nhất là phơi sương nên khi ra ngoài vào buổi tối hay sáng sớm.
Tiết khí Bạch Lộ trong Tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua
16. Tiết Thu Phân (23/9 – 24/9)
Tiết Thu Phân là gì? “phân” có nghĩa là phân chia làm hai phần bằng nhau, “thu” nghĩa là mùa thu. Vậy tiết Thu phân là thời điểm giữa mùa thu.
Ý nghĩa: Vào tiết Thu phân do sự dịch chuyển về phía Nam của Mặt trời nên ở bán cầu Bắc, ánh sáng và nhiệt độ vẫn tiếp tục giảm. Thời kỳ này, các loài thực vật quang hợp kém, sự sống của muôn loài chuyển dần sang trạng thái tiềm ẩn, chờ đợi cơ hội phát triển mới.
Tiết khí Thu Phân trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua
17. Tiết Hàn Lộ (8/10 – 9/10)
Tiết Hàn Lộ là gì? “Hàn” là lanh giá. “Lộ” nghĩa là sương. Như vậy Hàn lộ nghĩa là trong thời điểm này có sương mù lạnh giá.
Ý nghĩa: Tiết Hàn Lộ là thời điểm bắt đầu của mùa đông, dương khí dần nhường chỗ cho âm khí. Hoạt động sinh lý của cơ thể cũng cần thích nghi với sự biến hóa tự nhiên này.
Do đó, bước vào tiết Hàn Lộ, hãy thu dương khí lại, nuôi dưỡng âm tinh. Nên tăng cường ăn vừng, gạo nếp, gạo tẻ, mật ong, sữa, cá, tôm, thịt vịt, thịt bò,…. Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng như tiêu, gừng, hành, tỏi,…
Tiết khí Hàn Lộ trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
18. Tiết Sương Giáng (23/10 – 24/10)
Tiết Sương Giáng là gì? Sương Giáng là thời điểm thường xuyên xuất hiện sương mù dày đặc không khí có độ ẩm cao gây hạn chế tầm nhìn.
Ý nghĩa: Vào Tiết Sương Giáng, có gió khô lạnh, nhiệt độ thấp khiến hơi nước từ ao hồ, sông suối bốc lên để cân bằng lại khí quyển, dẫn tới hiện tượng sương mù rất dày đặc. Do vậy, trong tiết này cần: chú ý chăm sóc cây trồng vật nuôi, tăng cường bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất, hạn chế ra ngoài khi sương dày đặc.
Tiết khí Sương Giáng trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
19. Tiết Lập Đông (7/11 – 8/11)
Tiết Lập Đông là gì? “lập” là xác lập, bắt đầu, “đông” chỉ mùa đông. Vậy “lập đông” có nghĩa là thời điểm bắt đầu của màu đông.
Ý nghĩa: Bước vào tiết Lập đông nên bình ổn, tĩnh lặng để xem xét lại bản thân. Từ đó, có những ý tưởng mới cho những kế hoạch sắp tới, cần bao dung, mềm mỏng, hành thiện và nên giúp đỡ người khác. Như vậy vừa giúp chúng ta có tâm hồn thanh thản, cuộc sống lại thêm phần ý nghĩa, giúp tăng vận may, phúc đức cho bản thân, gia đình và các thế hệ sau này.
Tiết lập đông là một trong tiết khi quan trọng trong việc luận đoán Tứ Trụ, khởi của Thủy Vượng. Có nhiều điều kiện vô cùng quan trọng về Thủy đối với những người có tháng sinh từ tiết lập đông trở đi. Vận mệnh người đó được luận đoán quỹ đạo đều xoay quanh Thủy Vượng. Vận mệnh cuộc đời của người đó đều phụ thuộc vào tiết khí này.
20. Tiết Tiểu Tuyết ( 22/11 – 23/11)
Tiết Tiểu Tuyết là gì? “tiểu” nghĩa là nhỏ bé, “tuyết” là những trận tuyết. Vậy “tiểu tuyết” là khoảng thời gian mà ở bán Cầu bắc thường xảy ra những trận tuyết nhỏ, nhiệt độ không khí hạ thấp. Ở Miền Bắc Việt Nam thì không có tuyết, nhưng trời rất lạnh.
Ý nghĩa: vào Tiết khí Tiểu Tuyết, không thấy rõ mặt trời, dương khí thịnh, âm khí hư. Nhiệt độ hạ thấp, đất trời mù mịt, không mưa, khó thấy ánh sáng mặt trời. Lúc này, cảnh tượng mùa đông bắt đầu xuất hiện ngập tràn.
Trong thời điểm này, nên ăn nhiều các loại thực vật có chức năng bảo vệ tim mạch, phòng xuất huyết não như là táo mèo, mộc nhĩ, cà chua, rau cần, củ cải,…
Tiết khí Tiểu Tuyết trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
21. Tiết Đại Tuyết ( 7/12 – 8/12)
Tiết Đại Tuyết là gì? “đại” là to lớn, nên đại tuyết là thời điểm vô cùng lạnh giá, xuất hiện những trận tuyết lớn, tuyết bao phủ dày đặc. Ở miền Bắc của Việt Nam, thời tiết lạnh giá, không có tuyết (trừ Sapa).
Ý nghĩa: trong thời điểm này, các loài thực vật gần như là ngưng mọi hoạt động. Do điều kiện thời tiết lạnh buốt, khắc nghiệt, nên chúng chỉ duy trì sự trao đổi chất ở mức độ thấp tối thiểu. Lượng oxy sản sinh ra từ quá trình quang hợp cũng không còn dồi dào như trước. Đó là lý do vì sao, vào mùa đông thường thấy cây cối khẳng khiu vào mùa đông.
Tiết khí Đại Tuyết trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
22. Tiết Đông Chí (21/12 – 22/12)
Tiết Đông Chí là gì? Theo Thiên văn học của phương Tây, đông chí đánh dấu sự bắt đầu mùa đông ở bán cầu Bắc, và là sự bắt đầu mùa hè của bán cầu Nam. Còn theo phương Đông thì tiết Đông chí chính là thời điểm chính giữa mùa đông.
Theo phong thủy, tiết Đông Chí ứng với quẻ Phục trong Kinh dịch. Quẻ này mang ý nghĩa tốt, mang đến sự hồi sinh và phát triển thịnh vượng. Nếu những người mang mệnh Thủy làm việc gì vào tiết khí này thì đều rất thuận lợi đặc biệt là sự nghiệp.
Đây thực sự là thời điểm rất tốt nhưng vẫn có một số việc mà bạn cần tránh vào ngày này, như: cầu phúc, cầu tự, ăn hỏi, đính hôn, cưới gả, giải trừ, đổ mái, thẩm mỹ.
Tiết Đông chí là dấu mốc quan trọng của người làm Tứ trụ, Tử Vi, Phong thủy. Vì đây là lúc hàn khí đạt cực đại sinh hỏa khí, hay âm khí đạt cực đại sinh dương khí. Đây là thời điểm chuyển vận của các lá số Tứ trụ, lá số Tử Vi, của cả gia đạo những người đó. Có nhiều đặc điểm thay đổi về ngoại cảnh, môi trường, thời vận ảnh hưởng tới kết quả luận đoán.
23. Tiết Tiểu Hàn (5/1 – 6/1)
Tiết tiểu hàn là gì? “Tiểu” chỉ sự nhỏ bé; còn “Hàn” có nghĩa là lạnh. Tiểu hàn ứng với đặc điểm khí hậu chớm lạnh. Đây chính là thời điểm khởi đầu của đợt lạnh đỉnh điểm.
Ý nghĩa: Nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu, do đó những đặc điểm của Tiết khí Tiểu Hàn ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết và khí hậu. Trong tiết tiểu hàn, chú ý giữ ấm thân thể, tích trữ lương thực, chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán.
Tiết khí Tiểu Hàn trong tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
24. Tiết Đại Hàn (20/1 – 21/1)
Tiết Đại Hàn là gì? “đại” nghĩa là to lớn, “hàn” có nghĩa là lạnh. Vậy Đại hàn có nghĩa là thời điểm cực kỳ lạnh giá.
Ý nghĩa: Trong thời gian này, thời tiết rét lạnh cực điểm, nhiệt độ xuống rất thấp. Hầu hết không có mưa chỉ có gió rét buốt và sương hoặc băng giá. Bầu trời thì u ám, hầu như không có nắng, độ ẩm không khí thấp, thời tiết khắc nghiệt.
Những người sinh vào khoảng thời gian tiết Đại Hàn có rất nhiều phẩm chất tốt. Họ là những người sống có nguyên tắc, trật tự, quy củ, điềm tĩnh và rất giữ chữ tín. Nhờ đó mà họ có đường công danh rộng mở, sự nghiệp thuận lợi.
Tiết khí Đại Hàn trong Tứ trụ không xem là thời điểm đánh dấu mốc để tiến hành luận đoán có thể bỏ qua.
Kết luận: Có 24 tiết khí nhưng sử dụng chúng ta nên tập trung vào 6 tiết khí chính: Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông, Hạ chí và Đông chí.
- Chia sẻ:
- CÓ NÊN SINH CON VÀO THÁNG 7 ÂM LỊCH HAY KHÔNG?
- ĐÁ PHONG THỦY LÀ GÌ? NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
- MẸO PHONG THỦY GIÚP HÓA GIẢI MÂU THUẪN MẸ CHỒNG NÀNG DÂU
- Ý NGHĨA CỦA GƯƠNG BÁT QUÁI TRONG PHONG THỦY TRẤN TRẠCH
- TRẤN PHONG THỦY BẰNG NGŨ HÀNH ĐỂ CUỘC SỐNG ĐƯỢC THĂNG HOA HƠN
- TOP 3 CON GIÁP QUÝ NHÂN PHÙ TRỢ, CUỘC ĐỜI THĂNG HOA TRONG THÁNG 7
- VAI TRÒ CỦA CHỖ DỰA TRONG PHONG THỦY NHÀ Ở
- NHỮNG ĐƯỜNG CHỈ TAY HIẾM MANG VẬN MAY CHO NGƯỜI SỞ HỮU
- NHỮNG YẾU TỐ TẠO NÊN PHONG THỦY CHO SÂN VƯỜN NHÀ BẠN
- TẠI SAO THÁNG 2 LẠI CÓ 28 NGÀY MÀ KHÔNG PHẢI THÁNG KHÁC?